aquasetup

Cá cảnh có răng không?

Mục lục

Cá cảnh có răng không

Liệu các chú cá bé nhỏ trong bể của bạn với cái miệng nhỏ xinh có vô hại như bạn nghĩ không? Liệu chúng có răng và có thể cắn người được không?

Nhiều người không tin rằng cá cảnh có răng. Một số loài cá có răng có thể nhìn rõ được như là cá nóc, cá mập, cá pirana,.. Còn các loại cá cảnh thông thường khác thì sao?

Câu trả lời là tất cả mọi loài cá đều có răng. Điểm khác biệt chỉ là cấu trúc răng và vị trí của răng trong miệng mà thôi. 

Thông thường nhiều người nghĩ cá không có răng bởi họ không nhìn thấy chúng. Răng của cá có thể nằm ở vị trí thường thấy như là phía dưới môi của chúng. Một số khác lại có răng ở trên lưỡi hoặc là trên vòm họng. 

Răng của các loài cá này sẽ có cấu tạo phù hợp với loại thức ăn mà chúng ăn. Thường thì cá có thể được chia ra làm 3 loại dựa vào thức ăn tự nhiên, đó là cá ăn thịt, cá ăn tạp và cá ăn thực vật. 

Răng của cá phân theo loại thức ăn tự nhiên

Răng của cá được phát triển để phù hợp với mục đích của chúng, chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu ăn uống. Răng của cá sẽ được cấu tạo phù hợp cho loại thức ăn cũng như là cách kiếm ăn của cá. 

Ngoài ra, răng cá cũng có thể được dùng để tự vệ bản thân. 

Răng của cá săn mồi

Cá cảnh có răng không

Cá săn mồi thường có miệng lớn. 

Cá săn mồi sẽ có răng nhọn và sắc giúp chúng có thể bắt, cắm được vào và ăn được mồi. Một số loài cá săn mồi có thể có răng sắc đến mức có thể xẻ được thịt cũng như là xương. 

Răng của cá sẽ không được thiết kế để chúng có thể nhai thịt, thay vì đó chúng sẽ dùng để xé và rỉa. Cá betta cũng là một loài cá săn mồi và chúng có hàm răng nhọn, nhỏ nằm ngay phía dưới môi để có thể săn và bắt mồi. Răng của chúng sẽ quá nhỏ và sẽ không thể cắn được người vậy nên bạn không cần phải lo quá nhiều khi cho chúng ăn bằng tay. 

Loài cá bạn cần cẩn thận là các dòng săn mồi to như là cá nóc, cá rồng hoặc là cá lóc. 

Một số loài cá săn mồi sẽ có răng phẳng và cứng để nghiền thức ăn như là vỏ sò, vỏ ốc, cua,…

Răng của cá ăn tạp

Cá ăn tạp sẽ thường có miệng nhỏ.

Cá ăn tạp thường sẽ có nhiều lớp răng ở trong họng để có thể nghiền thức ăn khi chúng phun thức ăn ra. 

Răng có cấu tạo như vậy sẽ giúp chúng nghiền vụn thức ăn thành những mảnh vừa ăn và tiêu hóa hơn. 

Răng của cá ăn thực vật

Cá ăn thực vật thường có miệng gờ dẹp để cạo tảo và thực vật. 

Cá ăn thực vật sẽ thường có dạng nhỏ và nhiều hơn nhiều so với cá ăn thịt. Một số loại có răng vòm để giúp chúng bào rêu, một số khác thì có răng trên lưỡi như là cá chép thường để giúp chúng nghiền cây/ rêu. 

Răng của cá ký sinh 

Cá ký sinh có lẽ là dòng cá kỳ lạ nhất trong danh sách này. Chúng sẽ có răng dạng nhiều lớp, sắc và nhỏ dùng để bám vào vật chủ và hút máu cũng như là các chất khác. 

Tuy nhiên, không có loài cá cảnh nào là loài cá ký sinh cả (theo mình biết là vậy) nên mình sẽ bỏ qua về loài này. 

Răng của cá phân theo vị trí trong miệng

Cá sẽ có 3 loại răng chính chia theo ba vị trí đó là răng răng trên hàm, răng trên miệng và răng trên vòm họng. 

Cá cảnh có răng không

Trên ảnh là các dạng răng vòm họng ở cá. Các loại cá cảnh phổ biến như là cá cá bảy màu, cá mún, cá vàng sẽ chỉ có răng vòm họng để có thể lọc và nghiền thức ăn. 

Các loài cá săn mồi sẽ thường có răng trên hàm và cả răng ở vòm họng. 

Loại răng ở hàm phân theo cấu tạo

Nếu ta chia loại răng hàm của cá thì chúng sẽ được tiếp tục chia làm nhiều loại hơn, có thể kể đến là răng mịn (cardiform), răng cửa (incisors),  răng hàm (molars), răng nanh (canines), răng nhung (viliform). 

Tùy vào từng loại cá mà chúng có thể có nhiều loại hoặc là có một loại răng trong số này. 

Cá cảnh có răng không

1. Răng mịn (cardiform)

Cá cảnh có răng không

Răng mịn có dạng nhiều hàng răng nhỏ, ngắn. Loài cá tiêu biểu nhất có loại răng này có thể kể đến là cá trê mỹ. Loại răng này có cấu tạo phù hợp cho những loài cá săn mồi, giúp chúng có thể bám chặt miệng vào con mồi. 

2. Răng dạng nhung (Villiform)

Cá cảnh có răng không

Răng dạng nhung cũng gần giống như là răng mịn, chỉ khác là chúng dài , ít và nhọn hơn. Trên ảnh là răng của cá sư tử. 

3. Răng dạng nanh (canine)

Cá cảnh có răng không

Răng dạng nanh giống như tên gọi có hình dạng giống như nanh của thú. Chúng có hình dạng dài cong với phần đầu nhọn dần. Loại răng này thường được dùng để cắm vào con mồi và giữ chúng. 

4. Răng hàm (Molar) 

Cá cảnh có răng không

Có rạng lớn với đầu dẹt, nhìn tương tự như là răng hàm của con người. Các loại cá có loại răng này sẽ chuyên dùng để nghiền và cắn vỡ thức ăn. Răng hàm có thể mọc ở hàm hoặc cũng có thể mọc ở phía trong học. Một số loại cá ăn thực vật như họ cá chép sẽ có răng hàm phía bên trong họng. 

5. Răng cửa (incisor)

Cá cảnh có răng không

Răng cửa là răng sắc dùng để cắt, cắn. Loài cá phổ biến nhất có dạng răng này có thể kể đến là cá nóc. Cá nóc là loài cá dữ với hàm khỏe và răng sắc, chúng có thể cắn đứt bất kì loại mồi nào. 

Bạn có thể đã từng thấy mấy video trên youtube quay cảnh cá nóc cắn mồi như là cua, rết,… đúng rồi đúng không? Một số loại cá có răng cửa nối liền với nhau tạo thành mỏ, có thể kể đến là cá vẹt. 

Cấu tạo của răng cá

Con người hay là các loài thú khác có cấu trúc răng rõ ràng và răng vĩnh viễn tức là không mọc lại (trừ trường hợp mọc lại sau khi bị rụng răng sữa bởi chúng ta khi sinh ra đã có hai bộ răng có săn rồi). Răng của một số loài cá sẽ liên tục được tạo mới, mọc lại liên tục. 

Răng mới sẽ mọc lại từ vị trí răng cũ bị rụng mất hoặc là ở giữa các răng cũ. 

Răng của cá sẽ mọc trên xương hàm của chúng trong khi đó răng của người thì không. Đây là lý do cá có thể mọc lại răng dễ dàng hơn trong khi các loài thú không thể làm vậy. 

Răng của cá không có lớp men răng bên ngoài để bảo vệ. Vậy nên răng chúng sẽ dễ bị hỏng và mài mòn hơn. 

Răng cá cũng được cấu tạo từ chất xương ngà (dentine) và cũng có dây thần kinh và mạch máu. 

Cá có răng như thế nào?

Răng của cá có lẽ là một trong số những bộ phận thú vị và đa dạng nhất ngoài tự nhiên. Chúng có nhiều hình dạng, kích thước và có nhiều mục đích khác nhau. 

Cá cảnh có răng không

Một trong những loài cá đầu tiên có răng có thể kể đến là cá da phiến. Loài cá cổ đại này có lớp vảy cứng bao phủ quanh cơ thể với răng sắc để có thể săn mồi. 

Tuy nhiên, răng của chúng là một phần của xương hàm vậy nên vẫn chưa có thể coi là răng thực sự. Phải mất khoảng thời gian lâu sau đó để răng cá có thể phát triển hoàn toàn.

Cá cảnh có răng không

Một trong những loài cá đầu có răng hoàn chỉnh có thể kể đến là loài sarcopterygians, chúng có răng nhọn, nhỏ dùng để bám vào con mồi. 

Càng về sau, răng của cá càng tiến hóa để có thể phù hợp với nhu cầu sinh tồn. 

Một số loài cá bắt đầu phát triển răng khỏe để nghiền vỏ sò và của. Một số loài cá khác thì có răng mọc dài, sắc hơn để săn được các loài như là mực hoặc là lươn. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *