aquasetup

7 loài cá dọn rêu tốt nhất cho bể thủy sinh của bạn

Mục lục

Rêu hại – vấn đề thường xuyên xuất hiện trong bể cá khi dinh dưỡng và ánh sáng trong bể gặp vấn đề. Các loại rêu hại thường sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, tuy vậy nhìn chúng chả đẹp mắt gì. Một số loại rêu hại phổ biến có thể kể đến là:

  • Rêu tóc
  • Rêu chùm đen
  • Rêu nước xanh
  • Rêu vàng
  • Rêu nâu

Nếu bể cá của bạn bị rêu hại xâm chiếm, nuôi một số loài ăn rêu hại có thể giúp xử lý vấn đề này. 

1. Cá otto

Cá dọn rêu
  • Kích thước: 4cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
  • Độ pH: 6-7.5
  • Độ cứng: 40-180 ppm

Bể bạn có nhiều rêu ư? Không vấn đề gì cả, đã có cá otto rồi. Cá otto cộng với ốc nerita và tép amano là bộ ba diệt rêu hại tuyệt vời nếu bể bạn đang có vấn đề về cân bằng dinh dưỡng, rêu phát triển không kiểm soát. 

Loài cá hiền lành này chỉ ăn rêu và sẽ không ăn bất kì loại đồ ăn khô hay tươi sống nào bạn thả vào bể. Vậy nên bạn cần phải cho chúng ăn rau củ quả luộc nếu bể hết rêu để cá không chết đói. 

Cá otto là loài cá hiền lành, hiền lành đến nỗi chúng sẽ không ăn cả tép con và cá con. Cá otto có lẽ là loài cá duy nhất bạn có thể yên tâm và nuôi chúng trong những bể tép sinh sản. 

2. Cá pleco

Cá dọn rêu
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 24-28°C
  • Độ pH: 7.0-8
  • Độ cứng: 100 – 250 ppm

Cá pleco có rất nhiều loại khác nhau, điển hình là pleco mũi lông, longfin hoặc là pleco thường. Bạn nên nhớ là bạn cần phải để ý đến loài pleco định nuôi vì chúng có thể lớn đến kích thước vô cùng lớn, có thể lên tới 30cm đối với loài pleco thường! Một số khác thì chỉ có kích thước trung bình vào khoảng 12-15cm. 

Cá pleco là loài cá hiền lành, sẽ không bao giờ gây sự với các loài cá khác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng có thể hơi hung hăng với các con đực cùng loài. 

Cá pleco là công nhân dọn vệ sinh chăm chỉ. Chúng có thể xử lý được các loại rêu bám đá, bám lũa hoặc trên kính. Tuy nhiên, cá pleco không thể ăn được các loại rêu mọc cao như là rêu tóc và rêu chùm đen. 

Xem thêm: Cách chăm sóc và sinh sản cá pleco

3. Cá tỳ bà bướm

Cá dọn rêu
  • Kích thước: 5-6 cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 20-27°C
  • Độ pH: 7.0-7.8
  • Độ cứng nước: 20-180 ppm

Loài cá độc đáo này thược được nhầm với cá đuối bởi ngoại hình tròn và dẹt, cộng với hai cái vây bơi to, nằm ngang của chúng. Về mặc lý thuyết thì cá tỳ bà bướm thuộc họ cá chạch. 

Cá tỳ bà bướm là loài ăn rêu chăm chỉ, thực đơn chính của chúng là các loại rêu bám trên đá, gỗ và kính. Cá tỳ bà bướm cũng rất hiền lành và sẽ không bao giờ làm phiền đến các loài cá khác. 

Bạn cần lưu ý là để nuôi cá tỳ bà bướm thì bạn cần phải có dòng nước tốt cộng với nước sạch. Trước mình cũng khá thích nuôi loài cá này nhưng thỉnh thoảng chúng bị chết mà không rõ nguyên nhân. Về sau nghiên cứu thì biết cá tỳ bà bướm cần nước sạch, ổn định hơn các loài cá khác. 

4. Cá bác sĩ

Cá dọn rêu
  • Kích thước: 7-9 cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-27°C
  • Độ pH: 6.5-7.5
  • Độ cứng nước: 40-200 ppm

Cá bác sĩ là một loài sống ôn hòa và cũng thích những bể cá có dòng nước mạnh. Loài cá ăn tầng đáy này có miệng hút và vây dưới giúp cho chúng không bị nước cuốn đi trong những con suối ở Myanmar. 

Loài cá này luôn di chuyển và hoạt động, kiếm rêu trên đá, gỗ để ăn. Chúng thỉnh thoảng cũng thích tiếp xúc với người nếu ta đưa tay vào bể. 

Cá bác sĩ cũng hung hăng với con cùng loài, nhưng chúng không gây thương tích cho nhau. Nhưng mình vẫn khuyên bạn chỉ nuôi một con một bể.

5. Cá bút chì

Cá dọn rêu
  • Kích thước: 10-15cm
  • Tính cách: Hiền lành, đôi khi có thể hung hăng với con cùng loài
  • Nhiệt độ nuôi: 24-26°C
  • Độ pH: 6.5-7.5
  • Độ cứng: 20—250 ppm

Cá bút chì là loài cá ăn rêu hại tuyệt vời. Chúng cũng có thể lớn đến kích thước khá lớn, có thể lên tới 15cm nên bạn chỉ nên nuôi chúng nếu có bể cá to. 

Chúng cũng là loài cá hiền lành, không bảo vệ lãnh thổ. Tuy nhiên thỉnh thoảng cá bút chì cũng hơi hung hăng với các con cùng loài. Nhưng nhìn chung thì chúng vẫn là loài cá phù hợp để nuôi trong những bể cá cộng đồng miễn là bạn cho chúng đủ không gian để sống. 

Bạn cũng nên lưu ý là cá bút chì cũng có thể ăn các loại thức ăn cho cá khác. Một khi chúng tìm được nguồn thức ăn dễ hơn thì chúng sẽ bỏ không ăn rêu nữa. 

6. Cá bống nô lệ

Cá dọn rêu
  • Kích thước: 25 cm
  • Tính cách: Hơi hung hăng khi lớn lên
  • Nhiệt độ nuôi: 24-27°C
  • Độ pH: 6-7.5
  • Độ cứng: 70-300 ppm

Đây là loài cá hay được bán tại các cửa hàng cá cảnh, tuy nhiên chúng không phải là loài cá phù hợp để được nuôi trong bể thủy sinh bé hoặc trung bình.

Khi mới đầu được bán tại cửa hàng, chúng khá bé, chỉ dài khoảng vài cm. Ban đầu chúng có thể là loài ăn rêu hại cực tốt nhưng một khi chúng lớn lên, chúng sẽ dài đến hơn 25cm.

Nếu bạn muốn nuôi loài cá này thì bạn phải có một bể có thể tích ít nhất là 200 lít. Bạn có thể nuôi loài cá này tại các bể cá lớn ngoài trời. 

7. Cá bình tích

Cá dọn rêu
  • Kích thước: 12cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nước: 22° C đến 26° C
  • Độ pH: 7.5 đến 8.5
  • Độ cứng: 200—300 ppm

Cá bình tích là loài cá lớn, lớn hơn so với các loài cá đẻ con khác như là cá bảy màu hoặc cá mún, có thể lên tới 12cm. Ngoài sống khỏe, hoạt động nhiều, cá bình tích còn có một tập tính khác mà nhiều người không biết. Đó chính là cá bình tích có thể ăn được rêu hại. Chúng có thể xử lý được cả loại rêu cứng đầu như là rêu tóc. 

Để cá có thể ăn được rêu thì bạn không nên cho cá ăn quá nhiều, có thể bỏ đói chúng 1-2 ngày cũng không sao. 

Xem thêm: Cách chăm sóc cá bình tích

Các loài tép và ốc khác

Cá dọn rêu

Ngoài cá cảnh, bạn có thể dễ dàng xử lý rêu hại bằng tép và ốc. Thức chất, có một số loại rêu hại chỉ ốc mới có thể xử lý được như là rêu đốm xanh ở trên kính. Loại ốc ăn rêu hại tốt nhất là ốc nerita. Ngoài ra, bạn có thể nuôi ốc sula, ốc táo,… 

Loài tép dọn rêu tốt nhất là tép amano. Ngoài ra, bạn cũng có thể nuôi các loại tép khác như là tép mũi đỏ, tép màu, thanh mai để giúp dọn dẹp rêu. 

Ngoài chức năng dọn rêu hại thì tép và ốc còn có thể xử lý thức ăn thừa. Kích thước nhỏ của chúng có thể giúp dọn dẹp thức ăn ở các khe, ngách nhỏ trong bể mà cá không thể chui vừa. 

Xem thêm: Các loài tép cho bể thủy sinh

Cách hạn chế rêu hại trong bể

Chăm sóc định kỳ cho bể cá

Chăm sóc định kỳ nghe qua có vẻ khá mệt đúng không? Tuy nhiên, nếu bạn chăm chỉ chăm sóc bể cá thì bạn sẽ loại bỏ nhiều vấn đề trước khi chúng xảy ra, cây cối và cá thủy sinh sẽ có thể sống khỏe hơn. 

Trong thời gian bể cá của bạn mới làm, bạn cần phải thay 20% lượng nước trong bể hai lần một tuần, kết hợp với hút cặn đáy bể. Hàng tháng bạn nên rửa lại vật liệu lọc với nước từ bể cá hoặc nước sạch được khử clo để tránh làm chết vi sinh. 

Một khi bể đã được ổn định thì bạn có thể giảm số lần thay nước xuống. Bạn có thể thay từ 10–15% lượng nước bể mỗi tuần hoặc hai tuần một lần tùy thuộc vào số lượng cá nuôi trong bể. 

Xem thêm: Cách chăm sóc cho bể cá. 

Bước thay nước sẽ giúp bạn xử lý phân cá, thức ăn thừa cũng như các loại chất độc hại, dinh dưỡng dư thừa từ bể cá mà lọc không thể xử lý được

Sử dụng bộ lọc tốt

Bộ lọc không đủ tốt là một trong những nguyên nhân chính khiến cho rêu hại xuất hiện.
Bộ lọc không đủ lớn sẽ không thể xử lý hết được phân cá, thức ăn dư thừa cũng như các loại chất thải hữu cơ khác. Hệ vi sinh trong bộ lọc cũng không có đủ chỗ để sinh sống, cộng với việc bể cá bị thiếu dòng chảy, vi sinh sẽ không thể phát triển đủ để xử lý các loại chất gây hại cho bể cá. 

Đối với những loại bể bé từ 50cm trở xuống thì bạn nên sử dụng loại lọc treo hbl (lazada) hoặc xbl (lazada). Với những bể lớn hơn thì bạn nên sử dụng lọc thùng. 

Chiếu sáng

Chiếu sáng quá nhiều là lỗi sai nhiều người mắc phải. Có thể là do bạn bật đèn quá nhiều hoặc cũng có thể là do bạn để bể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Khi được chiếu sáng nhiều, cộng với dinh dưỡng dư thừa thì rêu hại sẽ phát triển không kiểm soát. 

Bạn nên có một chiếc đèn có thể hẹn giờ, hoặc là mua bộ hẹn giờ (lazada) cho đèn để có thể dễ dàng kiểm soát thời gian chiếu sáng hơn. Bạn chỉ nên chiếu sáng cho bể từ 6-8 tiếng một ngày. Đối với những bể vừa mới làm thì bạn chỉ nên chiếu sáng bằng nửa quãng này trong vài tuần đầu cho đến khi bể ổn định. 

Cường độ chiếu sáng cũng quan trọng đến việc kiểm soát rêu. 

Chăm sóc cho cây thủy sinh

Cây thủy sinh là giải pháp hiệu quả để phòng tránh rêu hại. Giữ cho cây thủy sinh khỏe mạnh thì chúng sẽ phát triển, hấp thụ hết dinh dưỡng dư thừa, từ đó có thể cắt nguồn thức ăn của rêu hại. 

Bể trồng nhiều cây, kết hợp với ánh sáng, CO2 ổn định cùng với thêm phân bón, cắt tỉa định kỳ sẽ ít khi hoặc không bao giờ có rêu. Bạn có thể trồng các loại cây phát triển nhanh như là cây cắt cắm, rong hoặc bèo để có thể kiểm soát rêu tốt hơn. 

Xem thêm: Các loại cây lọc nước

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *