aquasetup

Cách trang trí bể cá cảnh thủy sinh: nên và không nên làm gì

Mục lục

Cách trang trí bể thủy sinh

Bài viết này là tổng hợp của mọi thứ bạn cần biết khi trang trí bể cá

Bắt đầu từ đâu?

Bạn đã có bể cá, danh sách cá cần mua rồi, bây giờ bắt đầu từ đâu? Đây là bước khiến nhiều người gặp khó khăn. Đôi khi nhiều người sẽ mua mấy đồ trang trí thú vị như là tượng, tàu ngầm, đồ chơi nhựa… ở cửa hàng cá cảnh. Những đồ trang trí này đôi khi có thể sẽ không ăn nhập với không gian trong bể nếu bạn không biết cách phối hợp. Hơn hết nữa chúng sẽ khiến bạn khó chăm sóc bể cá hơn và đôi khi có thể chiếm nhiều không gian bơi của cá. 

Vậy nên nếu bạn mới làm bể thì theo mình bạn chỉ nên trang trí bể sao cho mô phỏng lại được tự nhiên thì các tốt. Các đồ trang trí bể cá bạn sẽ cần đó là nền bể, đá, lũa và cây thủy sinh. 

Đầu tiên là chọn bộ nền cho bể. 

Bạn nên sử dụng bộ nền nào?

Hầu hết mọi bể thủy sinh đều có nền bể để cung cấp dinh dưỡng cho cây thủy sinh, tạo nơi trú ẩn cho hệ vi sinh có lợi và tạo nơi kiếm ăn cho một số loài kiếm ăn đáy bể như cá dọn bể và tép. Bạn có thể không cần nền bể nếu bạn chỉ nuôi một số loại cây thủy sinh không cần đất nền như ráy, bucep, dương xỉ,…

Bạn nên tránh sử dụng nền bi hoặc sỏi thủy tinh. Các loại nền như nền bi hoặc sỏi thủy tinh rất hay được  sử dụng để trải nền cho bể cá. Tuy chúng không gây hại trong nước nhưng về lâu dài sẽ khiến cho cặn bẩn và thức ăn thừa tích tụ bởi khe hở giữa các hạt thủy tinh rất to, từ đó có thể làm nước bị bẩn và khiến cho cá bị bệnh.

Nếu bạn muốn trải nền cho bể cá thì bạn chỉ nên sử dụng các loại sỏi bé (lazada), phân nền (lazada) hoặc cát (lazada) . Đồng thời bạn có thể nuôi thêm các loại cá tầng đáy như cá chuột hoặc chạch culi, chúng có thể giúp bạn sục cặn bẩn dưới nền lên cho lọc hút, giúp bạn đỡ phải mất công hút cặn nền thường xuyên. 

Xem thêm: Các loại nền cho bể cá: ưu và nhược điểm mỗi loại

Phân nền có thể giúp cân bằng độ pH, nhả dưỡng từ từ vào trong nước. Khi bạn sử dụng cát hoặc sỏi bé thì bạn cần phải sử dụng thêm phân nhét hoặc là phân nước để bổ sung thêm dưỡng cho cây. 

Cây thủy sinh: Cây giả hay cây thật?

Cây là có thể là vật trang trí bể cá và cũng có thể góp phần quan trọng trong hệ sinh thái của bể. Nhiều người thêm cây vào bể để thêm màu sắc. Một số khác thì trồng cây bởi họ muốn bể thêm nét tự nhiên. Nếu bạn ra cửa hàng cá cảnh thì bạn có thể sẽ thấy vô số lựa chọn và không biết phải mua cây gì. 

Lợi ích của cây giả

Nhiều bể cá cảnh sử dụng cây giả để trang trí thay vì cây thật. Nguyên nhân là vì cây giả có màu sắc sặc sỡ hơn cây thật và sẽ không bao giờ bị rữa, chết. Giống như cây thật, cây giả cũng có thể tạo chỗ trốn cho cá và tép. 

Lợi ích của cây thật

Cây thủy sinh giúp hấp thụ CO2, nitrate và sản xuất O2, giúp hỗ trợ hệ thống lọc sẵn có trong bể của bạn và duy trì chất lượng nước, giúp cho cá khỏe mạnh và sống tốt hơn.

Cây thủy sinh và rêu hại đều chia sẻ chung nguồn thức ăn đó là dinh dưỡng trong nước và ánh sáng. Vậy nên nếu bạn có nhiều vấn đề về rêu hại thì việc trồng thêm cây thủy sinh là một giải pháp để giải quyết. Loài cây yêu thích có thể xử lý được rêu của mình là các loại cây thả nổi phát triển nhanh như bèo hoặc rong. Chúng giúp che ánh sáng và hấp thụ lượng dinh dưỡng thừa trong bể và nếu bạn kết hợp với nuôi các loại cá, tép ăn rêu thì bạn có thể dễ dàng triệt tiêu được rêu hại trong bể.

Ngoài ra, cây cũng có thể cung cấp thức ăn, chỗ trốn cho cá và tép. 

Lưu ý khi chọn mua cây thủy sinh

Giống như cá vậy, cây thủy sinh cũng cần môi trường sống phù hợp để sống được. Đối với những người mới nuôi thì bạn nên chọn những loại cây dễ sống, không yêu cầu quá cao về môi trường và CO2. 

Xem thêm: Các loại cây thủy sinh không cần CO2

Đồ trang trí khác

Hầu hết các cửa hàng đều bán vô số các loại đồ trang trí có thể bỏ vào bể nhưng họ lại không nói cho bạn biết bạn không nên sử dụng cái gì. Đồ trang trí cần phải phù hợp với bể và bạn nên luôn cân nhắc đến nhu cầu của cá trước khi mua bất cứ thứ gì.

Có một số vật liệu bạn không nên cho vào bể cá hoặc chỉ nên cho vào trong những trường hợp đặc biệt.

Tiêu chí để bạn có thể xác định xem vật liệu có an toàn hay để cho vào bể là: 

  • Không giải phóng các chất độc vào bể cá
  • Không làm ảnh hưởng nhiều đến thông số nước 
  • Không gây tích tụ chất thải 

Các loại vật liệu không nên cho vào bể cá:

  • Vật liệu lấy ngoài tự nhiên chưa qua xử lý – Các loại vật liệu lấy ngoài tự nhiên như là gỗ và sỏi đá lấy ngoài tự nhiên cần được rửa sạch kĩ trước khi có thể được bỏ vào bể cá. Bạn không nên sử dụng gỗ khô tự nhiên bởi chúng sẽ phân hủy nhanh trong nước. Thay vào đó bạn nên mua các loại lũa được bày bán tại cửa hàng cá cảnh bởi các loại gỗ đó ổn định và lâu phân hủy trong nước hơn gỗ thường. Nhiều loại đá trong tự nhiên cũng có thể chứa các loại khoáng có độc đối với cá và tép. Ngoài đá, gỗ lấy ngoài tự nhiên ra thì bạn cũng nên tránh đưa trực tiếp cây hoặc cá bắt trực tiếp từ bên ngoài vào bể bởi ngoài tự nhiên có vô số mầm bệnh mà bạn không thể lường trước được. 
  • Vỏ sò và san hô – Nhiều người hay sử dụng san hô làm vật liệu lọc. Đây là ý tưởng không hay và sẽ gây hại cho bể cá về lâu dài bởi san hô sẽ làm ảnh hưởng đến pH và độ cứng của nước.
  • Đồ vật nhọn – Các loại đồ vật có cạnh nhọn ví dụ như thủy tinh có thể gây thương tích cho cá, đặc biệt là đối với những loại cá có vây dài như cá betta.
  • Nhựa – Dù một số loại nhựa có thể được cho vào bể cá nhưng một số lại không. Thông thường bạn có thể sử dụng các loại cây giả nhựa hoặc đồ trang trí nhựa mua tại các cửa hàng cá cảnh để trang trí. Quy tắc là nếu đồ trang trí đó có mùi nhựa hoặc hóa chất mạnh thì bạn không nên cho chúng vào bể cá. Bạn cũng có thể cho các loại đồ vật bằng nhựa cấp thực phẩm (food grade) vào bể cá.
  • Nền bi hoặc sỏi thủy tinh – Các loại nền như nền bi hoặc sỏi thủy tinh rất hay được sử dụng để trải nền cho bể cá. Tuy chúng không gây hại trong nước nhưng về lâu dài sẽ khiến cho cặn bẩn và thức ăn thừa tích tụ bởi khe hở giữa các hạt thủy tinh rất to, từ đó có thể làm nước bị bẩn và khiến cho cá bị bệnh. Nếu bạn muốn trải nền cho bể cá thì bạn chỉ nên sử dụng các loại sỏi bé, phân nền hoặc cát. Đồng thời bạn có thể nuôi thêm các loại cá tầng đáy như cá chuột hoặc chạch culi, chúng có thể giúp bạn sục cặn bẩn dưới nền lên cho lọc hút, giúp bạn đỡ phải mất công hút cặn nền thường xuyên.

Các loại vật liệu an toàn

  • Sỏi nhỏ, cát – như đã nhắc đến bên trên, sỏi nhỏ và cát là vật liệu thường được sử dụng để làm nền cho bể cá. Có vô số loại nền sỏi bạn có thể lựa chọn như là sỏi nham thạch, sỏi sạn suối, cát nắng vàng, cát trắng,… Bạn cũng nên nghiên cứu kĩ loại cá định nuôi trước khi làm bể để có thể giúp chúng có được môi trường sống tốt nhất. Thông thường các loại cá thích kiếm ăn dưới nền sẽ thích nền cát hơn bởi nền cát là nơi kiếm ăn giống như ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng. Cá chuột được nuôi lâu tại bể có nền sỏi quá lớn sẽ có thể bị bệnh, đứt râu, gặp vấn đề về bơi lội,…
  • Lũa – Cho gỗ vào bể cá là cách tuyệt vời để bạn có thể trang trí cho bể và tạo chỗ trốn cho các loài cá, tép sống trong đó. Tuy vậy không phải loại gỗ nào bạn cũng có thể cho vào bể cá. Các loại gỗ còn ẩm hoặc tươi có thể sẽ giải phóng các chất có hại vào bể cá. Các loại gỗ mềm thì lại có thể phân hủy nhanh trong nước. Các loại gỗ lụa được bán tại cửa hàng cá cảnh là cành hoặc thân cây gỗ cứng trôi dạt tại bờ biển, sông hoặc hồ. Các loại gỗ này sẽ không giải phóng chất độc vào bể cá, thay vì đó chúng giải phóng một chất gọi là tannin khiến cho nước hơi mang tính axit, có màu nâu, giúp mô phỏng lại môi trường sống của các loài cá nước ngọt nhiệt đới.
  • Đá, gốm,.. – Đá hoặc gốm mua tại cửa hàng cá cảnh cùng là vật liệu an toàn để bạn có thể cho vào bể cá. Tuy nhiên bạn cần tránh nhặt vật liệu bên ngoài bởi chúng có thể chứa các loại khoáng hoặc chất gây hại cho cá.

Cách trang trí bể cá

Có nhiều cách khác cũng như là phong cách khác nhau để trang trí cho bể cá, để kể hết ra thì có lẽ cần phải có 5 bài như thế này. Vậy nên mình sẽ tập chung vào phong cách đơn giản, phổ biến, phù hợp cho người mới chơi mà cũng nhìn vô cùng chuyên nghiệp, đó là phong cách tự nhiên. 

Đặc điểm của phong cách này là chúng có thể thu hút sự chú của người xem, dựa vào cách bố trí đá, lũa và cây thủy sinh. Cây cối, đá, lũa được sắp xếp để mô phỏng lại hình dáng của đồi núi, thung lũng hoặc thậm chí là bãi biển. 

Mặc dù sự sắp xếp cây cối nhìn có vẻ như là ngẫu nhiên nhưng mà vẫn cần có những quy tắc nhất định. Quy tắc cơ bản nhất trong thiết kế đó là bạn cần phải điều hướng được ánh nhìn của người dùng. Tức là khi họ nhìn vào thiết kế, họ sẽ biết nhìn vào đâu đầu tiên và nhìn đâu tiếp theo. Để làm như vậy thì có 3 kiểu hình chính trong phong cách này bạn có thể thử làm, đó là:

Bố cục tam giác vuông

Cách trang trí bể thủy sinh

Bố cục này tạo cảm giác cân bằng với chiều cao của cây, đá, lũa thủy sinh cao nhất ở phía cạnh bể và giảm dần khi đi sang phía bên kia. Loại bể này mô phỏng khu vực sườn dốc. 

Đây là bố cục đơn giản nhưng nhìn vẫn không kém phần hấp dẫn. 

Để làm được thì:

  •  Bạn cần trải lớp nền cát cho đều toàn bộ bể trước. 
  • Sắp xếp lũa, đá ở bên cạnh sao cho chúng có độ cao giảm dần khi đi về phía bên kia bể. Bạn có thể sắp xếp lũa, đá sao cho chúng có thể chắn được phân nền không bị đổ về phía trước hoặc tràn ra. 
  • Thêm phân nền ở phía đằng sau để trồng cây. 
  • Phía đằng sau bạn có thể trồng các loại cây mọc cao. Các loại cây phổ biến có thể kể đến là rong, cây vảy ốc hoặc là cỏ narong. 
  • Phía giữa bạn trồng các loại cây trung cảnh. 
  • Đằng trước bạn có thể gắn một số loại cây lên đá như là ráy nana hoặc là bucep
Cách trang trí bể thủy sinh

Bố cục tam giác cân

Cách trang trí bể thủy sinh

Bố cục này mô phỏng lại hình dáng của đảo, với cây thủy sinh được tỉa, trồng thấp ở hai bên và cao nhất ở phần giữa. Bố cục này có thể được tạo bằng cách xếp đá thành hình núi và trồng cây thủy sinh ở các kẽ hở và hai bên. 

Hoặc đơn giản bạn cũng chỉ cần tạo được bố cục này bằng cách trồng các loại cây cao nhất ở phía giữa và đằng sau với những cây thủy sinh nhỏ dần sang hai phía. Khi cây mọc cao lên bạn cần phải cắt tỉa thường xuyên để bể giữ được bố cục này. 

Bố cục tam giác cân ngược

Cách trang trí bể thủy sinh

Cây thủy sinh, đá, lũa được sắp xếp ở hai bên, với độ cao giảm dần về phía giữa, tạo thêm chiều sâu cho bể. 

Để làm được phong cách này, bạn chỉ cần sắp xếp lũa đá cao ở hai bên và xếp về phía sau. Sau đó bạn có thể trồng các loại cây thủy sinh mọc cao như là vảy ốc, cỏ narong hoặc các loại cây cắt cắm phía hậu cảnh. Phần trung cảnh là chỗ cho các loại cây mọc trung bình như là tiêu thảo, dương xỉ java. Tiền cảnh bạn có thể trồng các loại cây mọc thấp như là cỏ thìa, tiêu thảo parva, cỏ ngưu ma chiên. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *