aquasetup

Váng bọt trên mặt bể cá: nguyên nhân và cách giải quyết

Mục lục

mặt bể cá có váng bọt

Một ngày đẹp trời nọ bạn có thể bỗng dưng phát hiện bể cá xuất hiện váng bọt mà không rõ nguyên nhân. Váng bọt có thể dễ dàng hình thành trên mặt nước bể qua một đêm và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân không đáng lo ngại, có thể tự mất đi còn một số khác thì có thể gây nguy hiểm cho cá. Dưới là một số thứ có thể làm bể cá có váng trên mặt nước và cách giải quyết.

Váng bọt cấu tạo từ gì?

Váng bọt trên mặt bể cá

Nếu bạn đã từng đánh lòng trắng trứng lên bông xốp thì bạn có thể liên tưởng đến nó.

Váng bọt trong bể cá là không khí được giữ lại bởi một lớp màng bên ngoài, thường là protein – giống như lòng trắng trứng khi được đánh bông vậy. Dưới là một số chất có thể giữ bong bóng khí và tạo bọt trên mặt nước:

  • Protein (phân cá phân hủy, thức ăn, hoặc các loại chất thải hữu cơ khác)
  • Nước được sục khí – bong bóng khí hình thành sẽ to và vỡ nhanh 
  • Xà phòng – bong bóng hoặc lớp váng sẽ có ánh cầu vồng, loại bong bóng này có thể gây nguy hiểm cho cá nếu không được giải quyết nhanh.
  • Nước bọt của cá – Nếu bạn nuôi một số loài cá có tập tính nhả bọt để thu hút con cái như là cá betta thì hành vi này rất bình thường và chứng tỏ cá của bạn đang khỏe mạnh. Bạn nên tránh làm vỡ bóng khí, kể cả khi chỉ nuôi một con cá bởi làm vậy có thể khiến nó bị stress. 

Nếu bề mặt bể cá của bạn xuất hiện váng màu bạc, không có bọt và dễ vỡ ra khi bị chạm vào thì lớp váng đó được cấu tạo từ quần thể vi khuẩn, nấm, tảo và chất hữu cơ khác đóng vai trò chất kết dính. Loại váng này cũng hình thành nhờ vào chất thải dư thừa trong bể cá như phân cá, thức ăn thừa, cây cối chết,..

Cách giải quyết váng

Váng do hợp chất hữu cơ trong nước

Thông thường bể có thể bị váng trên mặt nước do chất hữu cơ sẽ hình thành nhanh và biến mất nhanh. Nếu tình trạng váng kéo dài lâu thì tức là nước bể đang ở trong tình trạng không tốt và cần can thiệp. 

Điều đầu tiên bạn cần làm là xác định vấn đề gây nước bẩn. Đó có thể là bể nuôi quá nhiều cá, không được thay nước thường xuyên, hệ thống lọc không đủ lớn hoặc không tốt, cho cá ăn quá nhiều, cây hoặc cá chết trong bể. 

Nếu bộ lọc của bạn không đủ tốt thì bạn cần mua một bộ lọc mới hoặc nuôi ít cá, cho cá ăn ít đi. 

Xem thêm: Cách chọn lọc tốt nhất cho bể thủy sinh

Nếu bạn kiểm tra thấy cá, ốc hoặc tép chết trong bể thì bạn cần hút hoặc vớt chúng ngay ra khỏi bể.

Khi thức hiện các biện pháp giải quyết các vấn đề trên thì bạn cũng cần phải kết hợp với việc thay 10-15% nước trong bể và lặp lại hàng tuần. Bạn cũng nên sử dụng cây hút cặn (link lazada) để hút cặn đáy và loại bỏ hoàn toàn chất thải hữu cơ bị đọng lại bên dưới. 

Váng bọt nước do sục khí

Bọt khí trên mặt nước cũng có thể được tạo ra khi bạn sục khí nhiều hoặc khi vừa mới thay nước. Khi bạn thay nước thì việc đổ thêm nước vào bể, làm nước động thì sẽ rất dễ tạo nên bọt khí, điều này hoàn toàn bình thường và không gây hại cho cá.

Để tránh tạo bọt khi thay nước thì bạn có thể đổ nước từ từ lên một cái đĩa sạch để sát mặt nước để tránh cho nước rơi xuống bể quá nhanh và làm động nước. Bong bóng khí tạo ra bởi nước động thường sẽ ít , có kích thước lớn hơn và sẽ biến mất nhanh.

Váng bọt do xà phòng

Đôi lúc bạn có thể sơ ý không rửa kĩ xà phòng khi rửa các loại dụng cụ hoặc làm xà phòng bắn vào bể cá thì nó sẽ làm bể xuất hiện bọt. Chỉ cần một lượng nhỏ xà phòng đi vào bể cá thôi cũng khiến váng bọt xuất hiện. Đặc điểm nhận diện của váng bọt gây ra bởi xà phòng là chúng có ánh cầu vồng, giống như váng mỡ dầu trên mặt nước vậy. 

Để giải quyết thì bạn có thể nhấc cá ra và cho vào bể khác, hút nước bể ra bằng ống, đặc biệt là phần nước bị váng và rửa lại bộ lọc để loại bỏ xà phòng còn đọng lại. 

Xà phòng có thể gây tổn thương mang cá và có thể lập tức giết chết tép và ốc trong bể chỉ với một lượng nhỏ vậy nên bạn cần hành động nhanh trước khi tình hình tồi tệ thêm.

Váng bọt do nguyên nhân khác

Váng bọt trên mặt bể cá

Một số nguyên nhân khác có thể gây hiện tượng bể váng bọt là cá nhả bọt, cây thở hoặc khi bạn mới sử dụng thuốc. Đây là hiện tượng bình thường và bọt cũng sẽ nhanh chóng biến mất không cần sự can thiệp khác. 

Kết lại

Váng bọt hoặc váng thường là tình trạng thường xảy ra do bể cá vẫn chưa ổn định. Thông thường chúng sẽ không nghiêm trọng và nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên trong trường hợp xuất hiện váng tạo do xà phòng thì bạn cần phải can thiệp nhanh để tránh gây nguy hiểm cho cá trong bể. Các loại váng còn lại có thể được xử lý bằng cách luôn giữ nước bể trong tình trạng tốt bằng vài bước đơn giản như là:

  • Sử dụng bộ lọc tốt
  • Thay 10-15% lượng nước bể hàng tuần bằng nước được khử clo
  • Hút cặn bể khi thấy phân cá đọng lại nhiều
  • Nuôi ít cá
  • Cho cá ăn điều độ

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *