aquasetup

Tôm cảnh: Cách chăm sóc, cho ăn và sinh sản

Mục lục

Tôm cảnh: Cách chăm sóc, cho ăn và sinh sản

Nếu bạn đang muốn tìm một loài vật nuôi thú vị cho bể thủy sinh thì tôm cảnh sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Tôm cảnh là loài sống khỏe, dễ chăm sóc và đa dạng với nhiều màu sắc cũng như hoa văn khác nhau. 

Tuy vậy, bạn cần lưu ý là tôm cảnh không phù hợp để nuôi chung với cá. Dù lớn hay bé thì cá đều vẫn sẽ có thể bị tấn công. Lý do bởi tôm là loài hoạt động về đêm, đây cũng là thời gian đa số loài cá dành ra để ngủ. Khi cá ngủ thì chúng sẽ không có cách nào để có thể tự bảo vệ bản thân. 

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại tôm cảnh khác nhau. Hầu hết chúng đều thích nước mát. Một số khác lại thích nước ấm hơn một tẹo, cụ thể là giống như khí hậu vùng nhiệt đới. Vậy nên trước khi mua thì bạn nên tìm hiểu trước về tên loài tôm cảnh định mua và nhu cầu của chúng. 

Nếu tôm cảnh được chăm sóc hợp lý thì chúng có thể sống tới 3-5 năm, một số loài thậm chí có thể sống được lâu hơn. 

Bể nuôi tôm cảnh

Tôm cảnh: Cách chăm sóc, cho ăn và sinh sản

Nếu bạn chỉ nuôi một con thì bạn không cần bể cá quá lớn, bể tầm khoảng 15 lít là đủ rồi. Trong trường hợp bạn nuôi tôm cảnh trong bể nhỏ thì bạn cần phải thay nước thường xuyên hơn. Hơn hết nữa, tôm cảnh là loài hoạt động tầng đáy, vậy nên loại bể nông với diện tích đáy bể lớn sẽ phù hợp hơn để nuôi chúng. 

Tôm cảnh là loài ăn tạp, chúng thích đi kiếm thức ăn và kéo thức ăn đi khắp nơi. Tôm thường mang thức ăn vào nơi trốn để ăn dần, vậy nên bể nhiều khi sẽ bị tích tụ thức ăn thừa ở các kẽ đá, hang,..trong bể. Thức ăn thừa khi đó có thể nhanh chóng làm đục và bẩn nước. Khi thay nước cho bể bạn cũng nên kết hợp với việc hút cặn đáy và tìm, hút thức ăn thừa. 

Nếu bạn muốn nuôi thêm tôm thì với mỗi một con nuôi thêm bạn phải cho chúng thêm 15 lít nước không gian sống. 

Tôm cảnh dù ăn tạp nhưng chúng cũng săn mồi rất giỏi. Chúng cũng là loài có tập tính bảo vệ lãnh thổ. Nếu bạn nuôi quá nhiều tôm trong một không gian quá nhỏ thì tôm có thể thịt lẫn nhau. 

Khi tôm phát triển, chúng sẽ cần phải lột vỏ. Trong thời gian này chúng sẽ có lớp vỏ ngoài vô cùng mềm, dễ bị tấn công và bị thương. Chúng sẽ cần không gian để trốn trong một vài ngày. Vậy nên bạn cũng cần phải cung cấp cho tôm thêm nhiều chỗ trốn (lazada) như là hang, gáo dừa,.  Khi tôm lột vỏ, chúng cũng có thể trốn rất lâu. Vậy nên bạn cũng đừng quá lo lắng khi không thấy chúng trong vài ngày hoặc một tuần. 

Để nước bể có thể sạch và giàu oxy thì bạn cần phải có một bộ lọc đủ tốt. Bộ lọc đủ tốt có thể giúp cung cấp được oxy cho nước nhờ vào khả năng tạo dòng chảy và làm động mặt nước. 

Thông thường, bể luôn trao đổi oxy với không khí thông qua mặt nước. Mặt nước động càng nhiều thì quá trình này diễn ra càng hiệu quả hơn. 

Hơn hết nữa, hệ vi sinh có trong lọc có thể giúp xử lý được các loại chất độc hại sản sinh từ các loại chất thải hữu cơ dư thừa trong bể. 

Xem thêm: Cách setup bể nuôi tôm cảnh

Tôm cảnh ăn gì?

Ngoài tự nhiên, tôm cảnh sẽ ăn bất kì loại chất hữu cơ nào chúng tìm thấy. Phần lớn trong số đó là các loại rêu tảo, cá chết,… Khi nuôi thủy sinh thì bạn có thể cho chúng ăn thực đơn chính là các loại thức ăn viên chìm chuyên dụng cho tép/tôm cảnh. 

Ngoài ra bạn có thể luộc rau cho tôm ăn. Các loại rau xanh tốt có thể kể đến là các loại rau cải, dưa chuột, đậu luộc, cà rốt,…

Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn có thể cho tôm ăn thịt cá, giun, sâu, hoặc các loại đồ ăn tươi sống/ đông lạnh khác. 

Lưu ý trước là tôm cảnh có càng sắc, chúng có thể cắt và ăn cây thủy sinh. Chúng có thể ăn được gần như mọi loài cây thủy sinh bạn trồng trong bể. Chỉ cần 2-3 con tôm trưởng thành trong bể là có thể xử lý được một bể thủy sinh trồng dày đặc cây cối chỉ trong hơn một tuần. Vậy nên bạn không nên trồng cây trong bể tôm. Nếu trồng thì bạn nên cân nhắc một số loại cây lá cứng như là ráy hoặc dương xỉ. 

Cách nuôi tôm cảnh sinh sản

Gần như mọi loài tôm cảnh đều có thể dễ dàng sinh sản tại bể cá trong nhà. Đây cũng là yếu tố khiến chúng trở thành loài xâm lấn ở nhiều khu vực. 

Để kích thích tôm sinh sản, bạn hãy cung cấp cho chúng nước sạch kèm với chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng. 

Phân biệt giới tính tôm cảnh đôi khi sẽ khó, đặc biệt là khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Cách chính xác nhất để xác định giới tính tôm cảnh là dựa vào bộ phận sinh dục của chúng. 

Tôm cảnh: Cách chăm sóc, cho ăn và sinh sản

Tôm đực sẽ có bộ phận sinh dục dạng chân phụ nằm ở phía sau phần chân bò, có hình dạng chữ L, cong lại hướng về phía đầu. . Trong khi đó tôm cái sẽ không có. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định giới tính của tôm bằng một số dấu hiệu khác như:

  • Kích cỡ: Tôm đực sẽ lớn hơn tôm cái một tẹo
  • Càng: Tôm đực thường có càng to hơn so với con cái
  • Đuôi: Tôm đực có đuôi nhỏ hơn, tôm cái có đuôi lớn hơn để có thể ôm được trứng
  • Màu sắc: Tôm đực thường có màu tươi hơn so với tôm cái

Khi quá trình sinh sản bắt đầu, tôm đực sẽ tiếp cận tôm cái. Đôi khi, tôm cái có thể sẽ có biểu hiện hiếu chiến nên nhiều khi bạn có thể nhầm lẫn với việc chúng đang đánh nhau. Sau khi được sự đồng thuận của tôm cái thì tôm đực sẽ dùng càng của chúng để lật tôm cái lại và thụ tinh cho chúng. 

Quá trình thụ tinh có thể kéo dài vài phút cho đến một tiếng. Say khi trứng đã được thụ tinh, tôm cái sẽ giữ trứng ở phía dưới bụng. Trong khoảng thời gian tôm cái mang trứng, bạn nên mang chúng sang bể riêng. 

Sau khoảng 4 tuần, tôm con trong trứng sẽ phát triển đầy đủ và sẽ nở. Tôm cái khi đó có thể chăm con trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tách riêng tôm cái và tôm con sau khoảng vài ngày để tránh trường hợp tôm con bị ăn mất. 

Nếu bạn muốn nuôi đủ lượng tôm con đến trưởng thành thì bạn cần phải có bể lớn với nhiều chỗ trốn. Lý do là bởi tôm con cũng khá hung hăng và chúng có thể thịt lẫn nhau nếu được nuôi trong bể cá bé. 

Tôm con không yêu cầu quá cao về thức ăn. Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn cho tôm lớn như là rau của luộc. 

Khi tôm con lớn hơn thì bạn cần phải tách dần các con lớn ra phòng trường hợp chúng trở nên hung dữ và tấn công các con bé hơn. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *