aquasetup

Cá cảnh bị bệnh đường ruột nguyên nhân, cách chữa trị

Mục lục

cá cảnh bị bệnh đường ruột

Giống như con người, cá cảnh cũng có thể có những bệnh về đường ruột, có thể là táo bón hoặc các vấn đề khác về tiêu hóa. Mặc dù vấn đề này nghe có vẻ không nghiêm trọng nhưng chúng lại có thể có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cá.

Bệnh đường ruột của cá là vấn đề thường gặp, nếu không được chữa trị kịp thì cá có thể sẽ bỏ ăn và chết. Tuy rằng mọi loài cá đều có thể bị bệnh đường ruột, một số loài sẽ dễ bị hơn. Lượng thức ăn và loại thức ăn bạn cho cá ăn góp phần ảnh hưởng lớn đến khả năng bị bệnh của cá. Để xử lý vấn đề này, bạn đầu tiên phải tìm hiểu nguyên nhân khiến cá bị bệnh và khắc phục trước, sau đó bạn có thể tiến tới chữa trị cho cá đã mắc bệnh. Trong bài viết này mình sẽ nói về nguyên nhân, ảnh hưởng phụ và cách khắc phục cho cá cảnh bị táo bón và khó tiêu.

Nguyên nhân cá cảnh bị bệnh đường ruột

1. Chế độ ăn

cá cảnh bị bệnh đường ruột
Cá vàng dễ bị bệnh đường ruột gây ra bởi chế độ ăn

Hai loài cá cảnh dễ gặp táo bón và khó tiêu nhất là cá vàng và cá betta, tuy vậy bất kỳ loài cá nào cũng có thể bị bệnh. Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân khiến cá bị bệnh đường ruột đến từ cách bạn cho ăn, do chế độ ăn kém hoặc cho ăn quá nhiều. 

Một số loại thức ăn cho cá được làm với nguyên liệu kém chất lượng và chúng không cung cấp cho cá lượng dinh dưỡng cần thiết. Do đó, cá có thể bị các bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Cho cá ăn quá nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng như tim bò hoặc thức ăn tươi sống cũng có thể khiến cho cá bị táo bón.

Chế độ ăn của cá có thể bị thiếu chất xơ. Nếu không đủ chất xơ trong khẩu phần ăn, hệ tiêu hóa của cá cũng khó có thể hoạt động ổn định và khó tạo được chất thải.

2. Thay đổi nhiệt độ

Thay đổi nhiệt độ có thể làm phình bụng và làm tắc hệ thống tiêu hóa của cá. Cá là loài động vật biến nhiệt vậy nên nhiệt độ của chúng bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường. Trong thời tiết lạnh, vi khuẩn tiêu hóa trong bụng cá trở nên hoạt động kém hơn và khiến cho chúng tiêu hóa chậm và kém hiệu quả.

3. Bệnh

Nguyên nhân khác có thể khiến cá gặp bệnh đường ruột là do cá bị mắc các loại bệnh như là nhiễm khuẩn Hexima. Đây là căn bệnh thường thấy ở cá cichlid và bệnh ảnh hưởng đến cơ thể của cá, khiến cho chúng không thể tiêu hóa thức ăn và tạo chất thải một cách bình thường

Ảnh hưởng trực tiếp và phụ

Táo bón nghe có vẻ như không phải bệnh nghiêm trọng nhưng chúng sẽ có ảnh hưởng vô cùng nặng cho cá nếu không được chữa trị kịp thời. Trong nhiều trường hợp, táo bón có thể dẫn đến cá gặp tình trạng cá bị bệnh bong bóng. Khi mắc bệnh này, cá sẽ có biểu hiện gặp khó khăn khi bơi và có thể bị lộn ngược. 

Táo bón cũng có thể khiến cá bị phình bụng. Tình trạng này không những chỉ ảnh hưởng đến khả năng bơi lội của cá mà còn dẫn đến nhiều tình trạng khác nữa như cá bỏ ăn và da dễ bị tổn thương. Cá gặp tình trạng này có thể biểu hiện bơi chậm, lờ đờ, thiếu năng lượng.

Cách nhận biết cá bị táo bón

cá cảnh bị táo bón
  • Phân cá bị dài, màu tối hoặc trắng, trắng đục kéo dài từ hậu môn
  • Cá bị phình bụng, đặc biệt là khu vực ruột. 
  • Nếu bụng cá bị phùng, vảy chĩa ra ngoài và mắt cá bị lồi thì cá đang bị bệnh xù vảy, không phải bị táo bón.
  • Cá bỏ ăn.
  • Cá gặp vấn đề về bơi lội, thỉnh thoảng chúng bị lộn ngược và sẽ cố thăng bằng lại.

Cách chữa trị

Thức ăn cho cá bị táo bón
Đậu luộc là thức ăn tuyệt vời cho cá bị táo bón

Cách chữa trị thông dụng nhất là cung cấp thêm chất xơ vào trong khẩu phần ăn của cá. Cách dễ nhất là thêm rau xanh vào thức ăn của cá. Trong tự nhiên, các loài cá săn mồi hoặc ăn tạp đều tiêu thụ rêu tảo, các loại thực vật khác. Loài săn mồi sẽ có được chất xơ từ ruột con mồi của chúng. 

Loại thực vật mọi người hay dùng để thêm vào khẩu phần ăn của cá là đậu luộc. Lượng chất xơ có trong đậu khá cao và chúng đóng vai trò như liều thuốc nhuận tràng cho cá, giúp chúng xử lý chất thải tích tụ tốt hơn. Các loại rau khác bạn có thể dùng là rau cải, xà lách, dưa chuột hoặc cà rốt. Một số loại cá thậm chí ăn cả khoai lang. 

Khi bạn điều trị cho cá bị táo bón, bạn cần ngừng cho chúng ăn thường, chỉ cho chúng ăn rau xanh cho đến khi tình trạng được cải thiện.

Cách phòng tránh bệnh

Một số loại thức ăn khô cho cá sẽ có lượng chất xơ thấp, vậy nên bạn cần cho cá ăn khẩu phần ăn đa dạng bao gồm cả rau xanh nếu có thể để tránh cho tình trạng cá bị táo bón xảy ra. 

Chế độ ăn đa dạng cho cá sẽ bao gồm thức ăn khô thông thường để đảm bảo dinh dưỡng cơ bản cho cá, kèm theo đó là các loại thức ăn đông lạnh thư trùng chỉ, artemia,.. và thỉnh thoảng bạn cũng nên cho cá ăn thêm rau xanh. 

Ngoài chế độ ăn ra, cung cấp cho chúng đủ không gian để hoạt động cũng giúp phòng tránh được loại bệnh này. Cá betta nuôi trong không gian nhỏ lâu ngày cũng rất dễ bị các bệnh liên quan đến đường ruột.

Tóm tắt lại là nếu bạn muốn cá sống khỏe mạnh thì bạn cần cho chúng ăn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, mua các loại thức ăn cho cá chất lượng tốt, kèm theo đó là thỉnh thoảng cung cấp thêm cho chúng thức ăn tươi và các loại rau xanh.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *