aquasetup

Cách thay nước cho cá con (cá betta, cá bảy màu,…)

Mục lục

Cách thay nước cho cá con

Cá con cần phải được chăm sóc kỹ càng hơn so với cá trưởng thành nếu bạn muốn chúng có cơ hội sống sót cao nhất. Kích thước nhỏ của cá bột cũng là yếu tố khiến cho việc thay nước trở nên khó khăn. 

Vậy cách đúng nhất để thay nước cho cá con là gì? Bạn có thể sử dụng ống sủi oxy, gắn vào một chiếc đũa để hút cặn bẩn bên dưới đáy bể. Sau đó, bạn hãy đổ lại nước vào trong bể với nước sạch đã được khử clo. 

Tại sao phải thay nước cho cá con?

Để giữ cho nước luôn có chất lượng tốt, bạn cần phải thay nước cho bể cá bột thường xuyên. 

Thay nước có thể giúp loại bỏ nitrate thừa và các chất độc hại khác tích tụ trong bể. Giữ cho mức nitrate ở mức thấp nhất có thể là một cách để giúp cá phát triển nhanh nhất. 

Đối với cá betta thì việc thay nước thường xuyên quan trọng hơn nhiều so với khi bạn nuôi các loại cá khác. Ngoài loại bỏ nitrate thì thay nước thường xuyên còn giúp loại bỏ hormon ức chế tăng trưởng (GIH) của cá.

Cá betta bột trong quá trình nuôi sẽ sản sinh một loại hormon gọi là hormon ức chế tăng trưởng (GIH), nhằm làm các con cá khác chậm lớn hơn. Nhưng nếu bạn nuôi cá trong bể bé thì chúng có thể tự làm bản thân chậm lớn. Ngoài tự nhiên, cá betta làm vậy để có thể cạnh tranh với các con cá cùng loài khác. 

Vậy nên nếu bạn không thay nước thường xuyên thì bể cá betta con sẽ đầy hormon ức chế tăng trưởng, kết quả là bạn sẽ có một đàn cá chậm lớn. 

Cách thay nước cho bể cá con 

Nếu bạn muốn hút thức ăn thừa dưới đáy thì bạn có thể chuẩn bị một ống hút nước và buộc vào một chiếc đũa. Sau đó bạn hút cho nước chảy xuống một cái chậu đặt bên ngoài, sau đó di chuyển thanh đũa để xung quanh để hút cặn bẩn lắng bên dưới đáy bể. 

Cách thay nước cho cá con

Bể cá con nên được thay nước hàng tuần, tốt nhất là khoảng 2-3 lần mỗi tuần để tránh việc nước bị tích tụ chất độc. Đôi khi bạn cần phải thay nước hàng ngày trong trường hợp bể nuôi quá nhiều cá con. Mỗi lần thay bạn không nên thay tầm khoảng 15-20% lượng nước bể, tránh thay quá 50% trong một lần. 

Nước để thay vào bể cá con cần  được để bên ngoài trong một vài ngày để clo có thể bay hơi hết, bạn nên tránh đổ trực tiếp nước máy vào bể nuôi cá con. Nếu bạn không đợi được thì có thể sử dụng các loại thuốc khử độc nước để xử lý nước máy. 

Phòng ngừa nấm ở cá con

Cá con bị nấm không phải là trường hợp hiếm gặp. Nếu cá con của bạn đang bị nấm thì bạn có thể sử dụng xanh methylen (lazada) để điều trị. Bạn nên cho thuốc đúng liều lượng của nhà sản xuất, thường là một giọt cho mỗi 3 lít nước. 

Bể nuôi chuẩn cho cá con

Bể cá lớn

Một số người hay mắc lỗi sai là họ nuôi cá con trong bể cá quá bé. Làm vậy không những làm chậm quá trình phát triển của cá con mà còn có thể khiến tỷ lệ chết của cá cao hơn hơn nhiều. 

Kích thước bể cần thiết để nuôi một đàn cá con là từ 30 đến 60 lít. Sau khi cá con lớn đến kích thước nhất định thì bạn cần chuyển chúng đến bể to hơn. 

Hệ thống lọc

Bể nuôi cá con cần có hệ thống lọc tốt nếu bạn muốn tăng cơ hội sống cho cá con. 

Loại lọc tốt nhất để nuôi cá con và tránh việc hút chúng bởi cá con rất bé là lọc vi sinh (lazada). Lọc vi sinh không những dễ lắp đặt mà còn tiết kiệm và cung cấp đầy đủ dòng chảy cũng như oxy cho đàn cá con. Nhược điểm của lọc vi sinh là chúng khá ồn vậy nên bạn không nên dùng nó trong phòng ngủ. 

Nếu bạn sử dụng các loại lọc khác thì bạn cần phải quấn đầu hút nước của lọc bằng các loại đầu bịt lọc dành cho tép. 

Nhiệt độ nước

Cá bình tích là loại cá thích nước ấm vậy nên bạn cần đảm bảo nước duy trì ở nhiệt độ từ 23 đến 28 độ C. Nhiệt độ nước ấm sẽ kích thích trao đổi chất ở cá bình tích con, giúp chúng ăn nhiều và lớn nhanh hơn. 

Nếu nhiệt độ lạnh hơn một tẹo thì cũng không sao. Tuy nhiên bạn cần đặc biệt tránh cho nhiệt độ dao động quá nhanh trong một khoảng thời gian quá ngắn. Làm vậy có thể khiến cá con bị stress thậm chí là chết.

Thêm cây

Bằng cách cho thêm cây cối vào bể cá con thì bạn có thể mô phỏng lại được môi trường sống ngoài tự nhiên của chúng. Cá bình tích thích bể được trồng nhiều cây cối và cá bình tích con cũng vậy. 

Bạn nên sử dụng các loại cây không cần đất nền để thả vào trong bể như các loại rêu như rêu java, mini taiwan (lazada),.. hoặc các loại rong như rong la hán (lazada), rong đuôi chồn (lazada),..

Chiếu sáng

Mật độ chiếu sáng cũng giúp cho cá con phát triển một cách khỏe mạnh. Bạn cần đảm bảo bể được chiếu sáng từ 8-12 tiếng một ngày, đồng thời cũng phải có thời gian để bể tối để cá con có thể nghỉ ngơi. 

Xem thêm: Cách nuôi cá bảy màu, bình tích, mún con nhanh lớn

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *