aquasetup

Dấu hiệu bể cá bị thừa oxy và cách khắc phục

Mục lục

Dấu hiệu bể cá bị thừa oxy

Cung cấp đầy đủ oxy cho nước là cách để bạn có đàn cá khoẻ mạnh, đặc biệt là trong trường hợp bể nuôi nhiều cá.

Tuy nhiên, đôi khi bể cá có thể có quá nhiều oxy, oxy có thể xuất hiện quá nhiều trong bể do nguyên nhân tự nhiên, hoặc cũng có thể là do bạn sục khí quá nhiều. 

Trường hợp bể cá bị thừa oxy hiếm khi xảy ra, thường thì tình trạng thiếu oxy sẽ xảy ra nhiều hơn. Trong trường hợp bạn phát hiện thấy bong bóng khí trên da hoặc xung quanh mắt cá, đó thường là do bể bị thừa Nitơ thay vì bị thừa Oxy. 

Dấu hiệu bể cá bị thừa oxy không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn có vài điểm bạn có thể nhận biết.

Bể cá có quá nhiều oxy thì làm sao?

Tuy hiếm xảy ra nhưng vẫn sẽ có trường hợp bể cá bị thừa oxy xảy ra. Khi đó oxy sẽ làm ảnh hưởng đến da cá và có thể khiến cá mắc các bệnh về bong bóng khí, kéo dài lâu có thể khiến cho cá bị chết. Các triệu chứng của cá cho thấy bể cá bị thừa oxy là:

  • Trên da cá xuất hiện các hạt bong bóng khí nhỏ
  • Bong bóng khí xuất hiện quanh mắt
  • Bụng cá bị phồng 
  • Mang cá bị sưng

Làm sao để bạn biết bể đang quá nhiều oxy

Khi bể cá có quá nhiều oxy thì trên mặt nước sẽ xuất hiện nhiều bong bóng khí và bong bóng khí to hơn bình thường. Cá sẽ có những biểu hiện như kể trên, đi kèm với đó là bơi lờ đờ hoặc bơi quá nhanh, cá ăn ít đi hoặc bỏ ăn. 

Bạn cũng có thể quan sát nơi bong bóng khí từ sủi chạm mặt nước. Nếu bong bóng không tạo âm thanh khi va vào mặt nước thì khả năng cao là bể đang có nhiều oxy rồi. 

Cách để xử lý vấn đề nhanh

Cách tốt nhất để xử lý vấn đề này là thực hiện thay nước vài lần với số lượng ít và bỏ sủi oxy ra khỏi bể. 

Nếu bể của bạn không nuôi quá nhiều cá và đã có bộ lọc tốt thì khả năng cao là bạn đã có thể cung cấp đủ oxy cho cá rồi. 

Cách để tránh tình trạng bể cá bị thừa oxy

Để tránh tình trạng này xảy ra trong tương lai, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Nuôi nhiều cây thủy sinh. Cây thủy sinh ngoài việc lấy CO2 thì chúng cũng lấy O2 trong quá trình hô hấp vào ban đêm. Có nhiều cây thủy sinh sẽ giúp cho bể cá ổn định hơn. 
  • Sử dụng đèn có chế độ hẹn giờ hoặc bộ hẹn giờ để kiểm soát thời gian chiếu sáng cho bể cá tốt hơn. Thời gian chiếu sáng tốt sẽ giúp cải thiện quá trình quang hợp và hô hấp ở cây thủy sinh, giúp cây có thể kiểm soát lượng Oxy và CO2 trong bể tốt hơn. 
  • Thay nước thường xuyên cho bể. Thay nước thường xuyên có thể giúp kiểm soát khí, chất rắn không hòa tan và các chất độc hại khác trong bể. Bạn nên thực hiện thay khoảng 10-15% lượng nước bể tuần một lần. 
  • Sử dụng bộ lọc tốt. Bộ lọc tốt có thể giúp điều hòa nước trong bể, giúp khí và các chất khác đi đều khắp bể và giúp trao đổi khí ở bể 

Xem thêm: Các loại cây không cần nhiều ánh sáng và CO2

Có nên sục oxy nhiều cho bể cá không?

Không khí được tạo ra từ sủi oxy sẽ không đủ để có thể khiến cho bể có quá nhiều oxy hoặc đủ để giết cá của bạn. Sủi oxy là thiết bị cần thiết cho những bể nuôi quá nhiều cá. Nếu bể của bạn nuôi ít thì bạn chỉ cần sử dụng bộ lọc có dòng chảy tốt là đủ rồi. 

Xem thêm: Cách chọn bộ lọc tốt cho bể thủy sinh

Tuy nhiên, nếu bạn để sủi quá mạnh với bong bóng khí quá lớn, chúng có thể làm ảnh hưởng đến dòng chảy trong bể và làm ảnh hưởng đến khả năng bơi lội của cá. Nếu bể của bạn có những loài cá bơi chậm thì chúng sẽ bị stress. 

Cá cần bao nhiêu oxy

Lượng oxy trung bình cá cần trong nước là vào khoảng 200-500 mg/ giờ cho mỗi 1 kg cá. Tuy nhiên, đo nồng độ oxy trong nước khá khó và mỗi loại cá sẽ có mức độ yêu cầu oxy khác nhau. 

Thông thường thì các loại cá lớn sẽ cần nhiều oxy hơn cá nhỏ, cá bơi nhanh cần nhiều oxy hơn cá bơi chậm. Cá đang phát triển sẽ cần nhiều oxy hơn, cá vừa mới ăn no cũng sẽ cần nhiều oxy hơn. 

Kết lại

Bạn không thể sử dụng sủi oxy quá nhiều cho bể cá. Chỉ sử dụng sủi không thôi sẽ gần như không thể khiến cho bể cá bị thừa oxy được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kết hợp với nhiều điều kiện khác như là thay đổi đột ngột về nhiệt độ, khiến cho nước có thể giữ được nhiều oxy hơn thì bể có thể bị thừa Oxy hòa tan. 

Khi đó, bạn sẽ có thể thấy trên da cá xuất hiện các hạt bong bóng khí nhỏ, bong bóng khí xuất hiện quanh mắt cá, bụng và mang cá bị sưng. 

Để xử lý vấn đề này nhanh thì bạn cần phải thực hiện thay nước lập tức cho bể với số lượng nhỏ, tầm khoảng 20%. 

Để tránh trường hợp này có thể xảy ra trong tương lai thì bạn cần phải giữ cho bể thủy sinh ổn định nhất có thể, bằng cách trồng nhiều cây thủy sinh, bật tắt đèn đúng lúc, chăm sóc thường xuyên cho bể và sử dụng bộ lọc tốt. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *