aquasetup

10 loại rêu hại thủy sinh: nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Mục lục

Dù bạn có làm gì thì mầm rêu hại vẫn luôn tồn tại trong bể cá. Chúng sẽ mọc lên khi có điều kiện thuận lợi. Mầm rêu có thể bám từ cây thủy sinh, cá, nước từ bể cá khác, thậm chí là cả ở không khí xung quanh ta. Chúng chỉ đợi điều kiện thuận lợi để bùng phát trong bể cá. Vậy nên, đôi khi chỉ cần bạn chiếu sáng nhiều hoặc vô tình đổ thừa phân nước vào trong bể, rêu hại sẽ có thể bùng phát. 

Trong bài viết này mình sẽ đề cập đến các loại rêu hại thủy sinh phổ biến và cách diệt chúng. 

Xem thêm: Rêu trong bể cá có hại không?

1. Rêu tóc

Các loại rêu hại bể cá

Rêu tóc là một loại rêu hại màu xanh phổ biến mọc trong các bể cá bị thừa dinh dưỡng. Loại rêu tóc phổ biến nhất thuộc chi Oedogonium, ngoải tự nhiên còn có rất nhiều loại rêu tóc nữa, chúng không có nhiều điểm khác biệt, bạn thậm chí phải dùng đến kính hiển vi mới có thể phân biệt được. 

Rêu tóc giống như tên gọi, có ngoại hình là những sợi mảnh dài nhìn giống như tóc vậy. Chúng có thể mọc và bám vào mọi bề mặt trong bể, có thể là trên lá cây, trên đá, trên lũa, nền hoặc thậm chí là trên mặt kính. 

Nguyên nhân gây rêu

Rêu tóc là vấn đề thường thấy trong những bể cá mới làm. Các loại rêu hại sẽ dần biến mất khi hệ vi sinh và dinh dưỡng trong bể cân bằng. Rêu tóc có thể xâm chiếm bể nếu:

  • Bể cá không có CO2
  • Bể bị thừa dưỡng
  • Bể bị chiếu sáng quá nhiều và quá mạnh
  • Bể không có đủ dòng chảy

Cách trị rêu

Bạn có thể trị rêu tóc bằng các cách sau:

  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì bạn cần: Tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Bạn chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng mỗi ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì bạn chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng một ngày. 
  • Chăm sóc cho bể định kì: Bạn có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì bạn nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Thêm CO2 vào trong bể: Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu tóc xâm chiếm bể thủy sinh.
  • Trị bằng thuốc: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như là API Algaefix hoặc sử dụng oxy già để bơm vào bể cá. Biện pháp nữa mình cũng thích dùng là sử dụng CO2 lỏng. Không giống như nhiều người nghĩ, CO2 lỏng không phải là chất sử dụng để thêm CO2 vào bể cá, thay vào đó, nó là loại thuốc để ức chế rêu hại.
  • Nuôi loài ăn rêu: Rêu tóc tuy là loại rêu khó xử lý nhưng vẫn sẽ có những loài có thể ăn được loại rêu này, có thể kể đến là tép amano, tép mũi đỏ, tép thanh mai, ốc neria, cá bút chì,..

2. Rêu sừng hươu

Các loại rêu hại bể cá

Rêu sừng hươu thường mọc thành những bụi dày trên viền hoặc là gân lá. Giống như tên gọi, khi mới bắt đầu mọc, chúng sẽ mọc lên thành nhánh, xong đó chia ra nhìn giống như hình dạng sừng hươu. So với rêu tóc, rêu sừng hươu là loại hơi khó trị hơn. 

Nguyên nhân gây rêu

Rêu sừng hươu thường mọc trên lá cây phát triển chậm như là ráy, chúng có thể bùng phát do những nguyên nhân sau:

  • Bể cá không có CO2
  • Bể bị thừa dưỡng, đặc biệt là sắt
  • Bể bị chiếu sáng quá nhiều và quá mạnh
  • Cây thủy sinh trong bể bị yếu, già, sắp chết

Cách trị rêu

Bạn có thể trị rêu sừng hươu bằng các cách sau:

  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì bạn cần: Tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Bạn chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng mỗi ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì bạn chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng một ngày. 
  • Chăm sóc cho bể: Bạn có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì bạn nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Thêm CO2 vào trong bể: Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu sừng hươu xâm chiếm bể thủy sinh.
  • Trị bằng thuốc: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như là API Algaefix hoặc sử dụng oxy già để bơm vào bể cá. Biện pháp nữa mình cũng thích dùng là sử dụng CO2 lỏng. Không giống như nhiều người nghĩ, CO2 lỏng không phải là chất sử dụng để thêm CO2 vào bể cá, thay vào đó, nó là loại thuốc để ức chế rêu hại.
  • Nuôi loài ăn rêu: Có nhiều loài có thể xử lý được rêu sừng hươu như là cá bút chì, cá otto, tép amano, tép mũi đỏ,…

Xem thêm: Cách sử dụng hệ thống CO2 cho bể thủy sinh

3. Tảo nâu

Các loại rêu hại bể cá

Tảo nâu là một loại tảo silic hay còn gọi là tảo cát. Chúng là một loại sinh vật đơn bào,, với thành tế bào được làm bằng silica, được gọi là vỏ tảo cát. 

Các mảng tảo nâu bạn thấy trong bể được cấu tạo từ hàng tỷ tế bào tảo nâu gộp, liên kết lại với nhau. Tảo nâu có dạng mảng nhớt màu nâu, bám trên các bề mặt trong bể như là thành kính, đá, lũa,… 

Nguyên nhân gây tảo nâu

Tảo nâu xuất hiện trong bể cá thủy sinh là do: 

  • Bể cá bị chiếu sáng ít: Điều kiện chiếu sáng ít là nguyên nhân chủ yếu, kết hợp với các nguyên nhân khác, tảo nâu có thể xâm chiếm bể thủy sinh một cách dễ dàng. 
  • Nồng độ silicat, phốt phát và nitrate cao: Silicat có thể có sẵn trong nước máy, có trong sỏi, đá, nền bể. Phốt phát đến từ thức ăn thừa cho cá, phân cá, phân nước, dưỡng từ nền. Nitrate đến từ thức ăn thừa cho cá, cây cối chết, phân nước và các loại chất thải hữu cơ khác trong bể. 

Cách trị tảo nâu

  • Kiên nhẫn chờ đợi: Tảo nâu thường xuất hiện khi bạn mới làm bể. Bể cá mới làm cần thời gian để cân bằng. Thông thường thì bể cần 4-6 tuần để hệ vi sinh trong đó mới có thể ổn định, khi đó tảo nâu cũng sẽ tự động biến mất. 
  • Lau hoặc cọ tảo đi: Nếu tảo không tự biến mất hoặc bạn không thể chờ được thì bạn có thể tự mình xử lý. Tảo nâu bám yếu vậy nên cọ tảo đi sẽ rất dễ. 
  • Nuôi các loài ăn rêu tảo: Rêu, tảo là nguồn thức ăn dinh dưỡng dành cho tép, ốc và các loại cá như là cá pleco, cá otto. Một số loại tép, ốc, dọn rêu tảo ốc tốt có thể kể đến là tép amano, tép thanh mai, ốc nerita, ốc táo. 

4. Rêu chùm đen

Các loại rêu hại bể cá

Rêu chùm đen có tên khoa học là Audouinella . Loài rêu này thuộc loại rêu đỏ và có thể mọc trong cả môi trường nước ngọt cũng như là nước mặn. 

Chúng nhìn giống như một chùm tóc màu đen, có thể mọc trên rìa lá cây, trên lũa, đá hoặc các loại đồ trang trí khác. Ngoài màu đen, rêu còn có thể có màu xanh đậm, đỏ đậm. Rêu chùm đen thích mọc tại những khu vực có dòng chảy mạnh, tuy vậy chúng vẫn có thể mọc trong những bể có dòng chảy chậm. 

Nguyên nhân gây rêu chùm đen

  • Dinh dưỡng dư thừa:Giống như mọi loài rêu hại khác, rêu chùm đen là vấn đề xảy ra khi bể bạn đang không ổn định, có thể là bị dư thừa dinh dưỡng.
  • Bể bị thừa dinh dưỡng: Nếu bạn không hút cặn đáy bể và thay nước thường xuyên thì sẽ có nhiều dinh dưỡng tích tụ trong bể. 
  • Bể bị thừa sáng
  • Bể bị thiếu CO2: Thông thường thì khá ít người nuôi cá mà có sử dụng CO2. Nếu bể cá của bạn bị thiếu CO2 thì rêu sẽ lấy carbon từ HCO3- dễ hơn so với cây thủy sinh.

Cách trị rêu chùm đen

Rêu chùm đen có thể tách carbon khỏi ion hydro carbonat, tạo ra ion hydroxit, làm tăng pH. Rêu chùm đen khi đó tạo ra quả trình khử canxi sinh học, tạo ra CaCO3, sau đó rêu có thể sử dụng chất này để củng cố thành tế bào. Quá trình này giúp cho rêu chùm đen khó trị hơn và các loài ăn rêu khó xử lý rêu chùm đen hơn so với các loại rêu hại khác. Để xử lý rêu thì bạn có thể thử: 

  • Sử dụng CO2 lỏng (lazada) hoặc oxy già để bơm vào rêu: Oxy già nồng độ 3% có thể được sử dụng để diệt rêu chùm đen. Lượng oxy già an toàn để sử dụng cho bể cá là vào khoảng 1ml cho mỗi 2 lít nước.Bạn có thể sử dụng xilanh để bơm trực tiếp oxy già vào rêu chùm đen.
  • Nuôi các loài ăn rêu: Chỉ có một số loài có thể xử lý được rêu chùm đen. Loài cá ăn rêu chùm đen tốt nhất là cá bút chì. Cá bút chì có thể ăn được rêu chùm đen cũng như nhiều loại rêu hại khác. Ngoài ra bạn có thể thử nuôi tép amano. 
  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì bạn cần: Tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Bạn chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng mỗi ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì bạn chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng một ngày. 
  • Chăm sóc cho bể: Bạn có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì bạn nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Thêm CO2 vào trong bể: Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu chùm đen xâm chiếm bể thủy sinh.

5. Rêu nước xanh

Các loại rêu hại bể cá

Rêu nước xanh trong bể cá được tạo thành từ hàng triệu cá thể tảo phù du, còn được gọi là tảo lam. Tảo lam có kích thước nhỏ, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Vào giai đoạn ban đầu, khi mà chúng chưa có nhiều, bạn chỉ thấy bể cá hơi ngả xanh. Nhưng sau đó chúng sẽ phát triển nhanh chóng nếu không có biện pháp xử lý, nước sẽ ngày càng trở nên đục hơn, đến mức bạn không nhìn rõ cây cối trong bể. Trong một số trường hợp, khi tình trạng đã quá nặng thì rêu nước xanh sẽ làm bể cá đục ngầu. Lúc đó bạn sẽ không thể nhìn thấy được gì trong bể nữa. 

Nguyên nhân gây rêu

Nguyên nhân chính khiến hình thành rêu nước xanh là do bể có ánh sáng quá mạnh. Đó là lý do loài rêu này có thể phát triển mạnh tại những bể cá ngoài trời. Các nguyên nhân khác có thể kể đến là:

  • Bể cá không có CO2
  • Bể bị thừa dưỡng

Cách trị rêu

Bạn có thể trị rêu nước xanh bằng các cách sau:

  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Bạn chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng mỗi ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì bạn chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng một ngày. 
  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì bạn cần: Tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Chăm sóc cho bể: Bạn có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì bạn nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Thêm CO2 vào trong bể: Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu nước xanh xâm chiếm bể thủy sinh.
  • Sử dụng đèn UV: Đây là công cụ tuyệt vời để có thể xử lý được rêu nước xanh. Nếu sử dụng đúng thì đèn UV có thể giải quyết hết rêu nước xanh chỉ trong một vài ngày. 

6. Rêu đốm xanh

Các loại rêu hại bể cá

Rêu đốm xanh là loại rêu giống như tên gọi – có hình dang nhỏ lốm đốm. Chúng thường mọc trên các vật thể cố định như mặt kính, bề mặt đá và gỗ hoặc trên các loại lá cây cứng và lớn. 

Nguyên nhân gây rêu

Giống như mọi loại rêu khác, mất cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân khiến rêu đốm xanh xuất hiện. Nhiều chuyên gia cho rằng những lý do sau là nguyên nhân chính.

  • Quá nhiều ánh sáng: giống các loại rêu khác, lượng ánh sáng quá cao, dù là từ cửa sổ hay từ ánh sáng đèn bể cá, có thể là nguyên nhân khiến rêu đốm xanh phát triển.
  • Nồng độ phosphat thấp : Nồng độ phosphate trong bể của bạn thấp cũng có thể là nguyên nhân khiến rêu đốm xanh phát triển,..

Cách xử lý rêu đốm xanh.

  • Xử lý thủ công: Bạn có thể sử dụng cạo rêu chuyên dụng hoặc là một chiếc thẻ cứng như thẻ ngân hàng. Bây giờ bạn cần cầm thẻ và cho tay vào bể sau đó bắt đầu quẹt nó xuống mặt kính – bạn sẽ thấy rêu đốm xanh bắt đầu bong ra dần dần khỏi kính. Cứ tiếp tục cạo cho đến khi kính bạn sạch rêu, sau đó thay nước để loại bỏ các đốm rêu vừa bị cạo.
  • Nuôi các loài ăn rêu : Khi nhắc đến loài ăn rêu đốm xanh thì chỉ có một loài có thể đảm nhận việc này, đó là ốc Nerita. Ốc nerita sẽ sẽ đi tìm kiếm rêu khắp bể để tìm rêu ăn, dù cho đó là ở trên mặt kính hay trên lũa, đá, ốc Nerita sẽ tìm và ăn sạch chúng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Bạn chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng mỗi ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì bạn chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng một ngày. 

7. Rêu bụi xanh

Các loại rêu hại bể cá

Rêu bụi xanh nhìn khá giống rêu đốm xanh. Chúng có thể phát triển thành từng mảng trên kính. Tuy nhiên, rêu bụi xanh bám lỏng hơn nhiều, chúng có thể dễ bị cạo đi và bám vào các bề mặt khác trong bể như là nền, đá, lá cây,…

Nguyên nhân gây rêu

  • Bể cá không có CO2
  • Bể bị thừa dưỡng
  • Bể bị chiếu sáng quá nhiều và quá mạnh

Cách trị rêu

Bạn có thể trị rêu tóc bằng các cách sau:

  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì bạn cần: Tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Bạn chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng mỗi ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì bạn chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng một ngày. 
  • Chăm sóc cho bể định kì: Bạn có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì bạn nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Thêm CO2 vào trong bể: Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu tóc xâm chiếm bể thủy sinh.

8. Rêu nhớt xanh

Các loại rêu hại bể cá

Rêu nhớt xanh có dạng dày, trải trên bề mặt cây hoặc đá,.. như một tấm thảm, thường có bong bóng xuất hiện bên dưới và có thể dễ dàng bị cọ đi. Chúng thường có màu xanh đậm (trong bể nước ngọt) hoặc đỏ đậm (trong bể nước mặn).

Mọi người thường nhầm loại nhớt này với rêu và gọi nó là rêu nhớt xanh. Thực tế, chúng là một loài vi khuẩn tên là Cyanobacteria (thường được gọi là cyano). Cyano là một loại vi khuẩn tự sản sinh thức ăn và sống theo quần thể – lớn đến mức bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chính những quần thể này là nguyên nhân gây nên rêu nhớt xanh cho bể cá. Chúng không nhất thiết phải có màu xanh đậm mà có thể có màu đen hoặc hơi ngả xanh dương, hoặc đỏ đậm trong các bể cá nước mặn.

Điều đầu tiên người nuôi cá muốn làm khi thấy loại rêu này là ngay lập tức xử lý chúng bởi loại rêu này có thể có độc, gây hại đến cá, tép trong bể của bạn. 

Nguyên nhân gây rêu

Trong bể cá, ta sẽ thường thấy rêu nhớt xanh phát triển tại những nơi bị tù đọng, ít dòng chảy và có nhiều dinh dưỡng dư thừa. Cụ thể các nguyên nhân khiến rêu nhớt xanh bùng phát có thể kể đến là:

  • Bể thiếu dòng chảy
  • Dinh dưỡng dư thừa, đặc biệt là NO3 và phosphat 
  • Dư thừa ánh sáng

Cách xử lý rêu nhớt xanh

  • Tăng dòng chảy cho bể: Đầu tiên bạn hãy sắp xếp lại bể để không có khu vực tù đọng hoặc sử dụng lọc có công suất mạnh hơn.
  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì bạn cần: Tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Bạn chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng mỗi ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì bạn chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng một ngày. 
  • Sử dụng erythromycin: erythromycin là loại thuốc kháng sinh có thể diệt được rêu nhớt xanh mà không làm hại đến cá, tép, ốc cũng như hệ vi sinh có lợi trong bể. 

9. Rêu lông tơ

Các loại rêu hại bể cá

Rêu lông tơ thường mọc trên rìa lá cây, chúng có dạng tơ nhỏ, dài khoảng 2cm. Rêu lông tơ thường xuất hiện trong hồ nhiều sáng. 

Nguyên nhân gây rêu

Rêu lông tơ thường mọc trên lá cây phát triển chậm như là ráy, chúng có thể bùng phát do những nguyên nhân sau:

  • Bể cá không có CO2
  • Bể bị thừa dưỡng, đặc biệt là sắt
  • Bể bị chiếu sáng quá nhiều và quá mạnh
  • Cây thủy sinh trong bể bị yếu, già, sắp chết

Cách trị rêu

Bạn có thể trị rêu lông tơ bằng các cách sau:

  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì bạn cần: Tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Hạn chế thời gian chiếu sáng cho bể: Bạn chỉ nên chiếu sáng cho bể tầm 8-10 tiếng mỗi ngày. Ánh sáng này có thể là ánh sáng gián tiếp từ mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc từ đèn led. Với những bể mới làm thì bạn chỉ nên chiếu sáng từ 4-6 tiếng một ngày. 
  • Chăm sóc cho bể: Bạn có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì bạn nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Thêm CO2 vào trong bể: Lượng CO2 thấp và không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu lông tơ xâm chiếm bể thủy sinh.
  • Trị bằng thuốc: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như là API Algaefix hoặc sử dụng oxy già để bơm vào bể cá. Biện pháp nữa mình cũng thích dùng là sử dụng CO2 lỏng. Không giống như nhiều người nghĩ, CO2 lỏng không phải là chất sử dụng để thêm CO2 vào bể cá, thay vào đó, nó là loại thuốc để ức chế rêu hại.
  • Nuôi loài ăn rêu: Có nhiều loài có thể xử lý được rêu sừng hươu như là cá bút chì, cá otto, tép amano, tép mũi đỏ,…

10. Rêu trắng

Các loại rêu hại bể cá

Dù nhìn giống rêu nhưng loại rêu hại này thức chất là một loại nấm mốc dạng sợi hoặc đôi khi có thể là do vi khuẩn hoặc là kết hợp của cả hai.

Nếu rêu trắng được tạo thành từ mốc thì chúng sẽ thường bông hơn. Bạn sẽ thấy những đám rêu mọc trên thức ăn thừa cho cá hoặc trên lũa khi mới thả vào. Loại rêu trắng này sẽ sớm biến mất khi thức ăn cạn. 

Loại rêu trắng thứ hai là vi khuẩn. Chúng có thể lan khắp bể với số lượng lớn, tạo thành thảm trên nền, che phủ cây, lũa, đá. Loại rêu này thường xuất hiện sau khi bể mới được làm. 

Nguyên nhân tạo rêu trắng

Rêu trắng là loài giống như rêu, chúng có thể lấy ánh sáng và dinh dưỡng từ trong nước để sinh sôi và phát triển. 

Nhưng bạn có thể nhìn vào màu sắc của loài rêu này và có thể đoán được chúng không quang hợp, do đó giảm cường độ chiếu sáng sẽ không thể xử lý được chúng được giống như các loại rêu hại khác. 

Vì rêu trắng là nấm, vi khuẩn nên chúng sẽ ăn thức ăn thừa, cặn bẩn và các loại chất thải hữu cơ khác trong bể. Lũa khi vừa mới thả vào bể cá cũng nhiều khi bị xuất hiện rêu trắng, tuy nhiên, khi bể đã ổn định thì rêu trắng cũng sẽ tự biến mất theo. 

Nếu dòng chảy của lọc không tốt, trong bể sẽ xuất hiện nhiều khu vực nước đọng, từ đó khiến cho phân cá, thức ăn và các loại chất độc hại tích tụ, từ đó tạo rêu hại cho bể cá. 

Cách trị rêu

Bạn có thể trị rêu trắng bằng các cách sau:

  • Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể: Để hạn chế dinh dưỡng trong bể thì bạn cần: Tránh nuôi quá nhiều cá, tránh cho cá ăn quá nhiều và sử dụng phân nước đúng liều lượng.
  • Chăm sóc cho bể: Bạn có thể thay 20% lượng nước bể 2 -3 lần một tuần trong thời gian mới làm bể để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. Khi bể đã ổn định thì bạn nên thay 10-15% lượng nước mới mỗi ngày. 
  • Nuôi loài ăn rêu: Có nhiều loài có thể xử lý được rêu sừng hươu như là cá bút chì, cá otto, tép amano, tép mũi đỏ,..

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *