Mức độ pH ổn định rất quan trọng đối với bể thủy sinh. Trước khi bạn điều chỉnh mức pH cho bể thì hãy tự hỏi liệu bạn có thực sự cần làm vậy không.
Lý do bởi hầu hết các loại cá cảnh thủy sinh có thể sống tốt trong nhiều điều kiện nước với độ pH khác nhau, miễn là không vượt quá mức độ pH lý tưởng cho chúng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, độ pH có thể bị thấp quá mức và cần phải có biện pháp can thiệp.
Trong trường hợp bạn vẫn quyết tâm muốn hạ pH thì dưới đây là các cách an toàn để bạn có thể thử:
Nguyên nhân khiến độ pH bị thấp
Dưới là một số nguyên nhân có thể khiến cho độ pH của bể cá của bạn bị giảm
Không chăm sóc cho bể thường xuyên
Nguyên nhân chính khiến cho độ pH bể bị thấp là do bể cá không được chăm sóc thường xuyên.
Khi nuôi cá, bạn sẽ cho cá ăn và đương nhiên là cá cũng sẽ tạo chất thải. Thức ăn thừa cùng với chất thải phân hủy sẽ tạo nitrate (NO3-). Nitrate sẽ mang tính axit, từ đó làm độ pH của bể cá bị giảm xuống.
Cách tốt nhất để giúp cho độ pH của bể cá cân bằng là chăm sóc, thay nước cho bể định kì mỗi tuần.
Do nguồn nước
Nguyên nhân thứ hai là do nguồn nước của bạn có tính axit cao. Nguồn nước ở các nơi khác nhau sẽ có mức độ pH khác nhau. Một số nơi thì nước sẽ có tính kiềm, một số nơi khác sẽ có tính axit. Nếu nước nhà bạn mang tính axit quá cao thì bạn cần phải có biện pháp khắc phục.
Các biện pháp này mình sẽ nhắc đến thêm bên dưới.
Tannin trong nước
Nhân tố khác có thể làm hạ pH bể cá là tannin. Tannin là hợp chất hữu cơ, có trong lá cây, thân cây để bảo vệ chúng không bị cháy và bảo vệ khỏi côn trùng cũng như là loại vi khuẩn khác khác.
Tannin mang tính axit, có thể làm hạ pH của bể.
Nguồn nhả tannin phổ biến nhất đó chính là lũa. Khi bạn mới làm bể và có lũa ngâm, bạn có thể sẽ thấy nước dần chuyển sang màu vàng vào một vài ngày sau đó, nguyên nhân là do tannin tự nhiên từ lũa được nhả vào nước.
Lũa cùng với lá cây khô có thể nhả tannin vào nước trong vài tuần. Vậy nên trong thời gian này bạn cần phải thực hiện thay nước thường xuyên.
Nếu bạn không muốn nước bị đen thì bạn hãy ngâm lũa trong nước một thời gian để chúng hết tannin trước khi ngâm vào bể chính.
pH thấp có hại cho cá không?
PH thấp đúng là sẽ gây hại cho cá. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào thấp đến mức nào.
Để có hại cho cá thì pH phải thấp hơn 6.5. Mọi loài cá cảnh đều có thể sống khỏe được nếu mức pH ở trên 6.5. Một số loại cá cảnh thích nước mang tính axit thì có thể sống được trong nước có độ pH thấp hơn nước.
Nếu bể của bạn có độ pH khoảng 6.5 mà bạn đang nuôi loài cá cần độ pH 7.5 chẳng hạn thì bạn không cần phải điều chỉnh độ pH làm gì cả.
Khi mà bạn đọc về loài cá nào đó trên mạng, bao gồm cả ở trang web của mình thì sẽ có thông số nước “lý tưởng” để nuôi cá như là nhiệt độ, độ cứng và độ pH. Thông số này là thông số nước ở môi trường tự nhiên của cá.
Tuy vậy nhiều loài cá cảnh đã được nuôi chọn lọc và thuần để nuôi tại nhà một thời gian rất rất lâu. Vậy nên chúng có thể thích nghi với gần như mọi điều kiện nước tại bể cá tại nhà.
Vậy nên nếu thông số nước không bị lệch quá nhiều thì bạn chỉ cần phải giữ cho nước ổn định và sạch là được.
Bạn nên để ý thêm về mức độ ammonia, nitrite và nitrate trong nước, đảm bảo các chỉ số này không đạt quá ngưỡng quy định. Nồng độ ammonia, nitrite trong bể luôn phải ở ngưỡng gần 0 ppm trong khi đó mức nitrates là dưới 30 ppm.
Tóm tắt lại là bạn có lẽ không cần phải tìm cách tăng pH đâu. Giữ cho pH ổn định là quan trọng hơn nhiều. Hơn hết nữa, cá cảnh có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường hơn bạn nghĩ đấy.
Cách tăng pH cho bể cá.
Nếu bạn vẫn quyết tâm muốn tăng pH cho bể thì dưới là một số cách bạn có thể thử
1. Thay nước cho bể
Nếu bể của bạn có mức pH thấp không phải là do nguồn nước thì bạn có thể làm tăng độ pH bằng cách thay nước bể. Bạn có thể thay khoảng 30% lượng nước bể hai ngày một lần cho đến khi độ pH tăng trở lại.
Khi đạt được mức pH mong muốn thì bạn vẫn nên thay nước định kì cho bể cá. Lượng nước tối ưu nhất để thay cho bể là vào khoảng 10-15% nước mỗi tuần.
Bạn có thể sử dụng cây hút cặn (lazada) để có thể vừa vệ sinh và thay nước cho bể.
2. Dùng baking soda
Baking soda (NaHCO₃) có thể giúp làm tăng độ KH và pH cho nước. Với mỗi 10 lít nước thì bạn có thể thêm 3g baking soda. Bạn cần lưu ý khi tính thể tích nước cho bể là phải trừ bớt đi không gian của các loại đồ trang trí, cây thủy sinh và nền bể.
Ví dụ như là nếu bạn có bể cá 30 lít thì chúng sẽ có thể chứa ít hơn 30 lít.
Khi thêm baking soda vào nước thì bạn chỉ nên thêm từ từ, tránh đổ tất cả vào cung một lúc.
Sau đó bạn hãy đợi khoảng 1-2 ngày trước khi cho thêm.
3. Dùng san hô, vỏ sò nghiền
San hô chết và vỏ sò đều cùng được làm từ một chất hóa học là canxi carbonat. Bạn có thể thêm san hô hoặc vỏ sò vào túi lọc và ngâm vào bể. Sau đó chúng sẽ nhả canxi và carbonat vào trong bể, làm tăng độ cứng KH của bể và từ đó cũng làm tăng cả độ pH.
Kết lại
Lần nữa, mình muốn nhắc lại là bạn không nên quá quan trọng về việc có độ pH hoàn hảo. Việc giữ cho thông số nước ổn định sẽ quan trọng hơn nhiều.
Thông thường để giúp cho nước ổn định thì bạn cần phải thực hiện thay nước cho bể định kì.
Việc thay đổi mức pH quá nhiều trong thời gian ngắn có thể gây stress cá cũng như là cây thủy sinh, sẽ gây hại nhiều hơn là giúp ích.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn điều chỉnh pH trong bể thì bạn có thể thực hiện thay nước bể, sử dụng baking soda hoặc là vỏ sò, san hô nghiền.