aquasetup

Cách setup hồ nuôi tôm cảnh

Mục lục

Cách setup bể nuôi tôm cảnh

Nếu bạn đang muốn nuôi con gì đó sặc sỡ, sống khỏe và đặc biệt thì bạn có thể cân nhắc nuôi tôm cảnh. Tôm cảnh là loài săn mồi vậy nên việc nuôi và cho chúng ăn có thể sẽ khá thú vị. Hơn hết nữa là loài tôm nhìn như tôm hùm này có thể tương tác được với con người. 

Trong bài viết này mình sẽ nói về cách setup hồ nuôi tôm: các loại thiết bị cần và làm sao để mô phỏng lại môi trường tự nhiên của tôm cảnh một cách tốt nhất. 

Thiết bị cần thiết

Bước đầu tiên là chuẩn bị các thiết bị cần thiết. Để nuôi tôm cảnh thì bạn sẽ cần:

  • Bể kính
  • Hang cho tôm cảnh
  • Nền bể
  • Ánh sáng
  • Lọc
  • Đồ trang trí

Cách để setup bể kính nuôi tôm cảnh

Cách setup bể nuôi tôm cảnh

1. Chọn bể kính phù hợp

Bước đầu tiên bạn cần làm là chọn bể kính với kích thước phù hợp. Bạn cần lựa kích thước bể phù hợp với kích thước tôm. Thông thường thì để nuôi một con tôm trưởng thành thì bạn cần phải có 15 lít nước. Tức là để nuôi 2 con thì cần phải có bể 30 lít hoặc hơn. Lý do là bởi tôm cảnh là loài có tập tính bảo vệ lãnh thổ. 

Nếu bạn nuôi tôm trong những bể quá bé thì chúng có thể tấn công và giết lẫn nhau. Hơn hết nữa, tôm cũng tạo nhiều chất thải. Nuôi chúng trong bể lớn với bộ lọc đủ khỏe sẽ giúp bạn đỡ phải thay nước thường xuyên hơn. 

2. Chọn nền bể phù hợp

Trong số các loại nền bể thì nền cát là lựa chọn phù hợp nhất cho tôm cảnh. Ngoài cát thì bạn có thể cân nhắc chọn nền sỏi nhỏ hoặc là phân nền chuyên dụng (lazada)

Bạn cần phải cho nền đủ dày để tôm có thể đào được. Độ dày nên vào khoảng 7-10cm. Tuy nhiên, nền cũng không nên dày quá bởi làm vậy có thể khiến bạn khó vệ sinh. 

Trước khi cho nền bể vào thì bạn cần phải rửa qua trước. Làm vậy có thể giúp lọc được bụi bẩn, hạn chế được tình trạng đục nước khi mới làm bể. 

Khi bể bị đục sau khi mới làm thì bạn cần phải đợi một thời gian, cặn bẩn, đất và cát sẽ lắng xuống đáy nền sau một khoảng thời gian. 

Tôm cảnh có cần nền không?

Ngoài tự nhiên, tôm cảnh thường tự đào xuống vũng bùn, cát ở đáy sông suối, kênh rạch. Chúng rất giởi đào và thường đào đất lên thành những cụm hình nón. 

Khi nuôi tôm, để chúng có thể cảm thấy thoải mái thì bạn cần mô phỏng lại môi trường sống tự nhiên của tôm tốt nhất có thể. Và bộ nền phù hợp nhất để tôm có thể đào được là nền cát. Ngoài cát ra thì bạn cũng có thể sử dụng phân nền nến bạn định trồng thêm cây thủy sinh. 

3. Thêm đồ trang trí

Giống như các loại bể cho cá, tép hoặc các loài khác, bạn cũng có thể thêm một ít đồ trang trí vào bể nuôi tôm. Các loại đồ trang trí có thể cung cấp cho tôm chỗ trốn khi chúng lột vỏ. Ngoài ra, tôm cũng có thể trốn vào đó khi chúng cảm thấy bị stress. 

Ngoài ra các loại đồ trang trí có thể giúp cho bể đẹp và mang nét tự nhiên hơn. Bạn có thể cho vào bể đá, lũa, các loại hang như là hang gốm (lazada), ống nhựa pvc, vỏ dừa,… 

4. Trồng thêm cây thủy sinh

Nếu bạn muốn mô phỏng lại môi trường sống tự nhiên của tôm một cách tốt nhất thì bạn nên trồng thêm cây thủy sinh. Ngoài tự nhiên, tôm sống trong các khu vực với mật độ cây thủy sinh dày đặc. Hơn hết nữa, cây thủy sinh có thể trở thành nguồn thức ăn tự nhiên tốt cho tôm và giúp lọc nước. 

Tôm trưởng thành thường sẽ gặm cây và làm bật gốc cây. Vậy nên bạn cần phải nuôi các loại cây lá cứng, bám rễ chắc như là ráy, xương xỉ java hoặc là các loại cây phát triển nhanh và bạn không ngại khi để tôm ăn như là rong đuôi chó, rêu java, sen tiger,… 

5. Thêm đèn

Tôm cảnh không yêu cầu quá cao về ánh sáng. Ngoài tự nhiên, chúng thường trốn nhiều và sinh sống trong khu vực có nhiều bóng râm. Vậy nên bạn không cần phải có đèn thủy sinh quá tốt cũng như là quá sáng. Tuy nhiên, tôm vẫn cần đèn bật tắt đúng giờ trong ngày để chúng có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học một cách ổn định. 

Khi lắp đặt đèn, bạn có thể trang bị thêm một ổ cắm điện hẹn giờ (lazada) để có thể kiểm soát được thời gian chiếu sáng tốt hơn. 

6. Lắp đặt lọc

Để nước bể có thể sạch và giàu oxy thì bạn cần phải có một bộ lọc đủ tốt. Bộ lọc đủ tốt có thể giúp cung cấp được oxy cho nước nhờ vào khả năng tạo dòng chảy và làm động mặt nước. 

Thông thường, bể luôn trao đổi oxy với không khí thông qua mặt nước. Mặt nước động càng nhiều thì quá trình này diễn ra càng hiệu quả hơn. 

Hơn hết nữa, hệ vi sinh có trong lọc có thể giúp xử lý được các loại chất độc hại sản sinh từ các loại chất thải hữu cơ dư thừa trong bể. 

Nếu bạn không biết cách chọn lọc thì bạn có thể tham khảo trong bài viết này. 

7. Đổ đầy nước cho bể

Bước tiếp theo là đổ nước vào trong bể. Tôm cảnh và các loại sinh vật sống trong nước nói chung sẽ khá nhạy cảm với nước bởi đó chính là môi trường sống của chúng. 

Nhiệt độ phù hợp để nuôi tôm cảnh là vào khoảng 23-28 độ C. Ngoài ra nếu có thể thì bạn không cần phải đổ nước quá đầy bể. 

Tôm cảnh là loài sống tầng đáy. Nếu mực nước trong bể quá cao thì chúng có thể sẽ bị thiếu hụt oxy. 

Nước trong bể không nên cao quá 20cm. Nếu mực nước cao hơn mức này thì bạn cần phải trang bị thêm cho bể sủi oxy. 

Nguồn nước để nuôi tôm cũng quan trọng. Khi nuôi tôm thì bạn cần phải thực hiện khử clo trong nước. Bạn có thể làm vậy bằng cách để nước bên ngoài khoảng 1 ngày, sử dụng thêm sủi để đẩy nhanh quá trình hoặc là sử dụng thuốc khử clo. 

8. Cycle cho bể

Khi nuôi tôm thì bạn sẽ phải cho tôm ăn. Đương nhiên là tôm sẽ tạo ra chất thải. Thức ăn thừa hợp chất thải của tôm tích tụ sẽ tạo ra ammonia. Ammonia là chất cực độc đối với tôm. Hệ vi sinh có lợi trong bể cá sẽ giúp xử lý ammonia sau đó chuyển hóa chúng thành nitrite và rồi thành nitrate. Sau đó cây cối thủy sinh có thể sử dụng nitrate để phát triển.

Để cycle cho bể thì bạn cần phải chạy lọc cho bể trong vòng một tuần trước khi thả tôm. Để đẩy nhanh quá trình hình thành hệ vi sinh thì bạn có thể châm thêm vi sinh (lazada) hoặc là sử dụng vật liệu lọc/ nước từ bể cá khác. 

Trong trường hợp bể của bạn chưa được cycle và bạn đã lỡ mua tôm thì bạn vẫn có thể thả chúng vào, tuy nhiên trong thời gian này bạn cần phải tích cực chạy lọc và phải châm thêm vi sinh cho bể. 

9. Thả tôm cảnh

Bây giờ là đến bước thú vị nhất: thả tôm vào trong bể. Tuy nhiên, bạn không thể chỉ cứ thế mà ném tôm vào được. Làm vậy có thể khiến tôm bị sốc nước và có thể chết. 

Khi bạn thả tôm vào bể, bạn cần phải cho chúng làm quen dần dần với nước bể nuôi. Bạn có thể làm vậy bằng cách đặt túi vào trong nước bể trong vòng 20-30 phút. Làm như vậy có thể giúp tôm làm quen được với nhiệt độ bể. 

Sau đó bạn hãy mở/ cắt túi ra và đổ nước vào túi ít một. Sau khi làm vậy trong khoảng 30 phút, bạn hãy từ từ cho tôm vào bể mới. 

10. Thả thêm bạn cùng bể

Bước này là bước tùy chọn. Tôm cảnh có thể săn được cá vậy nên bạn cần phải cân nhắc khi chọn loài cá nuôi chung. 

Tôm cảnh là loài hoạt động về đêm. Trong khi đó, hầu hết các loại cá cảnh đều là loài hoạt động vào ban ngày. Vậy nên dù cá có to như thế nào thì chúng vẫn có thể bị tấn công. 

Những loại cá phù hợp để nuôi chung với tôm cảnh là các loại cá bạn không phiền nếu bị tôm ăn mất hoặc là các loại cá có thể tự bảo vệ được bản thân. 

Xem thêm: Tôm cảnh nuôi chung với cá nào?

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *