aquasetup

Chi tiết cách xử lý rêu hồ cá ngoài trời

Mục lục

Xử lý rêu hồ cá ngoài trời

Rêu hại: vấn đề phổ biến đối với bể cá, đặc biệt là với những bể cá ngoài trời, nơi hứng ánh sáng mặt trời thường xuyên.

Trước khi bạn tìm cách để nhanh chóng trị rêu thì bạn cần biết rằng rêu là một phần của hệ sinh thái trong hồ cá ngoài trời. Nếu bể chỉ bị một tí tẹo rêu thì sẽ không sao, rêu sẽ không gây hại nhiều và có thể làm nguồn thức ăn cho cá. Tuy nhiên, nếu rêu hại bùng phát mất kiểm soát thì bạn cần phải có biện pháp để chữa trị. 

Rêu hại không phải là vấn đề khó kiểm soát. Bạn chỉ cần phải thay đổi thói quen chăm sóc bể cá, kèm với sử dụng thêm một số biện pháp khác là được. 

Về rêu trong bể cá ngoài trời

Thông thường với những hồ cá ngoài trời thì sẽ xuất hiện hai loại rêu phổ biến nhất, đó là rêu nước xanh và rêu tóc. 

1. Rêu nước xanh: Rêu nước xanh có dạng bụi, khi phát triển nhiều có thể khiến cho nước bị đục xanh. Đám bụi xanh dày đặc này được tạo thành từ hàng triệu cá thể tảo phù du. Loại tảo phù du này có kích thước nhỏ, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. 

2. Rêu tóc: Rêu tóc có dạng sợi dài, mảnh, bám vào đá, tường, lá cây,… Khi chúng mọc dày thì rêu sẽ tạo thành các bụi, thảm. Loài rêu này nếu gặp môi trường thích hợp thì có thể tăng gấp đôi kích thước chỉ trong vòng 24 tiếng. 

Cách xử lý rêu hồ cá ngoài trời

Do hồ cá ngoài trời luôn phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên tình trạng rêu hại sẽ thường xuyên xảy ra hơn so với hồ cá trong nhà. Rêu hại là kết quả của việc bể bị thừa quá nhiều dưỡng và ánh sáng. Để kiểm soát rêu thì bạn cũng cần phải kiểm soát hai nhân tố này. Các biện pháp xử lý rêu cho hồ cá ngoài trời có thể kể đến là:

1. Sử dụng đèn UV

Đèn UV (lazada) có thể nói là công cụ tuyệt vời nhất để có thể xử lý rêu và giúp nước trong cho các bể ngoài trời. Đèn UV có thể giúp xử lý mầm rêu trôi nổi trong nước và rêu nước xanh. 

Đèn UV sẽ không làm hại trực tiếp đến cá, tép hoặc cây thủy sinh. Chúng có tác dụng tuyệt vời trong việc kiểm soát rêu hại cũng như các loại vi khuẩn gây bệnh khác. 

Nếu sử dụng đúng thì đèn UV có thể giải quyết hết rêu nước xanh chỉ trong một vài ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là ngoài vi khuẩn có hại thì vi khuẩn có lợi cũng khó có thể sống nếu bị tiếp xúc với ánh UV. 

May mắn là vi khuẩn có lợi sẽ không trôi trong nước và bám vào các bề mặt như là trên đá hoặc trên vật liệu lọc. Vậy nên bạn không nên chiếu trực tiếp đèn UV vào trong bể cá, làm vậy có thể gây hại cho cá và vi sinh có lợi trong bể. 

Để sử dụng đèn UV thì bạn có thể đặt đèn vào khoang lọc trước vật liệu lọc sinh học nếu có bộ lọc tràn. Bạn có thể sử dụng các loại lọc thùng có tích hợp sẵn đèn UV. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại máy bơm có tích hợp thêm đèn UV. 

Bạn cũng chỉ nên sử dụng đèn UV khoảng 2-4 tiếng, 3-4 ngày một lần. 

Đèn UV có thể giúp xử lý tốt mầm rêu trôi trong nước, rêu nước xanh,.. Nhưng sẽ khó có thể xử lý các loại rêu bám đá, gỗ như là rêu tóc. Nếu bể của bạn bị rêu tóc thì bạn có thể xem xét các cách chữa trị bên dưới. 

2. Trồng thêm cây thủy sinh

Rêu sử dụng chung một loại dinh dưỡng với cây thủy sinh trong bể cá. Thực chất là toàn bộ cây và rêu hại sẽ thường xuyên cạnh tranh lẫn nhau để dành dinh dưỡng. 

Đó là lý do nếu bạn trồng các loại cây phát triển chậm thì bể cá sẽ dễ bị rêu hại hơn. Tại các loại cây phát triển chậm sẽ không hấp thụ dinh dưỡng nhanh vậy nên sẽ để thừa dinh dưỡng nhiều. 

Bạn có thể sử dụng bèo để xử lý rêu xanh cũng như các loài rêu hại khác. Bèo là loài cây phát triển nhanh, chúng sẽ hút hết dưỡng của rêu hại cũng như che hết ánh sáng của rêu. 

Mình trước cũng có bị rêu hại trong bể. Sau đó mình chỉ thả vào nhánh bèo vào trong bể, sau đó bèo phát triển rất nhanh, đi kèm với đó là rêu hại cũng ít dần. 

Với bể cá ngoài trời thì bạn có thể cân nhắc các loại cây thả nổi, có thể kể đến là ấu thái, bèo nhật (lazada), bèo cái (lazada) hoặc các loại sen, súng,…

3. Hạn chế thêm dinh dưỡng vào bể

Rêu xanh có thể xuất hiện là nhờ dinh dưỡng dư thừa trong bể cá. Ngoài những nguồn dinh dưỡng có sẵn từ bể cá ra như là từ phân nền, từ nguồn nước thì dinh dưỡng có thể đến từ thức ăn cho cá. Tức là bạn càng nuôi nhiều cá, càng cho cá ăn nhiều thì chúng sẽ càng thải nhiều. Các loại dinh dưỡng như là ni tơ, phốt pho từ phân cá và thức ăn thừa có thể khiến cho rêu hại bùng phát nếu bạn không biết kiểm soát. 

Bạn cũng cần phải cho cá ăn vừa phải với thức ăn tốt để cá có thể ăn hết và tiêu hóa được hết chất dinh dưỡng có trong thức ăn. 

Tóm lại, bạn cần:

  • Tránh nuôi quá nhiều cá
  • Tránh cho cá ăn quá nhiều
  • Cho cá ăn thức ăn chất lượng tốt

4. Chăm sóc cho bể định kỳ

Khi bạn đã xử lý nguồn dinh dưỡng từ ngoài bể cá thì bạn cần phải xử lý nguồn dinh dưỡng có trong bể. Cụ thể hơn là bằng cách thay nước cho bể thường xuyên. Bạn có thể thay 10% lượng nước bể mỗi tuần để loại bỏ lượng dinh dưỡng dư thừa. 

Thay nước có thể giúp loại bỏ dinh dưỡng cũng như là chất độc, khoáng thừa tích tụ trong bể. Khi bể cạn dinh dưỡng thì rêu hại từ đó cũng sẽ chết dần đi. 

Ngoài thay nước, bạn cũng cần phải cắt bỏ lá cây chết và rửa lọc khi lọc quá bẩn. 

5. Sử dụng thuốc diệt rêu

Khi bể của bạn bị rêu hại phát triển quá dày thì bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc diệt rêu. Bạn có thể sử dụng thuốc diệt rêu chuyên dụng hoặc là dùng oxy già để bơm vào chỗ có rêu. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng tép và ốc có thể sẽ nhạy cảm với các thành phần hóa học có trong thuốc diệt rêu. Cá thì sẽ khỏe hơn và có thể không bị thuốc diệt rêu làm ảnh hưởng nhiều. 

Oxy già nồng độ 3% có thể được sử dụng để diệt rêu tóc và các loại rêu khó trị khác. Lượng oxy già an toàn để sử dụng cho bể cá là vào khoảng 1ml cho mỗi 2 lít nước.

Bạn có thể sử dụng xilanh để bơm trực tiếp oxy già vào đám rêu. Bạn cần phải tắt lọc khi xịt oxy già và chỉ bật sau ít nhất 15 phút sau khi diệt rêu. 

Lý do là bởi oxy già có thể giết hệ vi sinh trong lọc. 

Nếu bạn sử dụng đúng liều lượng, oxy già sẽ không làm hại đến cây thủy sinh. Tuy nhiên, đôi khi oxy già có thể làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong bể của bạn. Đó là lý do bạn nên châm thêm vi sinh (lazada) tầm khoảng 1-2 ngày sau khi trị rêu.

6. Nuôi các loài ăn rêu

Loài cá ăn rêu tốt nhất cho các hồ cá ngoài trời là cá bút chì. Cá bút chì có thể ăn được rêu tóc cũng như nhiều loại rêu hại khác. Cá bút chì cũng đạt kích thước tương đối lớn. Cá bút chì trưởng thành có thể lớn hơn 15cm – kích thước phù hợp để nuôi trong các hồ cá ngoài trời. Tuy vậy, bạn vẫn cần lưu ý răng khi bạn cho cá ăn quá no thì chúng cũng sẽ từ chối không ăn rêu nữa. 

Ngoài cá bút chì thì bạn có thể nuôi một số loài ăn rêu khác như cá bình tích, cá rô phi, cá pleco thường,…

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *