aquasetup

9 loại cây thủy sinh có hoa đẹp

Mục lục

cây thủy sinh có hoa

Bể thủy sinh giống như một hệ sinh thái thu nhỏ trong nhà. Đương nhiên, trong một hệ sinh thái thì không thể thiếu cây cối được. Do sự đa dạng của chúng, bạn có thể tìm bất kỳ loại cây nào bạn cần để đưa vào bể cá của bạn. Có vô vàn loại cây khác nhau với đủ kích cỡ, màu sắc và hình dáng khác nhau.

Tuy vậy, liệu có cây thủy sinh nào ra hoa được không? Tôi muốn biết liệu có loại cây thủy sinh nào có thể có hoa nên đã nghiên cứu và tìm được một số loài cây có khả năng ra hoa trong bể thủy sinh.

Một số loại cây có thể sẽ khó chăm sóc nhưng nếu bạn muốn thấy những bông hoa trong bể của mình thì bạn có thể có một số lựa chọn dễ dàng hơn.

Danh sách các loại cây thủy sinh có thể ra hoa

  • Cây choi lưới
  • Ráy
  • Bucep (Bucephalandra)
  • Sen tiger
  • Lưỡi mác 
  • Đại liễu
  • Cỏ giấy
  • Chang chuối
  • Rong la hán

Về hoa của cây thủy sinh

Như chúng ta đã biết, ngoài mang vẻ đẹp ra thì hoa còn là bộ phận sinh sản của cây thủy sinh. Cây ra hoa để hoa có thể được thụ phấn và ra hạt, giúp chúng sinh sản thêm cây con mới. Tuy vậy, để cây ra hoa được thì đó không phải là việc đơn giản. Một số loại cây cần điều kiện thích hợp cũng như dinh dưỡng đầy đủ để có thể ra hoa được.

Xét về vị trí thì có 2 loại hoa đó là hoa nở trên mặt nước và hoa nở dưới nước. Rất nhiều loại cây trồng dưới nền nhưng chúng có thể vươn cao và nở hoa trên mặt nước, tạo nhiều cơ hội hơn cho hoa có thể được thụ phấn. 

Ví dụ như hoa của sen tiger, hoa của những loài này thường lớn và nhiều màu sắc hơn. Tuy vậy, một số loại cây có thể nở hoa hoàn toàn dưới nước.

Hoa dưới nước có thể không to và sặc sỡ như những loại cây kia, thay vào đó chúng thường có hình dạng nụ nhỏ. 

Dù cho là loại hoa gì thì bạn phải cung cấp cho cây điều kiện hợp lý chúng mới có thể hình thành và phát triển hoa được. Tôi sẽ nói thêm về vấn đề này ở bài dưới.

Làm thế nào để cây có thể ra hoa

Nếu bạn muốn có hoa trong bể thủy sinh, bạn phải có môi trường nước phù hợp để nuôi chúng. Các thông số cần để ý là nhiệt độ, độ ẩm và ph là một số nhân tố quan trọng đóng góp vào việc quyết định cây có ra hoa hay không.

Hãy lên kế hoạch ngay bây giờ, mua một số loại dụng cụ cần thiết như nhiệt kế, sưởi hoặc các loại thiết bị đo thông số nước khác. 

Thứ đầu tiên bạn cần có đó là một chiếc đèn LED thủy sinh. Rõ ràng, cây thủy sinh nào cũng cần ánh sáng để quang hợp, một chiếc đèn LED thủy sinh chuyên dụng sẽ giúp cho cây có thể tổng hợp được dinh dưỡng tốt hơn.

Lượng ánh sáng cần thiết còn tùy thuộc vào từng loại cây cụ thể, đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu kĩ chúng trước.

Ngoài ra, bạn cần có phân nước, loại phân nước tất cả trong một (all in one) là đủ, bạn chưa cần đến các loại phân nước khác. 

Cuối cùng là CO2, bể của bạn cần hệ thống CO2 để có thể phát triển và ra được hoa như mong muốn. Một số cây bắt buộc phải có CO2, trong khi đó một số khác thì có thể sẽ không cần.

Danh sách các loài cây thủy sinh có hoa

1. Ráy

Hoa cây ráy

Ráy là một trong những loại cây thủy sinh phổ biến nhất do vẻ đẹp cùng với sức khỏe của chúng. Ráy có thể sống tốt trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt và không cần chăm sóc nhiều. Chúng là một trong số ít các loài cây thủy sinh có thể nở hoa dưới nước.

Ráy có thể dễ dàng ra hoa mà không cần điều kiện đặc biệt nào, đây là lý do chúng là loài cây phù hợp cả cho những người có ít kinh nghiệm.

Hoa của cây ráy khá nhỏ và có màu trắng. Chúng có thể nở dưới hoặc trên mặt nước, tùy thuộc vào vị trí bạn trồng cây. Hãy nhớ rằng đừng nên vùi rễ cây dưới nền, thay vào đó hãy gắn cây lên gỗ hoặc đá các loại. 

2. Bucep (Bucephalandra)

Hoa của bucephalandra

Loại cây thủy sinh này có thể ra những bông hoa nhỏ màu trắng trong bể thủy sinh.

Để nuôi được, bạn có thể cung cấp cho loài cây này bất kỳ lượng ánh sáng nào bạn muốn và bạn có thể gắn chúng vào gỗ, đá hoặc vùi chúng xuống không quá sâu xuống nền. Bạn không cần phải cho thêm phân bón để nuôi bucep vì chúng là loài cây phát triển chậm. Tuy nhiên nếu bạn muốn bucep phát triển một cách tối ưu nhất thì bạn nên thêm phân bón và để ý kĩ đến rêu hại trong bể. 

Nhìn chung, loài cây này rất dễ ra hoa và nụ hoa sẽ tồn tại khoảng 7-10 ngày, sau đó, cánh hoa bắt đầu rữa dần và để lộ phần nhị hoa. Sau đó toàn bộ bông hoa và cành cũng sẽ rữa mất. 

Theo một số người, nếu bạn muốn cây phát triển nhanh hơn thì bạn cần cắt hoa của bucep. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm của tôi, cắt hoa của bucep sẽ không ảnh hưởng đến việc cây phát triển và hoa không có ảnh hưởng đến sức khỏe và màu sắc của cây. Hơn hết nữa, hoa của bucep giúp cho bể thủy sinh thêm đẹp và đa dạng nên tôi cho rằng việc cắt hoa là không cần thiết.

3. Cây lưỡi mác

hoa cây lưỡi mác
Hoa của cây lưỡi mác

Cây lưỡi mác là loài cây khỏe, chúng có thể mọc và sinh tồn trong nhiều môi trường khác nhau mà không gặp vấn đề gì. Chúng không yêu cầu nhiều về nhiệt độ, cây lưỡi mác có thể sống khỏe ở nhiệt độ từ 15 đến 28 độ C. Ngoài ra chúng có thể được nuôi cùng hầu hết mọi loại cá.

Cây lưỡi mác sau khi trồng một thời gian chúng sẽ ra cành hoa và vươn ra ngoài bể, sớm sau đó những bông hoa trắng nhỏ sẽ xuất hiện. Hoa của chúng có thể tồn tại lâu, thậm chí trong vòng vài tháng. 

Lưu ý rằng cây lưỡi mác sẽ cần thời gian để có thể ra hoa và loài cây này cần rất nhiều ánh sáng và đất nền. Đảm bảo rằng bạn có bể to với nhiều đất nền và ánh sáng để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. 

4. Cây đại liễu

Cây đại liễu
Hoa của cây đại liễu

Cây đại liễu là một loại cây cắt cắm, chúng mọc nhanh hơn cây lưỡi mác nhiều và sẽ ra hoa tím mọc trên mặt nước.

Loài cây này không đòi hỏi nhiều để có thể nở hoa, bạn chỉ cần cung cấp cho chúng lượng ánh sáng đủ, giữ cho nước hơi ấm (nhiệt độ từ 21 đến 28 độ C ) để cây có thể phát triển tốt nhất và có thể ra hoa. Phân nước và CO2 cũng cần thiết để có thể đẩy nhanh quá trình phát triển và ra hoa của cây.

5. Cây sen tiger

Hoa cây sen tiger
Hoa của sen tiger

Sen tiger là loài cây nổi tiếng vì vẻ đẹp và vì chúng có thể trồng trong hầu hết mọi loại bể thủy sinh. Nếu bạn muốn có loài cây lá đỏ thì sen tiger là lựa chọn không thể bỏ qua cho bạn. Tuy dễ trồng là vậy nhưng để cây có thể ra hoa thì bạn cần kiên nhẫn. Sen tiger cần đạt đến một độ tuổi nhất định để chúng có thể ra hoa, đặc biệt nếu bạn trồng chúng từ hạt. Nhiệt độ ấm, ánh sáng cao, bổ sung phân nước và CO2 sẽ giúp đẩy nhanh quá trình cây ra hoa. Nhưng điều quan trọng nhất là dòng chảy chậm. Sen tiger là loài cây thích nước chảy chậm, điều đó lại không phù hợp lắm đối với nhiều loại bể thủy sinh. Cây sen tiger sẽ có thể ra hoa nếu chúng có lượng lớn lá nổi trên mặt nước, ở trong bể có dòng chảy mạnh , lá của chúng sẽ phải mọc rất dài để có thể vươn lên mặt nước và điều này cũng đúng với cành hoa. Chúng cần cành hoa ngắn và dày để có thể nhấc hoa lên khỏi được mặt nước.  

Tóm tắt lại. để có thể trồng cây sen tiger ra hoa tốt nhất là bạn có một bể to, cao và có dòng chảy chậm, đồng thời có lượng ánh sáng cao. 

6. Rong la hán

Hoa của cây rong la hán
Hoa của cây rong la hán
Hoa rong la hán
Hoa của cây rong la hán

Rong la hán là loại cây không cần đất nền và CO2, chúng phát triển rất nhanh và có thể sống trong nhiều loại môi trường khác nhau. Tuy nhiên, bạn đã thấy rong la hán ra hoa bao giờ chưa?

Nếu chưa thì bạn hãy nuôi thử, chúng là loài cây cực dễ trồng và rất dễ ra hoa. Rong la hán có thể có nhiều màu sắc, từ xanh lá đến đỏ hoặc tím. Cây khi nuôi trong bể sẽ dần phát triển rễ, chúng thậm chí sẽ phát triển rễ mọc cắm xuống nền nếu được chăm sóc đúng cách. Nếu chúng phát triển tốt, các tán lá của chúng sẽ rậm và rộng hơn, khi đó chúng cũng sẽ phát triển những nụ hoa nhỏ. 

7. Cây trang chuối

Cây trang chuối
hoa cây chang chuối
Hoa của cây trang chuối

Loài cây kỳ lạ này có lá giống như hoa súng, mang hình trái tim, màu xanh với phía dưới có màu hơi tím. Cây trang chuối có thể được trồng bằng cách thả nổi trong bể hoặc vùi chúng xuống nền nhưng không vùi quá ⅓ mấy quả “chuối bên dưới”. Nhiều người lầm tưởng mấy cụm đó là rễ nhưng chúng thực chất là một phần của cây nơi mà cây lưu trữ chất dinh dưỡng. Nếu bạn vùi quá sâu phần này xuống phía dưới đất, chúng sẽ bị rữa. 

Giống như sen tiger, loài cây này thích những bể sâu và có dòng chảy chậm. Khi đạt được đến mức độ phát triển nhất định, chúng sẽ mọc ra những bông hoa 5 cánh từ bên dưới mặt lá. Hoa nở vào mùa cuối xuân đến đầu mùa thu, sau khi hoa tàn, nhụy cây sẽ phát triển thành quả, sau đó sẽ chín và rơi xuống đáy bể/hồ.

8. Cây choi lưới

Cây choi lưới
Hoa cây choi lưới
Hoa của cây choi lưới

Loài cây này được biết đến với hình dạng lá đặc biệt của chúng. Như tên gọi, loài cây này sở hữu bộ lá có hình dạng như những tấm lưới trôi trong bể. 

Hoa của cây choi lưới cũng có hình dạng đặc biệt không kém. Khi cây sẵn sàng để ra hoa, chúng sẽ mọc nhánh hoa và nở trên mặt nước. Hoa của cây choi lưới mọc theo cụm thuôn dài và có màu tím. Để loài cây này nở hoa thì khá khó, yêu cầu mức độ chăm sóc cụ thể.

Bạn cần nước ấm từ khoảng 22 đến 26 độ và ph trong khoảng 6-7.

Hơn nữa, cây cần đất nền dày, ánh sáng mạnh và CO2 nếu bạn muốn cây có thể phát triển một cách tốt nhất và có thể ra được hoa.

9. Cây cỏ giấy

Hoa cây cỏ giấy dưới nước
hoa cỏ giấy
Hoa cỏ giấy ở trên cạn

Đây cũng là một loài cây yêu cầu mức độ chăm sóc trung bình-cao. Loại cây trải nền này thực chất là loại cây săn mồi, chúng ăn vi sinh, các loại động vật nhỏ trong nước bằng những cái bẫy mọc trên thân/rễ của chúng. Cây cỏ giấy cần nước mềm và ph thấp để có thể phát triển. 

Đặc biệt hơn, nếu chúng đã quen với nước và phát triển cộng với khi được bổ sung CO2, loài cây này có thể ra hoa. Hoa của chúng dưới nước thường sẽ có màu trắng trong khi những bông hoa trên cạn sẽ có màu tím. Để trồng được loại cây này, bạn phải kiên nhẫn, một khi bể đã ổn định và với nước mềm, ánh sáng tốt, thêm CO2, chúng sẽ phát triển rất nhanh, tạo thành một thảm cỏ xanh mát trong bể của bạn.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *