aquasetup

Cá lông gà: đặc điểm và cách chăm sóc

Mục lục

Cá lông gà

Cá lông gà là loài cá đặc biệt với thân hình mảnh với dáng bơi uyển chuyển nhìn như miếng vải lụa trôi trong nước. Chúng thường được bán tại cửa hàng cá cảnh khi còn rất nhỏ, nhưng bạn biết cá lông gà có thể lớn đến 30cm không?

Loài cá kỳ lạ này cần chế độ chăm sóc khá đặc biệt, chúng cũng cần được nuôi chung với các loài cá phù hợp để có thể chung sống hòa bình được. 

Trong bài viết này mình sẽ nói về cách chăm sóc, đặc điểm của cá lông gà cũng như cách chúng sinh sản. 

Về cá lông gà

Cá lông gà có tên khoa học là Apteronotus albifrons, là loài cá có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Chúng là loài cá hoạt động về đêm. Do đó, mắt của cá sẽ tương đối kém. Chúng có thể sử dụng thụ cảm điện để có thể dò đường trong bóng tối. 

Cá lông gà là loài cá có tuổi thọ cao. Nếu được chăm sóc cẩn thận thì cá có thể sống tời 15 năm. 

Cá lông gà khá nhát, có thể hung hăng với các con cá cùng loài. Khi đã quen với môi trường sống thì cá lông gà sẽ hoạt động nhiều hơn, chúng sẽ bơi ra ngoài vào ban đêm để kiếm ăn. 

Ngoại hình cá lông gà

Cá lông gà

Toàn bộ thân hình của cá lông gà có màu đen tuyền, chỉ trừ hai vòng trắng ở đuôi và vạch trắng vàng phía trên đầu, kéo dài đến giữa thân. 

Cá lông gà không có vây lưng và vây đuôi. Vây hậu môn của cá to, kéo dài từ bụng cho đến đuôi, giúp cho cá có dáng bơi uyển chuyển ,đẹp mắt. 

Cá có thân hình mảnh, có thể lớn đến 30cm khi trường thành. 

Chúng không có vảy. Do đó, cá lông gà khá nhạy cảm với thay đổi môi trường, cá lông gà cũng sẽ dễ bị nhiễm trùng, mắc các bệnh ngoài da hơn. 

Cá lông gà có thể phát cũng như cảm nhận được tín hiệu điện. Tín hiệu điện này được tạo ra bởi cơ quan nằm gần đuôi cá. Cá có thể sử dụng tín hiệu điện để giao tiếp cũng như là dò đường. 

Môi trường sống tự nhiên

Cá lông gà sống tại khu vực sông Amazon ở Venezuela và Paraguay, trải dài cho đến Peru. Khu vực sống tự nhiên của cá có hệ thống thực vật dày đặc với nhiều chỗ để trốn, Ở đó có nước đục, ít ánh sáng và dòng chảy chậm. 

Nước nuôi cá lông gà cũng nên hơi ấm một tẹo, có độ pH trung tính. 

Bạn nên sử dụng các loại nền sỏi nhỏ hoặc cát khi nuôi cá lông gà, tránh dùng các loại đá, sỏi có cạnh sắc bởi chúng có thể làm tổn thương cá. 

Bể nuôi cá lông gà

Như đã nhắc đến bên trên, cá lông gà là loài cá nhát, vậy nên bạn cần cho chúng càng nhiều chỗ trốn càng tốt. Bể nên có đá cuội tròn với nhiều cây thủy sinh. 

Cá lông gà không có vảy, vậy nên chúng sẽ dễ bị dính trấn thương nếu như bể có nhiều đá nhọn hoặc là nền sỏi nhọn. Bể chỉ nên sử dụng nền cát, hoặc là sỏi nhỏ. 

Bể nuôi cá lông gà không cần nhiều ánh sáng cũng như là dòng chảy, tốt nhất là nên có dòng chảy chậm. 

Cá lông gà có thể sống được trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Tuy vậy bạn cũng nên để ý kỹ đến thông số nước nếu muốn cá được thoải mái nhất. Thông số nước tốt nhất để nuôi cá là:

  • Nhiệt độ: 22-28 độ C
  • pH: 6.0-8.0
  • Độ cứng: 5-19 dGH (90-350 ppm)

Do cá lông gà là loài cá lớn, có thể đạt kích thước đến 30cm, vậy nên bạn chỉ nên nuôi chúng nếu có bể to hơn 300 lít. Cá lông gà cần có lãnh thổ riêng để sinh sống, chúng có thể sẽ hiếu chiến với những con cá cùng loài. Với mỗi một con cá lông gà thêm vào bể, bạn cần phải cho chúng thêm 200 lít không gian sống. 

Bạn cùng bể

Mặc dù cá lông gà hơi dữ nhưng chúng vẫn có thể được nuôi chung với các loài cá khác trong bể cộng đồng. Cá lông gà có miệng lớn và chúng có chế độ ăn chủ yếu là thịt ngoài tự nhiên vậy nên bạn không nên nuôi chung chúng với các loài cá bé như là cá bảy màu, cá mún, cá trâm,.. Cụ thể hơn là tránh nuôi chung chúng với các loài nhỏ hơn 10cm.

Nhìn chung thì cá lông gà là loài cá tương đối hiền lành, có thể sống chung với các loài cá có chung kích thước khác. Bạn nên tránh nuôi chúng với các loài cá dữ và cá bơi nhanh như là cá cầu vồng. Cá lông gà cũng khá hung dữ, bảo vệ lãnh thổ với cá cùng loài vậy nên bạn chỉ nên nuôi một con trong bể để tránh xô xát có thể xảy ra. 

Dưới là danh sách các loài cá phù hợp bạn có thể nuôi chung với cá lông gà:

  • Cá chuột
  • Cá chuột mỹ
  • Cá bình tích
  • Cá đuôi kiếm
  • Cá sặc gấm

Xem thêm: Cá lông gà nuôi chung với cá gì

Chăm sóc cho cá

Cá lông gà là loài cá cần chế độ chăm sóc khá đặc biệt. Vậy nên bạn nên cân nhắc chọn nuôi một số loài cá khác nếu chưa có nhiều kinh nghiệm. 

Trong trường hợp bạn vẫn muốn nuôi thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ về chúng. Cá lông gà không có vảy, vậy nên chúng sẽ nhạy cảm với môi trường nước, dế bị các bệnh ngoài da. Đó là lý do bạn cần phải giữ cho chất lượng nước sạch nhất có thể, không có các chất gây hại. 

Bể nuôi nên có bộ lọc tốt với vật liệu lọc đầy đủ. 

Nước bể nuôi cần được thay nước, hút cặn đáy (link lazada) định kỳ, tốt nhất là vào khoảng 10-15% lượng nước bể hàng tuần để tránh bể tích tụ các chất gây hại như là ammonia, nitrite và nitrate. 

Vào mùa đông, cá có thể sẽ bị bệnh ngoài da như là bệnh đốm trắng. Khi đó cá sẽ bắt đầu cọ mình vào các vật trong bể. Căn bệnh này sẽ dễ chữa trị bằng cách sử dụng thuốc như là xanh methylen hoặc bio knock 2. Muối cũng có thể giúp chữa trị đốm trắng. Tuy vậy, bạn không nên sử dụng muối để chữa trị bệnh cho cá lông gà bởi các loài cá không có vảy như cá lông gà, cá chuột, cá mèo sẽ nhạy cảm với muối trong nước. Sử dụng muối có thể khiến cho cá bị stress và làm tình trạng tệ hơn. 

Xem thêm: Cá bị bệnh đốm trắng: nguyên nhân và cách chữa trị

Cá lông gà ăn gì?

Cá lông gà là loài săn mồi. Ngoài tự nhiên, chúng ăn côn trùng, các loại động vật giáp xác, giun, cá nhỏ,…

Vậy nên khi nuôi cá, bạn cần phải cho chúng thực đơn gồm thức ăn tươi sống hoặc đông lạnh như là trùn chỉ, trùn huyết, aremia,..

Bạn cũng có thể cho chúng ăn các loại côn trùng như là dế nếu như cá đủ lớn. Cá lông gà sẽ hiếm khi ăn thức ăn khô nhưng bạn cũng có thể tập cho chúng ăn. Tuy nhiên, các loại cám cho cá chỉ nên là thực phẩm bổ sung chứ không phải là thức ăn chính của cá. 

Cá nên được cho ăn hàng ngày hoặc là hai ngày một lần với lượng thức ăn đủ để ăn hết trong vài phút. Cá là loài kiếm ăn về đêm, do đó bạn hãy thả thức ăn vào bể ngay trước khi tắt đèn để tránh thức ăn bị các loài cá khác trong bể tranh mất. 

Cá lông gà phải mất một chút thời gian để bơi ra ngoài kiếm ăn bởi chúng là loài cá nhát. 

Sinh sản

Cá lông gà thường không được sinh sản nhân tạo, vậy nên không có nhiều ghi chép về cách nuôi loài này sinh sản. Tuy nhiên, có một số người đã nói họ đã sinh sản loài cá này tại bể trong nhà thành công. 

Nhìn chung thì để sinh sản loài cá này bạn cần phải có:

  • Bể lớn (ít nhất khoảng 300 lít)
  • Cây cối dày đặc
  • Nhiều chỗ trốn, cây cối

Khi được nuôi trong môi trường tương tự môi trường tự nhiên, cá có thể sẽ thoải mái và ghép gặp. Cá sẽ đẻ trứng vào hang hoặc là các khu vực khuất khác để trứng không bị các loài cá khác ăn mất. 

Trứng cá lông gà có đường kính khoảng 2mm và sẽ nở sau 3 ngày. 

Bạn cần phải tách riêng cá bố mẹ ra khỏi trứng sau khi chúng đẻ bởi cá có thể tự ăn mất trứng của bản thân. Cá lông gà không phải là loài cá chăm con tốt. 

Một khi cá con nở chúng cần phải được cho ăn chế độ ăn giàu protein như là trùn chỉ, bo bo, trùng cỏ,…

Cá lông gà có cần oxy không?

Miễn là bạn nuôi cá lông gà trong bể đủ to với bộ lọc đủ lớn thì bạn không cần phải sử dụng đến sủi oxy để nuôi cá.

Kết lại

Cá lông gà tuy là loài cá kỳ lạ, đôi khi khó chăm nhưng chúng vẫn đang khá phổ biến trong cộng đồng thủy sinh. 

Để nuôi được cá thì bạn cần phải để ý đến nhiều thứ, có thể kể đến là môi trường cho cá, bể nuôi, bạn cùng bể cũng như là thức ăn để cá có thể sống khỏe nhất. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *