Nếu bạn phát hiện thấy một con cá trong bể đang nằm dưới đáy thì bạn có cần phải quá lo lắng không? Còn tùy vào loài cá, các triệu chứng khác của chúng mà tình trạng này có thể nguy hiểm hoặc không.
Cá có thể nằm đáy khi chúng ngủ, cá là các loài cá sống tầng đáy. Ngoài ra, các cũng có thể nằm đây do bị bệnh, bị stress hoặc là do cá bị sốc nước.
Trong bài viết này mình sẽ nói về các nguyên nhân có thể xảy ra và cách chữa trị phù hợp.
Nguyên nhân có thể khiến cho cá nằm đáy
1. Cá đang ngủ
Bạn có biết là cá cũng có thể ngủ giống như con người không? Tùy thuộc vào mỗi loại cá, thường thì cá sẽ cần ngủ khoảng vài tiếng mỗi ngày.
Hầu hết các loài cá bơi tầng giữa và tầng mặt là loài hoạt động ban ngày và ngủ ban đêm. Khi bạn tắt đèn thì chúng sẽ hoạt động ít dần và bắt đầu ngủ. Khi bạn mở đèn lên, bạn có thể sẽ thấy cá nằm im dưới đáy bể hoặc trôi ở gần đáy bể.
Nếu bạn nuôi cá betta thì tập tính ngủ của cá càng sẽ rõ ràng hơn. Cá betta sẽ thường xuyên ngủ, cá cũng có thể sẽ có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Nơi ngủ yêu thích của chúng là trong hốc đá, dưới đáy bể, trên lá cây,…
2. Cá là loài hoạt động tầng đáy
Một số loài cá như là cá pleco, cá chuột,.. là loài cá hoạt động tầng đáy.
Những loài cá này sẽ dành hầu hết thời gian nằm im dưới đáy bể giữa những lần bơi để kiếm thức ăn.
Xem thêm: Các loài cá sống tầng đáy cho bể thủy sinh
Cá đang làm quen với môi trường mới
Thường thì cá cần vài ngày cho đến một tuần để có thể làm quen được với môi trường nước mới. Nếu bạn lỡ thả cá vào luôn bể mà không cho cá làm quen dần dần với nước thì chúng có thể bị sốc.
Kết quả là chúng có thể sẽ bị nằm đáy hoặc là nhát, trốn nhiều.
Trường hợp này đôi khi có thể nguy hiểm. Cá sau đó có thể bỏ ăn, bị stress và chết.
3. Cá bị stress
Cá có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khi chúng bị stress. Stress sẽ làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, hệ thống hô hấp, trao đổi chất ở cá, khiến cho chúng dễ bị mắc bệnh, dễ chết hơn.
Cá bị stress sẽ có nhiều hành vi kỳ lạ, một trong số đó là nằm dưới đáy bể.
Một số nguyên nhân gây stress ở cá có thể kể đến là:
- Chế độ ăn kém chất lượng
- Cá bị bắt nạt
- Thông số nước bị sai
- Nước bẩn
- Cá bị sốc nước
Một khi bạn nghiên cứu và phát hiện ra được nguyên nhân gây stress ở cá bạn có thể thực hiện các bước để có thể trị tận gốc vấn đề.
Xem thêm: nguyên nhân cá cảnh bị stress và cách chữa trị
4. Bể cá bị thiếu oxy
Nếu bể cá của bạn quá nhỏ, kết hợp với nuôi quá nhiều cá, bộ lọc không đủ tốt thì cá có thể sẽ bị thiếu oxy. Nếu cá bị thiếu nhiều oxy thì chúng sẽ liên tục bơi lên mặt nước để cố đớp không khí.
Nếu cá bị thiếu oxy trong thời gian dài thì chúng sẽ không có đủ sức để bơi lội. Kết quả là cá có thể sẽ nằm dưới đáy.
Xem thêm: Cách nuôi cá không cần sủi oxy
5. Cá bị bệnh
Một số loại bệnh có thể làm ảnh hưởng đến khả năng bơi lội của cá. Khi cá bị bệnh, bạn có thể để ý thấy chúng có một số biểu hiện khác như là bỏ ăn, vây hoạt động mạnh, vây, đuôi, thân không bình thường. Chế độ ăn kém cộng với môi trường xấu có thể khiến cho cá dễ bị bệnh hơn.
Một số căn bệnh như là nhiễm nấm, vi khuẩn, virus hay ký sinh có thể lây được. Vậy nên bạn cần phải tách riêng cá ra bể khác nếu nghĩ chúng bị bệnh và tiến hành chữa trị.
6. Dòng chảy của bể quá mạnh
Nhiều loài cá thích dòng chảy mạnh, trong khi đó một số khác chỉ có thể sống tốt trong bể có dòng chảy từ từ và nhẹ nhàng.
Các loài cá thích dòng chảy yếu có thể kể đến là betta, cá sặc, cá vàng ba đuôi, cá nóc,..
Nếu dòng nước quá mạnh, cá sẽ tốn nhiều sức để có thể bơi lội và kiếm ăn. Khi đó chúng có thể sẽ mệt và nằm dưới đáy bể để tránh dòng chảy. Nếu tình trạng này kéo dài lâu, cá có thể bị stress và chết.
Khi chọn cá hoặc chọn lọc cho bể bạn cần phải đảm bảo cá phù hợp với lượng dòng chảy bạn định cung cấp cho bể và ngược lại.
7. Ngộ độc ammonia và nitrite
Khi nuôi cá thì bạn sẽ phải cho cá ăn. Đương nhiên là cá sẽ tạo ra chất thải. Thức ăn thừa hợp chất thải của cá tích tụ sẽ tạo ra ammonia. Ammonia là chất cực độc đối với cá. Chỉ cần một lượng rất nhỏ chất này cũng đủ để giết cả đàn cá trong bể của bạn. Hệ vi sinh có lợi trong bể cá sẽ giúp xử lý ammonia sau đó chuyển hóa chúng thành nitrite và rồi thành nitrate. Sau đó cây cối thủy sinh có thể sử dụng nitrate để phát triển.
Bể cá chưa được cycle tức là hệ vi sinh có lợi vẫn chưa đủ lớn để có thể xử lý các chất gây hại trong bể này.
Khi trường hợp này xảy ra thì chúng ta gọi nó là hội chứng bể mới.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hệ vi sinh của bạn gặp vấn đề:
- Bạn chưa đợi đủ lâu để hệ vi sinh có thể phát triển.
- Bạn thả quá nhiều cá và một lúc.
- Bạn rửa lại lọc quá kỹ – lọc là nơi vi sinh phát triển.
- Bạn không vứt cá chết ra ngoài ngay lập tức.
- Bạn cho thuốc kháng sinh vào bể cá.
- Bạn cho cá ăn quá nhiều.
Khi phát hiện cá nằm đáy thì bạn có thể thực hiện một số bước sau
Kiên nhẫn và tìm nguyên nhân
Bạn không nên thực hiện thay đổi môi trường nuôi cá nếu chưa biết rõ được nguyên nhân. Nếu bạn tác động quá nhiều vào bể thì có thể sẽ khiến tình trạng tệ hơn nữa.
Trong trường hợp này thì tốt nhất là bạn nên để yên cho cá và giữ cho môi trường nước ổn định, sạch để cá có thể dần bình phục lại.
Cái thiện chất lượng nước
Khi bạn nghĩ chất lượng nước không ổn hoặc bị thiếu oxy thì bạn cần phải có biện pháp khắc phục nhanh. Trong trường hợp này bạn cần phải thay 20-30% lượng nước bể để loại bỏ chất độc, cung cấp thêm oxy trong nước.
Nếu có thể thì bạn hãy sử dụng các loại thuốc khử độc hồ cá như là Seachem Prime.
Tiếp theo đó bạn hãy châm thêm vi sinh và kiểm tra xem bộ lọc xem có đủ lớn cho bể không để thay mới. Bộ lọc của bạn cần phải có ngăn chứa vật liệu lọc để giúp cho các loại vi sinh có lợi phát triển, giúp xử lý ammonia, nitrite trong nước và cân bằng lại môi trường nước trong bể.
Để giữ cải thiện chất lượng nước bạn cần phải thay nước bể và hút cặn cho đáy bể thường xuyên. Lượng nước tối ưu nên thay cho bể là 10-15 % lượng nước hàng tuần.
Thay nước có thể giúp loại bỏ nitrate thừa và các chất độc hại khác tích tụ trong bể như là ammonia, nitrite. Giữ cho mức nitrate ở mức thấp nhất có thể là một cách để giúp cá sống mạnh khỏe nhất.
Cung cấp oxy cho nước
Trong trường hợp nước bể hoàn toàn bình thường, cá chỉ nằm đáy do sốc nước, bị stress hoặc trong trường hợp cá bị thiếu oxy thì bạn nên cung cấp thêm sủi oxy cho nước. Cá khi bị sốc nước sẽ gặp nhiều vấn đề về hô hấp, đặc biệt là khi cá bị ngộ độc ammonia hoặc clo.
Khi thấy cá bị sốc nước thì bạn hãy ngay lập tức lắp thêm sủi oxy cho bể cá và đồng thời tăng dòng chảy của lọc lên một tẹo.
Tuy nhiên bạn cũng không nên để dòng chảy của lọc quá lớn khi cá có thể đang gặp vấn đề về bơi lội.
Tốt nhất là bạn nên bắt cá ra một xô nước riêng, lấy nước từ bể cá và sử dụng sủi oxy trong đó. Nếu may mắn thì cá sẽ có thể khỏe lại trong vòng vài tiếng đến một ngày sau.
Xem thêm: Cách cứu cho cá bị sốc nước
Tách riêng cá ra bể khác hoặc cho cá thêm chỗ trốn
Một số loài cá cũng không thích sống chung với các con cùng loài nhưng khác giới tính. Trong trường hợp bạn nuôi các loài cá không phù hợp với nhau thì bạn cần tách riêng chúng ra. Cá bị bắt nạt quá lâu có thể dẫn đến tình trạng bị stress, lâu dần có thể dẫn đến việc bị bệnh và chết.
Nếu bạn nghi rằng các loài cá không sống hòa hợp thì bạn có thể cung cấp cho chúng thêm chỗ trốn. Có nhiều loại cây mọc cao sẽ giúp tạo chỗ trốn hoàn hảo cho các loại cá nhỏ hoặc là tép.
Làm vậy có thể giúp cá thoải mái hơn và giúp cung cấp cho mỗi loài cá không gian sống riêng.
Chữa bệnh cho cá
Bị bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng bơi lội của cá. Một số căn bệnh phổ biến có thể kể đến là:
Bạn nên quan sát kỹ cá để có thể phát hiện được dấu hiệu bệnh sớm để đưa ra hướng chữa trị phù hợp.