aquasetup

Cá diếc anh đào: đặc điểm và cách chăm sóc

Mục lục

Cá diếc anh đào

Diếc anh đào: loài cá nhỏ với màu đỏ tươi này có thể làm điểm nhấn cho bất kì bể thủy sinh có nhiều cây xanh nào. Nếu bạn đang muốn tìm một loài cá cộng đồng hiền lành, có màu sắc sặc sỡ và dễ nuôi thì cá diếc anh đào sẽ là lựa chọn hoàn hảo. 

Về cá diếc anh đào

Tên khoa họcPuntius titteya
Xuất xứ Sri Lanka
Kích thướcLên tới 5 cm
Tuổi thọ4-6 năm
Chế độ ănĂn tạp
Tính cáchHiền lành
Kích thước bể tối thiểu70 lít cho một đàn 6 con
Nhiệt độ 23–26°C
Độ pH6.0-7.0
Độ cứng40-300 ppm 

Cá diếc anh đào có nguồn gốc từ Sri Lanka, chúng có thể được tìm thấy tại các con sông nhiệt đới như là Kelani, Nilwala. Môi trường sống tự nhiên của cá là các con sông thấp, ấm, có hệ thống thực vật dày đặc. 

Hầu hết số lượng cá diếc anh đào hiện nay đang được nuôi làm cảnh, số lượng cá ngoài tự nhiên đang giảm dần do đánh bắt quá mức, môi trường sống tự nhiên bị phá hủy và thay đổi khí hậu. Cá diếc anh đào đang được liệt vào danh sách loài có nguy cơ bị đe dọa. 

Cá diếc anh đào là loài cá có tuổi thọ tương đối dài. Nếu được cung cấp cho môi trường sống hợp lý thì chúng có thể sống được 4-6 năm hoặc là lâu hơn. 

Ngoại hình cá

Cá diếc anh đào là loài cá nhỏ, có kích thước tối đa vào khoảng 5cm, với kích thước trung bình vào khoảng 4cm. 

Cá diếc anh đào có màu đỏ tươi với thân hình nhỏ, mảnh. Cá có đuôi đơn, thân hình dạng oval. Hai bên thân cá có sọc đen đặc trưng, chạy từ mồm cho đến đuôi. 

Cá diếc anh đào đực và cái có những đặc điểm đặc trưng dễ phân biệt. Cá cái thường lớn, tròn hơn so với cá đực và cũng có màu sắc nhạt hơn với sọc đen rõ ràng hơn. Cá đực có màu đỏ tươi, màu đỏ này càng rõ ràng hơn khi vào thời điểm sinh sản. 

Cá diếc anh đào cũng có thể bị mất màu khi chúng bị bệnh hoặc là stress. Cá diếc anh đào cũng sẽ có dạng được nuôi sinh sản để tạo được màu đỏ rực rỡ hơn, đó là dòng diếc anh đào siêu đỏ. 

Tập tính của cá

Cá diếc anh đào là loài cá hiền lành bơi đàn, có thể sống trong những bể cá cộng đồng. Khi được nuôi với số lượng lớn, chúng sẽ bơi thành đàn đẹp mắt ở khu vực giữa và đáy bể.

Cá đôi khi có thể nhát vậy nên bạn cần phải cho chúng nhiều chỗ để trốn. 

Dù hiền lành, đôi khi cá diếc anh đào đực có thể hơi hiếu chiến khi vào thời điểm sinh sản. 

Bể nuôi cá diếc anh đào

Cá không yêu cầu quá cao, chúng có thích nghi với nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau và không dễ bị bệnh. 

Cá sống tốt nhất khi được nuôi trong bể được mô phỏng theo môi trường sống tự nhiên. Ngoài tự nhiên, cá diếc anh đào sống tại những con sông, suối nông hơi mang tính axit, ít ánh sáng, có dòng chảy chậm với thảm thực vật dày đặc. Đáy sông sẽ có nhiều lá cây khô, nhả tannin liên tục vào nước, khiến nước có màu đen và axit. Chúng sẽ cảm thấy an toàn nếu bể có nhiều chỗ trốn. 

Một đàn diếc anh đàn 6 con nên được nuôi trong bể có thể tích tối thiểu vào khoảng 70 lít. Bể nên có nước hơi ấm, rơi vào khoảng 23–26°C, độ pH hơi mang tính axit, vào khoảng 6-7. Nước có thể mềm hoặc hơi cứng. 

Cá diếc anh đào không yêu cầu cao về ánh sáng, tốt nhất là bạn không nên chiếu sáng quá nhiều hoặc có những khu vực tối trong bể. Bạn có thể cung cấp thêm chỗ trốn cho cá như là hang, lũa, cây thủy sinh. 

Nếu bạn muốn làm nổi bật màu sắc của bạn thì bạn có thể sử dụng bộ nền tối màu. 

Trước khi bạn để ý đến thông số nước thì bạn nên giữ cho chất lượng nước ổn định đã. Cá có thể chịu đựng được nhiều thông số khác nhau nhưng chúng sẽ nhạy cảm với việc thay đổi môi trường đột ngột. Cách tốt nhất để giữ cho môi trường nước ổn định là chăm sóc cho bể định kì, thay 10-15% lượng nước bể hàng tuần, tránh thay quá 50% nước trong bể một lần, tránh tình trạng cá bị sốc nước. Bạn cũng nên để bể tránh xa ánh sáng mặt trời để tránh làm cho nhiệt độ bể thay đổi quá đội ngột. 

Các bệnh phổ biến

Cá diếc anh đào có thể bị một số loại bệnh sau:

  • Nấm trắng: Khi cá bị bệnh, trên người cá sẽ xuất hiện các đốm trắng nhỏ nhìn như các hạt muối nhỏ. Bạn có thể chữa trị bằng cách tắm muối cho cá hoặc là sử dụng xanh methylen. 
  • Cá bị sình bụng: Cá hồng két có thể bị sình bụng do táo bón hoặc là bị xù vảy
  • Cá bị lồi mắt: Xảy ra khi mắt cá bị tích chất lỏng
  • Cá bị đục mắt: Mắt cá có thể bị đục do thương tích vật lý, nhiễm trùng hoặc là ký sinh
  • Cá bị nhạt màu: Cá có thể bị mất màu do bị stress, thức ăn chất lượng kém hoặc là cá bị bệnh. 

Bạn cũng bể

Bởi cá diếc anh đào là loài cá hiền lành nên sẽ dễ để tìm được bạn cùng bể. Do đó danh sách này sẽ khá dài, mình sẽ lựa chọn những loài cá được nuôi cùng phổ biến nhất thôi. 

Lưu ý rằng nếu bạn nuôi diếc anh đào vây dài thay vì diếc anh đào thường thì một vài loài cá trong danh sách này có thể rỉa vây chúng, như:

Một số loài cá khác có thể được nuôi chung với cá diếc anh đào là: 

Xem thêm: Cá diếc anh đào nuôi chung với cá gì

Cá diếc anh đào ăn gì?

Thức ăn cho cá diếc anh đào có thể là các loại sau

Do cá diếc anh đào là loài ăn tạp, do đó bạn nên cho cá ăn chủ yếu là thức ăn khô như là cám hoặc thức ăn dạng miếng. Thỉnh thoảng bạn hãy bổ sung thêm cho chúng các loại đồ ăn khác như là đồ tươi sống, rau luộc cắt nhỏ để cá không bị thiếu chất. 

Bạn chỉ nên cho cá ăn lượng thức ăn vừa đủ để cho chúng có thể ăn hết trong vòng 3 phút. 

Tuy nhiên mới đầu thì chúng ta không thể biết được tốc độ ăn của cá như thế nào đúng không? Nếu bạn chưa rõ nên cho cá ăn bao nhiêu, tốt nhất là cho chúng ăn một lượng nhỏ và sau đó dần dần tăng lượng thức ăn lên, nếu thấy bụng cá có vẻ vẫn không đầy, hoặc chúng ăn hết quá nhanh. 

Cách nuôi cá sinh sản

Cá diếc anh đào

Loài cá này là loài đẻ trứng rải rác, không chăm con. Chúng khá dễ để nuôi sinh sản và sẽ đẻ nếu có điều kiện nước và bể hợp lý, mỗi lần đẻ chúng có thể đẻ tới 200 đến 300 quả trứng. 

Thiết bị/ dụng cụ cần thiết

  • Bể cá từ 20-30L
  • Lọc vi sinh
  • Sưởi (Nếu nhiệt độ bên ngoài lạnh)
  • Rêu java
  • Bể để nuôi cá con khi chúng lớn

Chuẩn bị

  1. Lấy nước từ bể nuôi cá diếc anh đào sang bể nuôi đẻ, lắp lọc và sưởi. Bạn cần trang bị lọc sủi vi sinh vì các loại lọc khác có thể hút trứng của cá.
  2. Đảm bảo nước ấm, hơi mang tính acid với độ ph từ 6-6.5. Bạn có thể cho thêm lá khô và giảm độ sáng để mô phỏng môi trường tự nhiên của chúng.

Lựa chọn cá

  • Chọn 2-4 con cá cả đực cả cái
  • Chọn cá đực với màu đỏ nhất
  • Chọn cá cái có bụng béo nhất
  • Cho cá vào bể, cá cái một bên, cá đực một bên.

Chăm sóc

Bạn cần chăm sóc cá trong vòng 1-2 tuần và cho chúng ăn thường xuyên với artemia và trùng chỉ hoặc bo bo đông lạnh. Đồng thời thay 50% nước mỗi ngày nếu không trang bị lọc cho bể.

Trong thời gian cho ăn các loại thức ăn tốt nhất, một tuần sau bạn có thể nhận thấy con đực có màu đậm hơn, con cái trở nên béo hơn.

Chuẩn bị trước thức ăn cho cá con

2-3 ngày trước khi bạn thả ghép cặp cá, hãy chuẩn bị thức ăn cho cá con. Hãy đổ đầy hai cốc/lọ/chai nước với nước bể cá hoặc nước khử clo, bỏ vào đó một lá cải khô và để ở nắng để nuôi trùng cỏ.

Ghép cặp

Cá diếc anh đào

Nếu bạn nhận thấy cá có dấu hiệu đuổi nhau trong bể và con cái có bụng to tròn thì đó là dấu hiệu chúng đã sẵn sàng để ghép cặp.

Khi bạn sẵn sàng ghép cặp cho cá, tắt hết đèn đi, cho nhiều rêu java nhất bạn có thể vào bể. Nhớ rằng bạn phải để ý kích thước của con cái.

Ngày hôm sau

Khi bạn bật đèn lên, kiểm tra lại kích thước của con cái xem chúng đã đẻ trứng chưa. Nếu chúng chưa để thì lại bật đèn trở lại, trong trường hợp chúng chưa đẻ thì hãy lặp lại vào ngày hôm sau.

Khi bạn bắt gặp cá diếc anh đào gầy. Hãy rời hết cá anh đào ra khỏi bể vì chúng có thể sẽ ăn trứng và cá con.

Cá con 

Cá diếc anh đào

Trứng cá sẽ nở vào vài ngày tiếp theo. Cá con sẽ rất nhỏ và khó để phát hiện nên bạn đừng lo nếu không nhìn thấy trứng và cá con trong một tuần tiếp theo. 

Cá diếc anh đào

2 ngày sau khi cá con nở, hãy thêm trùng cỏ vào nước, cái lọ bạn nuôi có lẽ đã nhìn hơi đục rồi. Hãy thêm một lượng nhỏ vào bể nuôi vài lần một ngày. Và đừng quên thay nước thường xuyên cho bể cá.

Cá to hơn

Cá diếc anh đào

Khi cá con to hơn, bạn sẽ có thế thấy được số lượng cá con bạn có. Nếu bạn không thể chăm sóc nổi, thì hãy đem cho hoặc di dời chúng sang một bể cá phụ ngoài trời cho chúng tự sinh tồn hoặc cho cá to trong bể ăn, đừng cảm thấy tội vì đó là cách tự nhiên hoạt động, bằng cách này, bạn có thể tạo cơ hội sống tốt hơn cho số lượng cá con còn lại. Khi chúng lớn đến mức độ nhất định, hãy cho chúng ăn artemia hoặc thức ăn nghiền.

Xem thêm: Chi tiết cách nuôi cá diếc anh đào sinh sản

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *