aquasetup

Cách xử lí đá cho bể thủy sinh 

Mục lục

Cách xử lí đá cho bể thủy sinh 

Bạn có biết rằng đá là một trong những phụ kiện thủy sinh dễ tìm và xử lí nhất? 

Khi tham gia các hoạt động ngoài trời như leo núi hoặc cắm trại, bạn có thể tiện tay nhặt vài khối đá. Việc làm sạch và khử trùng chúng cũng tương đối đơn giản.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đá có thể chứa vi khuẩn, kí sinh trùng và các chất gây ô nhiễm (hãy đặc biệt cảnh giác với đá rỗng nhé!)

Đá thả vào trong bể phải là đá được khử khuẩn và không chứa cặn bẩn. 

Tìm ra loại đá phù hợp cho bể thủy sinh là khâu khó nhằn nhất trong quá trình chuẩn bị. Loại đá trung tính là lí tưởng nhất vì chúng không làm môi trường nước trong bể thay đổi đột ngột.

Nếu đột nhiên lượng khoáng hoặc độ pH trong nước thay đổi làm cho cá không thích ứng kịp thì chúng dễ bị nhiễm bệnh hơn. Vậy nên tốt nhất là bạn cứ lo cho lũ cá trước, bể đẹp mà cá chết cũng chẳng hay ho gì :> 

Bạn đã có những món đồ này cho bể thủy sinh chưa?
Cây hút cặn bể cá
Ổ cắm hẹn giờ cơ
Hệ thống CO2

Chính vì thế, bài viết này sẽ bày cho bạn cách xử lí đá từ A->Z mà không phải lo cá của mình gặp phải bất kì thương tổn nào. Quy trình này bao gồm các bước:

  1. Chọn lựa 
  2. Làm sạch 
  3. Khử khuẩn
  4. Đặt đá vào bể

Những loại đá bạn cần tránh

Đây là những loại đá chứa hóa chất độc hại làm mất cân bằng bể cá của bạn.

1. Đá từ nguồn nước nhiễm bẩn

Đá bẩn quá thì có trời cũng chẳng cứu nổi, chẳng việc gì bạn phải lấy đá từ nguồn nước ô nhiễm cả.

2. Đá dễ bị vỡ vụn

Các loại đá trầm tích ngâm lâu trong nước thường dễ bị vỡ vụn. Bạn không nên thả loại đá này vào bể thủy sinh dù chúng trông hay ho thế nào đi chăng nữa.

3.Đá sắc nhọn

Đá nhọn có thể gây thương tích cho các loài thủy sinh trong bể, đặc biệt là cá betta và các loài cá có vây dài khác.

4. Đá chứa kim loại hoặc rỉ sắt 

Quặng sắt, rỉ sắt trên đá không thể được loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy, việc đưa đá chứa mảnh kim loại vào bể là vô cùng nguy hiểm. 

5. Đá canxit (Calcite)

Khi ở dưới nước, đá canxit dần dần tan rã. Dù quá trình này không nhận biết được bằng mắt thường, hệ quả nó gây ra rất rõ ràng. Đá canxit giải phóng một lượng lớn CaCO3 (Calcium Carbonate) làm tăng lượng khoáng và thay đổi độ pH trong nước. Đây là một mối nguy lớn cho các loài cá cảnh trong bể thủy sinh.

Thêm vào đó, môi trường thủy sinh không chào đón các loại đá sau:

  • Đá cẩm thạch
  • Hốc tinh thể 
  • Thạch cao
  • Đá vôi
  • Khoáng vật Dolomite

Cách kiểm tra đá

Kiểm tra đá trước khi đưa chúng vào bể là vô cùng cần thiết. Một mảnh đá vôi nhỏ có thể khiến các loài cây thủy sinh lâm nguy.

Đo hàm lượng carbon

Tất cả những gì bạn cần làm là nhỏ một tẹo dấm lên miếng đá. Nếu đá phát ra tiếng xèo xèo (có phản ứng sủi bọt) thì đây là đá canxit. Trong trường hợp này, bạn đừng mất công làm sạch đá làm gì, nó đâu thuộc về môi trường thủy sinh.

Kiểm tra độ rắn/rỗng

Đá càng rỗng thì khuẩn nitrat hóa càng dễ sinh sôi nảy nở. Đá rỗng có thể được nhận biết bằng mắt thường, chúng trông thô và khô lâu hơn đá thường khi bị ướt.

Kiểm tra độ tan

Bạn cần ngâm đá trong nước bể đã qua sử dụng. Sau 24 giờ mà đá còn nguyên vẹn thì mới được coi là an toàn trong môi trường thủy sinh.

Kiểm tra các thông số nước

Bạn cần dùng loại nước có cùng điều kiện với nước trong bình thủy sinh để thử đá, các bước như sau:

  • Ngâm đá thử nghiệm trong bể chứa nước bể đã qua sử dụng
  • Đo lượng khoáng và độ pH trong nước
  • Đo lại các thông số này sau 1 tuần
  • So sánh thông số ban đầu và hiện tại
  • Chỉ đưa đá vào bể khi các thông số không có thay đổi đáng kể

Cách làm sạch đá

Dù đá nhẵn thế nào thì bạn cũng phải cọ rửa chúng, sau đây mình sẽ hướng dẫn cho bạn từng bước một:

  • Ngâm đá trong nước nóng (tránh luộc đá trong nước sôi bởi một số loại đá có thể nổ)
  • Dùng cọ cứng để chà sạch tất cả các vết bẩn và đất
  • Đảm bảo bạn chà sạch từng tí một, kể cả trong những kẽ nứt
  • Cẩn thận với những miếng đá có lỗ, đây là nơi côn trùng thường hay trú ẩn
  • Đưa đá vào chậu nước sạch và lặp lại quy trình này 1 vài lần nữa

Đừng dại mà dùng xà phòng để cọ rửa đá nha 😀 Cặn xà phòng khó xử lí lắm đó, không khéo là cá tiêu đời luôn đấy! Bạn xài cọ cứng thôi nha…

Tiếp theo, mình sẽ chỉ bạn cách khử trùng cho đá

 Cách khử trùng

2 cách tối ưu nhất để khử trùng đá cho bể thủy sinh là:

  1. Cách hiệu quả nhất – Ngâm chất tẩy;
  2. Cách an toàn nhất – Ngâm nước oxy già (Hydrogen Peroxide);

Khử trùng bằng phương pháp ngâm chất tẩy

Phương pháp này hiệu quả vì chất tẩy diệt hết tất cả vi khuẩn, bao gồm cả khuẩn bạn không thấy được bằng mắt thường. Việc ngâm chất tẩy có thể an toàn không kém ngâm nước oxy già nếu bạn thực hiện tốt các việc sau:

  1. Hoàn thành quy trình cọ rửa đá từ phần trước
  2. Đổ vào bể hỗn hợp gồm 9 phần nước, 1 phần chất tẩy. Đảm bảo rằng toàn bộ đá phải ngập trong nước. 
  3. Ngâm đá trong hỗn hợp từ 10-20 phút (Lưu ý: ngâm không quá 20 phút)
  4. Dùng nước máy rửa lại đá một cách kĩ càng
  5. Bơm đầy nước vào một bể nước sạch và sử dụng gấp đôi lượng dung dịch khử nước (so với lượng thông thường) để khử clo trong chỗ nước đó
  6. Ngâm đá trong nước đã khử clo trong 24 tiếng
  7. Đưa đá ra khỏi bể và để khô trong 24 tiếng tiếng theo

Tuy hơi lâu nhưng đây là cách nhanh và hiệu quả nhất để khử trùng đá. Thành quả là những khối đá vừa đẹp vừa an toàn, tương xứng với công sức bạn bỏ ra nghen!

Khử trùng bằng phương pháp ngâm nước oxy già (Hydrogen Peroxide) 

Phương pháp ngâm nước oxy già được coi là an toàn nhất vì sau 24 giờ, hydrogen peroxide chuyển hóa thành oxy và nước.

Nếu bạn lấy đá từ các dòng nước nhỏ như suối, lạch; có tảo bám trên đá thì đây là phương pháp dành cho bạn:

  1. Hoàn thành quy trình cọ rửa đá từ phần trước
  2. Đổ vào bể hỗn hợp gồm 5 phần nước, 1 phần hydrogen peroxide. Đảm bảo rằng toàn bộ đá phải ngập trong nước. 
  3. Ngâm đá trong hỗn hợp trong 30 phút
  4. Dùng nước máy rửa lại đá một cách kĩ càng
  5. Để đá khô trong 24 giờ tiếp theo

Nếu miếng đá ban đầu của bạn có các miếng tảo lớn bám phía trên thì chúng sẽ bị loại bỏ hoàn toàn trong quá trình ngâm.

Cách đặt đá vào bể

Giờ thì chỉ còn việc đặt đá vào bể thủy sinh mà thôi, bạn nên làm theo hướng dẫn sau để đảm bảo an toàn cho cá:

  1. Cố định đá bằng keo dán an toàn
  2. Không chất đá vào khu vực thành/vách bể 
  3. Bố trí đá trên nền thủy sinh thay vì dưới tận đáy bể

Lời kết

Hãy đảm bảo rằng loại đá bạn định thêm vào bể an toàn cho các loài thủy sinh.

Phải thực hiện đầy đủ và cẩn thận các bước kiểm tra cũng như xử lí đá. Và thế là bạn có thể tùy ý bài trí những khối đá của mình!

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *