aquasetup

Cách diệt lăng quăng trong chậu cây thủy sinh, chậu sen, bình hoa, chậu cây cảnh,…

Mục lục

Diệt lăng quăng trong chậu cây thủy sinh

Khu vực nước đọng, nước tù là nơi ưa thích để muỗi đẻ trứng. Vậy nên nếu bạn có trồng cây trong chậu thủy sinh hoặc là chậu sen, bình hoa, chậu cây cảnh bị đọng nước mưa thì ở đó sẽ nhanh chóng xuất hiện lăng quăng. 

Lăng quăng không cần khu vực nước quá lớn để phát triển, chứng chỉ cần một cốc nước nhỏ là đủ. Mỗi lần đẻ, muỗi có thể đẻ khoảng 50-500 trứng một lần và có thể đẻ đến 10 lần trong vòng đời. Trứng muỗi sẽ nở và phát triển thành muỗi trưởng thành sau khoảng 2 tuần. Nếu có môi trường hợp lý, không có biên pháp kiểm soát thì chỉ sau một tháng chậu cây của bạn có thể sản sinh ra hàng trăm con muỗi. 

Tuy nhiên bạn lại không thể xử lý muỗi bằng cách cho muối hoặc các loại hóa chất khác được bởi làm vậy có thể giết cây. Liệu có cách nào để giết muỗi nhưng không gây hại cho cây cảnh không?

Cách muỗi đẻ trứng và vòng đời của lăng quăng

Muỗi đã tiến hóa để lựa chọn khu vực nước tĩnh để đẻ trứng bởi đây là khu vực không có các loài săn mồi như là các loài cá. Hầu hết cá đều sống tại khu vực nước có dòng chạy chậm hoặc là nhanh hoặc khu vực nước sâu. Vậy nên muỗi thường chọn đẻ trứng tại ao tù, nước đọng. 

Trứng muỗi sẽ nở sau khoảng 1-3 ngày. Chúng nhìn giống như những con sâu nhỏ, di chuyển bằng cách uốn mình liên tục trong nước – lý do cho tên gọi lăng quăng. 

Lăng quăng khi đó sẽ ăn bất kể thứ gì có trong nước như là rêu, tảo, sinh vật phù du,… Sau khoảng 7-10 ngày ấu trùng muỗi hay còn gọi là lăng quăng sẽ phát triển thành nhộng, lớn hơn một tẹo và di chuyển ít hơn. Trong thời gian này chúng sẽ không ăn gì và chỉ nằm dưới mặt nước chờ lột xác để phát triển thành muỗi trưởng thành. Quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 1-3 ngày. 

Các cách diệt muỗi mà không làm hại đến cây

Dưới là các cách bạn có thể thử để xử lý lăng quăng mà không làm hại đến cây trồng

1. Dùng dầu

Bạn có thể dùng dầu thực vật để giết lăng quăng. Chỉ cần một lớp dầu thực vật nhỏ phía trên mặt nước cũng đủ để khiến muỗi không đẻ trứng được lên đó và có thể làm ngộp thở lăng quăng ở bên trong nước, khiến chúng không thể phát triển thành muỗi được. Dầu thực vật khi được cho vào trong nước sẽ không hòa tan vào nước, thay vì đó dầu và nước sẽ tạo thành hai lớp riêng biệt, từ đó khiến cho cây trồng thủy sinh sẽ không bị ảnh hưởng. 

Để sử dụng dầu thì bạn chỉ cần đổ một tẹo dầu, vừa đủ để dầu tạo thành một lớp màng mỏng trên mặt nước là được. 

2. Dùng vài giọt xà phòng

Nhỏ một vài giọt xà phòng vào nước nuôi cây có thể giết muỗi và cả ấu trùng muỗi trong những khu vực nước tù. Như đã nhắc đến bên trên, muỗi cần khu vực nước tĩnh để có thể đứng lên và đẻ trứng được. Khi bạn cho một vài giọt xà phòng vào nước, độ căng bề mặt nước sẽ biến mất và muỗi sẽ không đứng được trên đó, chúng sẽ ngay lập tức bị chết chìm. 

Xà phòng cũng sẽ làm ngột thở ấu trùng muỗi và trứng muỗi. Hơn hết nữa, nếu dùng vừa phải, với liều lượng ít thì xà phòng sẽ không làm hại đến cây. 

3. Đậy chặt bình cây

Nếu bạn trồng cây thủy sinh trong chậu/ cốc nước thì bạn hãy thử tìm cách để đậy mặt cốc lại, không cho muỗi tiếp xúc được với nước bên trong. Bạn có thể sử dụng các loại mút để bịt kín mặt cốc, chỉ chừa khu vực thân cây. 

Kết lại

Nếu bạn có một cốc nước/ lọ hoa/ chậu cây có nước tù thì sẽ nhanh chóng thu hút muỗi và lăng quăng sẽ sớm xuất hiện. Có một số cách bạn có thể thử để diệt lăng quăng mà không làm gây hại đến cây là hạn chế muỗi tiếp xúc với nước, sử dụng dầu hoặc và xà phòng. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *