aquasetup

Bể cá bị rêu vàng: nguyên nhân và cách trị 

Mục lục

bể cá bị rêu vàng

Thông thường, nước bể sẽ trong suốt và không có màu gì. Trong một số trường hợp, nước bể có thể bị rêu, trở nên mờ, đục, có màu xanh, vàng hoặc nâu. Nếu nước bể cá của bạn chuyển vàng hoặc nâu thì tức là có điều gì đó đang không ổn với bể, có thể là do dinh dưỡng hoặc ánh sáng.

Nước bể cũng có thể chuyển vàng hoặc nâu nếu có tannin – một chất từ lũa hoặc lá cây khô. Ngoài rêu, tannin ra thì một nguyên nhân khác nữa có thể khiến cho bể cá có màu vàng là bùng phát vi khuẩn. 

Trong bài viết này mình sẽ liệt kê những thứ có thể là nguyên nhân khiến bể bạn bị rêu vàng và cách khắc phục. 

Nguyên nhân khiến cho bể cá bị rêu vàng

1. Do tannin từ gỗ hoặc lá cây khô

Nếu bể cá của bạn mới làm thì bạn không thể tránh khỏi việc lũa nhả tannin vào nước, khiến cho nước chuyển thành màu vàng nâu. Tannin là một chất không gây hại cho cá. Thực chất, chất này còn giúp cá cảm thấy thoải mái hơn, làm giảm một ít pH. 

Trong tự nhiên, nhiều loài cá sống trong khu vực nước có nhiều tannin. Đó là những khu vực nước đen, sông suối ở khu vực amazon. 

Nếu bể cá của bạn có màu vàng nâu tuy nhiên vẫn trong thì đừng quá lo lắng. Lý do chắc chỉ là do lũa, lá cây đang làm nâu nước mà thôi. 

2. Do tảo bùng phát

Tảo có thể khiến cho nước bị đục và đổi màu. Khi bể cá của bạn không được chăm sóc định kì thì các chất gây hại cũng như dinh dưỡng sẽ bị tích tụ nhiều. Từ đó tạo điều kiện cho tảo lục hoặc tảo lam bùng phát. 

Tảo lam bùng phát có thể khiến cho nước đục, có màu xanh hoặc vàng. Ngoài ra, bể của bạn cũng có thể có những màu khác như là nâu đục. 

Thông thường thì vi khuẩn bùng phát có màu xanh, còn gọi là rêu nước xanh. Trong một số trường hợp khác thì chúng có thể khiến cho nước chuyển vàng. 

3. Chất hữu cơ phân hủy trong bể

Các loại chất hữu cơ như là thức ăn thừa cho cá, phân cá, lá cây chết,… có thể phân hủy, giải phóng các chất có độc vào trong bể cá và khiến cho nước chuyển vàng. 

Khi đó nước có thể cũng sẽ có mùi hôi nặng kèm theo váng trên mặt nước. Khi tình trạng này xảy ra thì bạn phải khắc phục sớm nhất có thể. 

Nếu để quá lâu thì cá có thể bị ngộ độc ammonia và chết. 

Cách để xử lý rêu vàng, và khiến cho nước trong trở lại

Bây giờ bạn đã biết được một ít về nguyên nhân khiến cho bể bị rêu vàng, tiếp theo là học cách trị dứt điểm chúng. Một số phương pháp bên dưới sẽ là phương pháp trị rêu trực tiếp, một số khác là trị nguyên nhân tạo rêu. Bạn cần phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau để đạt kết quả tốt nhất. 

Một khi đã trị được rêu vàng, chúng vẫn có thể quay lại. Vậy nên bạn vẫn cần phải chăm sóc bể thường xuyên. 

1. Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể

rêu vàng có thể xuất hiện là nhờ dinh dưỡng dư thừa trong bể cá. Ngoài những nguồn dinh dưỡng có sẵn từ bể cá ra như là từ phân nền, từ nguồn nước thì dinh dưỡng có thể đến từ thức ăn cho cá. Tức là bạn càng nuôi nhiều cá, càng cho cá ăn nhiều thì chúng sẽ càng thải nhiều. Các loại dinh dưỡng như là ni tơ, phốt pho từ phân cá và thức ăn thừa có thể khiến cho rêu hại bùng phát nếu bạn không biết kiểm soát. 

Xem thêm: nên nuôi bao nhiêu cá trong bể

Việc châm thêm phân nước quá tay cũng sẽ khiến cho dinh dưỡng cho bể dư thừa. Nếu bạn có thể sử dụng nước lọc RO thì càng tốt. Nguồn nước máy bình thường cũng có chứa lượng dinh dưỡng nhất định. Dinh dưỡng cũng như các tạp chất trong nước sẽ được lọc gần hết bằng bộ lọc nước RO. 

Tóm lại, bạn cần:

  • Tránh nuôi quá nhiều cá
  • Tránh cho cá ăn quá nhiều
  • Sử dụng phân nước đúng liều lượng

2. Chăm sóc cho bể định kì

Khi bạn đã xử lý nguồn dinh dưỡng từ ngoài bể cá thì bạn cần phải xử lý nguồn dinh dưỡng có trong bể. Cụ thể hơn là bằng cách thay nước cho bể thường xuyên. Bạn có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. 

Ngoài thay nước, bạn cũng nên sử dụng cây hút cặn bể để dọn dẹp đáy bể thường xuyên. Lâu ngày, thức ăn thừa, phân cá có thể đọng lại bên dưới đáy, từ đó giải phóng chất độc cũng như các loại dinh dưỡng cho rêu phát triển khác. 

Ngoài thay nước, bạn cũng cần phải cắt bỏ lá cây chết và rửa lọc khi lọc quá bẩn. 

3. Ngâm lũa trước khi cho vào bể

Trong trường hợp bể cá bị nâu hoặc vàng do tannin từ lũa thì bạn chỉ cần chăm thay nước là được. Để tránh việc nước bị vàng hơn nữa thì bạn có thể ngâm hoặc thậm chí là luộc lũa trước khi thả vào bể cá. Một là để lũa giải phóng bớt tannin đi, hai là để xử lý mầm bệnh, nấm và vi khuẩn có trên lũa. 

Thông thường thì bạn sẽ không thể loại bỏ hết được tannin từ lũa chỉ trong vài ngày. Việc ngâm lũa trước khi cho vào bể chỉ có thể hạn chế được một phần mà thôi. Lũa sẽ vẫn tiếp tục nhả tannin vào bể qua thời gian. 

4. Trồng thêm cây thủy sinh

Rêu vàng sử dụng chung một loại dinh dưỡng với cây thủy sinh trong bể cá. Thực chất là toàn bộ cây và rêu hại sẽ thường xuyên cạnh tranh lẫn nhau để dành dinh dưỡng. 

Đó là lý do nếu bạn trồng các loại cây phát triển chậm thì bể cá sẽ dễ bị rêu hại hơn. Tại các loại cây phát triển chậm sẽ không hấp thụ dinh dưỡng nhanh vậy nên sẽ để thừa dinh dưỡng nhiều. 

Xem thêm: Các loại cây thủy sinh lọc nước

5. Thêm CO2 vào trong bể

Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu vàng xâm chiếm bể thủy sinh. Chi phí đầu tư bộ CO2 ban đầu không phải rẻ tuy nhiên cũng không quá đắt. Hơn hết nữa là bạn chỉ cần đầu tư một lần, chi phí bơm lại cũng khá rẻ và kết quả chúng mang lại sẽ làm thay đổi bể thủy sinh nhiều hơn bạn nghĩ. 

Chỉ thêm CO2 vào trong bể là không đủ. Bạn cần phải giữ cho mức CO2 ổn định. May mắn là các bộ CO2 hiện giờ cũng được trang bị thêm van điện, giúp bạn có thể điều chỉnh mức CO2 một cách tự động và đơn giản hơn. 

Xem thêm: Cách sử dụng hệ thống CO2 cho bể thủy sinh

6. Sử dụng bộ lọc tốt

Bộ lọc không đủ tốt là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu vàng xuất hiện. Khi không có đủ dòng chảy, trong bể cá sẽ xuất hiện những khu vực tù đọng, thiếu oxy, bị tích tụ thải. Đó sẽ là nơi khiến cho rêu hại phát triển.
Đồng thời, bộ lọc không đủ lớn sẽ không thể xử lý hết được phân cá, thức ăn dư thừa cũng như các loại chất thải hữu cơ khác. Hệ vi sinh trong bộ lọc cũng không có đủ chỗ để sinh sống, cộng với việc bể cá bị thiếu dòng chảy, vi sinh sẽ không thể phát triển đủ để xử lý các loại chất gây hại cho bể cá. 

Đối với những loại bể bé từ 50cm trở xuống thì bạn nên sử dụng loại lọc treo hbl (link lazada) hoặc xbl (lazada). Với những bể lớn hơn thì bạn nên sử dụng lọc thùng. 

Xem thêm: so sánh lọc hbl và xbl: đâu là loại lọc tốt hơn

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *