aquasetup

Tiêu thụ điện của bể cá: bể cá có tốn điện không?

Mục lục

bể cá có tốn điện không?

Ngoài chi phí thức ăn cho cá thì còn một yếu tố để duy trì bể cá nhiều người quan tâm đó là điện năng tiêu thụ của bể. Tất cả các loại thiết bị như là đèn, lọc, sục khí, sưởi, đèn uv,… đều tiêu thụ điện. Nhưng lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị sẽ như thế nào? Lượng điện tiêu thụ của bể cá sẽ phụ thuộc vào thiết bị, kích thước bể nhưng nhìn chung là sẽ ít hơn nhiều so với các thiết bị khác trong nhà.

Lượng điện thụ của bể cá

Xét bể cá chỉ sử dụng thiết bị cơ bản như là lọc và đèn thủy sinh thì: 

Bể cá 30 lít trở xuống sẽ có lượng điện tiêu thụ vào khoảng 10-15kWh mỗi tháng, vậy với giá điện hiện nay thì sẽ tốn của bạn khoảng trên 17.000 đồng tiền điện. Bể cá kích thước khoảng 100 lít sẽ có lượng điện tiêu thụ vào khoảng 15-20kWh mỗi tháng, tức là tốn khoảng hơn 30.000 đồng tiền điện. Bể cá lớn trên 150 lít sẽ tiêu thụ khoảng 20-40kWh mỗi tháng, tức là tốn khoảng 34.000 -68.000 đồng mỗi tháng. 

Các thông số trên chỉ là tính xấp xỉ, nếu bạn muốn tính toán lượng điện tiêu thụ hơn thì bạn có thể đọc thêm bên dưới. 

Công suất tiêu thụ của thiết bị bể cá

Đèn thủy sinh

Thông thường đèn thủy sinh sẽ không tiêu thụ quá nhiều điện, chỉ khoảng 30% hóa đơn, đặc biệt là khi bạn sử dụng các loại đèn led thủy sinh thay vì bóng đèn huỳnh quang. Đèn led thủy sinh thông thường sẽ có công suất vào khoảng 5-15W. 

Nếu bạn sử dụng đèn huỳnh quang thì lượng điện tiêu thụ sẽ nhiều hơn, vào khoảng 15-40W. Hơn hết nữa là bể chỉ cần được chiếu sáng khoảng 8-10 tiếng mỗi ngày hoặc ít hơn. 

Xem thêm : Các loại đèn thủy sinh

Lọc

Lọc cũng không tiêu thụ quá nhiều điện, có công suất vào khoảng 5-30W tùy vào kích thước của lọc. Lọc thì bạn sẽ cần phải bật cả ngày bởi tắt đi có thể khiến cho hệ vi sinh hoạt động kém hiệu quả hơn. 

Xem thêm về lợi ích của vi sinh. 

Các thiết bị khác

Ngoài lọc, đèn thủy sinh thì bạn cũng có thể sử dụng các loại thiết bị khác như là sủi, sưởi. Giống như các loại thiết bị bên trên, sủi cũng là thiết bị không tiêu thụ điện nhiều, chỉ vào khoảng 3W. 

Trong số tất cả các loại thiết bị thì sưởi bể cá là loại tiêu thụ điện năng nhiều nhất, có thể lên tới 50-150W tùy thuộc vào kích thước bể cá của bạn. May mắn thay là thời tiết Việt Nam thuộc dạng nhiệt đới vậy nên nhiệt độ sẽ phù hợp hơn để nuôi cá. Bạn không cần thiết phải sử dụng đến sưởi trừ khi vào những ngày đông quá lạnh hoặc sử dụng sưởi để chữa bệnh, kích thích một số loại cá sinh sản. 

Cách để tiết kiệm điện

Để tiết kiệm điện tiêu thụ cho bể cá thì tốt nhất là bạn nên sử dụng bóng đèn led thay vì sử dụng bóng đèn huỳnh quang. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thêm ổ cắm hẹn giờ (lazada) để kiểm soát thời gian chiếu sáng bể tốt hơn.

Khi sử dụng sưởi thì bạn không cần phải sưởi bể cá quá nóng, thông thường thì mọi loài cá sẽ có thể sống khỏe khi bể đạt 23 độ C. 

Bạn cũng có thể lựa chọn mua thiết bị từ một số hãng có sản phẩm tiêu thụ điện ít hơn. Thông thường thì mọi sản phẩm sẽ có ghi rõ công suất tiêu thụ trên bao bì.

Hơn hết nữa, bạn có thể giảm lượng thiết bị sử dụng để duy trì bể cá. Thông thường bể chỉ cần đèn và lọc là có thể tạo được môi trường sống lý tưởng cho cá cảnh. Bể không quá cần sử dụng đến sủi hoặc là sưởi nếu bạn nuôi cá tại Việt Nam. Lý do bởi môi trường khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới, phù hợp để nuôi gần như mọi loài cá cảnh. 

Cách tính tiền điện từ điện năng tiêu thụ

Để tính được điện năng tiêu thụ thì đầu tiên bạn cần phải biết công suất của thiết bị theo đơn vị W (watts) và thời gian thiết bị chạy tính theo tiếng. 

Công suất sẽ bằng điện năng tiêu thụ trong một tiếng. Tức là bộ lọc có công suất 5W sẽ tiêu thụ 5Wh trong một tiếng và tiêu thụ 5x24x30Wh = 3600 Wh = 3,6 kWh. Bạn có thể tìm thấy bảng giá tiền điện theo kWh trên mạng, thông thường sẽ vào khoảng 1700 đồng cho mỗi kWh. 

Kết lại

Bể cá sẽ không tốn quá nhiều điện năng để duy trì bởi tất cả các thiết bị để sử dụng cho bể đều có công suất nhỏ. Để tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho bể cá thì bạn có thể sử dụng đèn thủy sinh là đèn led. Hơn hết nữa, bạn có thể chỉ cần lọc và đèn để duy trì bể cá. Các loại thiết bị khác như là sưởi và sủi sẽ không quá cần thiết nếu bạn không nuôi quá nhiều cá và nuôi tại khu vực khí hậu nhiệt đới. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *