aquasetup

3 nguyên nhân khiến cá bị xuất huyết và cách điều trị

Mục lục

Cá cảnh bị bệnh xuất huyết

Cá cảnh có thể bị nhiều loại bệnh khác nhau nếu được nuôi trong môi trường không đảm bảo và bị tiếp xúc với nhiều nguồn bệnh.

Một trong số loại bệnh sẽ không trực tiếp gây nguy hiểm cho cá như nấm trắng hoặc táo bón,.. Một trong số khác lại cực nguy hiểm và khiến cá có tỉ lệ tử vong cao như xuất huyết, cong lưng do vi khuẩn, .. Hầu hết vết xuất huyết trên cá bị gây ra bởi nhóm gây xuất huyết-nhiễm khuẩn huyết (hemorrhagic septicemia) – một loại bệnh gây ra bởi vi khuẩn trong người cá. Căn bệnh này thường sẽ gây hậu quả nghiêm trọng và cá bị bệnh cần có chế độ chăm sóc phù hợp mới có khả năng khỏi được.

Để chữa trị thành công cho cá thì đầu tiên bạn phải xác định rõ nguyên nhân khiến cho cá bị xuất huyết để có thể có biện pháp điều trị kịp thời.

Tại sao cá cảnh bị xuất huyết?

Ba nguyên nhân chính khiến cho cá cảnh bị xuất huyết bao gồm nhiễm khuẩn (Hemorrhagic septicemia), nhiễm bệnh đỏ miệng ruột (Enteric red-mouth), nhiễm độc ammonia, mình sẽ nói thêm về mỗi nguyên nhân ở phía bên dưới.

Nguyên nhân #1: Cá bị nhiễm khuẩn (bệnh Red Pest – Đốm đỏ)

Hầu hết trường hợp cá bị xuất hiện vây, mang, da và xuất huyết bên trong thân bị gây ra bởi một loại vi khuẩn gram dương. Cá bị nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện những vệt máu đỏ dưới mang, mắt, người và đầu vây. 

Vi khuẩn gây bệnh này thường có sẵn trong bể cá hoặc ao hồ và chúng không gây hại đến cá, cá chỉ thực sự phát bệnh và bị vi khuẩn tấn công khi sức đề kháng của cá bị suy giảm và không hoạt động đúng. Vậy nên việc đầu tiên bạn cần làm là không phải tìm cách chữa bệnh mà tìm nguyên nhân khiến sức đề khác của cá suy giảm. Đó có thể là:

  • Nước bẩn
  • Thông số nước không phù hợp
  • Chế độ ăn kém
  • Cá bị thương 
  • Lọc không tốt
  • Cá bị stress
  • Bật đèn bể cá quá lâu
  • Bị loài cá khác bắt nạt

Căn bệnh này cũng rất dễ lây và thường dẫn đến việc cá bị chết hàng loại trong bể hoặc ao hồ. 

Dấu hiệu cho thấy cá bị nhiễm khuẩn gây bệnh đốm đỏ:

  • Xuất hiện những vệt máu đỏ hoặc vết thâm đỏ dưới mang, mắt, người và đầu vây. 
  • Ngoài ra cá còn có thể có mắt lồi, bụng phình to, mất màu và gặp khó khăn bơi lội
Cá cảnh bị xuất huyết

Thông thường thì bạn sẽ khó có thể phát hiện cá bị nhiễm khuẩn vào giai đoạn đầu của bệnh nhưng trong thời gian này bệnh vẫn có thể lây lan trong bể. Khi bệnh đi đến giai đoạn giữa, bạn có thể thấy được những đốm trắng nhỏ rải rác trên người và vây cá.

Tiếp theo là cá sẽ có những đốm và vệt đỏ trên thân và vây cá. Trong một số trường hợp thì các vệt đỏ này có thể bao phủ hết người cá. Căn bệnh này thường khiến cá chết kể cả khi được điều trị (tỷ lệ tử vong tầm 80%).

Cách chữa trị cho cá bị bệnh đốm đỏ 

Tại vì căn bệnh này có tỷ lệ tử vong khá cao và gây ra bởi vi khuẩn trong người cá nên các loại thuốc trị ngoài sẽ không có tác dụng. Biện pháp duy nhất để chữa trị cho cá là sử dụng kháng sinh và trộn chúng với thức ăn cho cá.

Bạn nên nhớ là kháng sinh không trực tiếp chữa cho chúng, thay vì đó nó làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn trong người cá của bạn đủ lâu để hệ miễn dịch của cá hồi phục lại và xử lý được vi khuẩn gây bệnh.

Khi cá bị nhiễm Red Pest thì bạn phải sử dụng kháng sinh phổ rộng (Thomas Labs Fish Mox, Maracyn-Two, SeaChem KanaPlex hoặc các loại kháng sinh khác dùng cho bệnh đốm đỏ ở cá). Cách chữa trị hiệu quả nhất cho cá là cho cá ăn thức ăn trộn kháng sinh. Bạn có thể làm thức ăn trộn kháng sinh cá bằng cách: 

  • Chuẩn bị 5g gelatin (hai lá gelatin rưỡi nếu bạn sử dụng gelatin lá) 
  • Đun nóng 60g nước, hòa thêm 30g thức ăn khô, gelatin và nước nóng và đảo đều cho đến khi hỗn hợp trộn lẫn hoàn toàn, nếu bạn cảm thấy hỗn hợp quá lỏng thì hãy cho thêm thức ăn cho cá.
  • Sau đó chỉ cho thêm một tẹo thuốc kháng sinh vào trong, chỉ khoảng 0.5g là được. 
  • Trải hỗn hợp lên khay để cho nó có thể khô và cứng lại sau đó bạn có thể cắt hỗn hợp thành các miếng vừa ăn để có thể bảo quản tủ lạnh và cho cá ăn dần.

Bạn cần cho cá ăn ít nhất hai lần một ngày và trong vòng mười ngày. Và chỉ cho cá ăn lượng vừa đủ ăn.

Bạn chỉ nên dùng thức ăn tự làm trong vòng 10 ngày. 

Quan trọng nhất trong thời gian này bạn phải nuôi cá trong môi trường nước sạch, an toàn và đủ lớn để giúp cho cá cảm thấy thoải mái và tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cá hồi phục.

Nguyên nhân #2: Cá bị bệnh đỏ miệng ruột (thường thấy ở cá vàng)

Cá cảnh bị xuất huyết

Đôi khi bạn sẽ thấy cá vàng xuất hiện đốm đỏ ở trên miệng, căn bệnh này được gọi là bệnh đỏ miệng ruột (VHS) và bị gây ra bởi một loại vi khuẩn tên là Yersinia ruckeri.

Yersinia ruckeri là vi khuẩn gram âm , chúng đi vào cơ thể của cá qua mang, sau đó chúng sinh sôi và đi vào máu cũng như nội tạng của cá. Nếu không điều trị kịp thời thì căn bệnh này có thể giết cá.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đỏ ruột miệng

Giống như tên gọi thì căn bệnh này sẽ khiến ruột, họng và miệng cá có màu đỏ. Một số dấu hiệu khác là mắt cá bị lồi, cá mất màu, xuất huyết ở đâu vây, xuất hiện chất lỏng vàng đặc trong phân, vòm miệng hoặc hàm cá bị nhiễm trùng.

Cách điều trị

Cách điều trị cho cá vàng bị đỏ miệng giống như cách điều trị cá bị bệnh đốm đỏ như mình đã mô tả.

Nguyên nhân #3: Cá bị ngộ độc ammonia

Nguyên nhân cuối cùng có thể khiến cho cá của bạn bị xuất huyết là cá bị ngộ độc ammonia. Cá có thể dễ dàng bị ngộ độc ammonia trong quá trình vận chuyển hoặc được nuôi tại môi trường xấu, nhiều chất thải cộng với lọc nước không đủ tốt. Dấu hiệu của ngộ độc ammonia thường bị nhầm lẫn với khi cá bị nhiễm trùng Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ có thể phân biệt được. 

Dấu hiệu nhận biết cá bị ngộ độc ammonia

  • Khi cá bị ngộ độc ammonia thì ammonia sẽ tích tụ trong người cá và gây xuất huyết bên trong nội tạng. Phần bụng cá có thể có màu đỏ tím thay vì các đốm đỏ nâu giống như khi cá bị nhiễm khuẩn và khi cá bị ngộ độc ammonia thì vảy cá sẽ không có màu đỏ. 
  • Cá bơi lên mặt nước cố đớp không khí.
  • Mang cá màu đỏ hoặc tím
  • Cá bỏ ăn

Cách điều trị

Khi phát hiện cá bị ngộ độc ammonia thì bạn cần điều trị ngay lập tức:

  • Thay 50% nước trong bể bằng nước lọc RO nếu có thể.
  • Nếu cá bị stress nặng thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm pH hoặc các loại thuốc khử độc nước để giúp giảm được lượng ammonia trong bể cá.
  • Tránh cho cá ăn nhiều trong thời gian này để tránh thức ăn bị tích tụ nhiều.
  • Nếu bạn thấy cần thiết thì có thể cho cá ra bể riêng  khác và liên tục sử dụng sủi oxy bởi cá bị ngộ độc ammonia có thể gặp nhiều vấn đề về hô hấp trong thời gian này.
Bạn đã có những món đồ này cho bể thủy sinh chưa?
Cây hút cặn bể cá
Ổ cắm hẹn giờ cơ
Hệ thống CO2

Kết luận

Cá có bị xuất huyết do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị nhiễm khuẩn hoặc bị ngộ độc ammonia. Bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có thể đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, tất cả vấn đề này đều bắt nguồn từ nguồn nước không sạch và điều kiện bể không tốt. Vậy nên bạn cần đảm bảo sử dụng bộ lọc tốt cho bể và thay nước đều đặn cho bể 10 -15% lượng nước một tuần. Chỉ bằng vài bước chăm sóc đơn giản bạn có thể hạn chế được vô số vấn đề có thể gặp phải về sau.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *