aquasetup

Cá hồng két: các loại, đặc điểm và cách chăm sóc

Mục lục

Cá hồng két

Cá hồng két là loài cá có ngoại hình độc đáo với miệng nhỏ và màu sắc sặc sỡ. Chúng là một loài cá thuộc họ cá rô phi. Nhờ vào miệng nhỏ, cùng với tính cách thú vị của mình, cá hồng két là một loài cá được ưa chuộng để nuôi trong cá bể cá có kích thước trung bình lớn. 

Nếu để ý kỹ một tẹo bạn có thể nuôi chung chúng với các loài cá khác. Do ngoại hình được chọn lọc nhiều nên cá cũng cần phải được chăm sóc đặc biệt hơn so với một số loại cá khác. 

Trong bài viết này, mình sẽ nói về đặc điểm,cách chăm sóc cho chúng. 

Về cá hồng két

Mức độ chăm sócDễ
Tính cáchTương đối hiền lành
Màu sắcHồng đỏ, tím, trắng
Tuổi thọ10 năm
Kích thước20 cm
Chế độ ănĂn tạp
Tên khoa họcAmphilophus citrinellus × Vieja melanurus
Kích thước bể tối thiểu100 lít
Bể nuôi Có nhiều không gian bơi và chỗ trốn

Cá hồng két là loài cá lai tạo, không có ở ngoài tự nhiên. Chúng được lai tạo ở Đài Loan từ ba giống cá là:

  • Cá cichlid Midas (Amphilophus citrinellus)
  • Cá cichlid Redhead  (Vieja melanurus)
  • Cá cichlid Red Devil (Amphilophus labiatus)

Cá hồng két có thể đạt kích thước vào khoảng 20cm, vậy nên bạn cần phải nuôi cá trong bể cá đủ to. Cá hồng két có thân hình tương đối tròn với miệng nhìn giống như mỏ vẹt và cặp mắt to. Trong môi trường sống hợp lý, cá hồng két có thể sống được tới 10-15 năm. 

Các loại màu sắc của cá hồng két

Cá hồng két có thể có nhiều màu khác nhau, phổ biến nhất là màu hồng đỏ, ngoài ra, cá cũng có thể có màu hồng, trắng hoặc là tím. 

Ngoại hình của cá

Cá hồng két có thể dễ dàng được nhận biết bởi cặp mắt lớn, bộ vây rộng cùng với miệng nhỏ nhìn giống như mỏ vẹt. Cá hồng két đực có thân dài và gầy hơn so với cá cái. Cá cái sẽ có thân hình tròn hơn. 

Cá hồng két có miệng nhỏ, mở ra theo chiều dọc và không thể đóng vào hoàn toàn được. Cá có một hàng răng chĩa về phía cổ họng, đôi khi có thể khiến cho chúng gặp khó khăn khi ăn uống. Do cấu tạo của miệng, cá hồng két khó có thể tự bảo vệ bản thân nếu được nuôi chung các loài cá quá dữ. 

Khi bị bệnh, cá có thể có một số biểu hiện sau:

  • Thân cá bị sưng
  • Mắt đục
  • Trên thân xuất hiện mụn/ đốm trắng
  • Cá bị nhạt màu

Cách chăm sóc cho cá hồng két

Bể nuôi cá hồng két

Như đã nhắc đến bên trên, cá hồng két là loài cá lớn. Vậy nên bạn cần phải sử dụng bể đủ to để nuôi cá. Chúng cần bể có thể tích ít nhất là 100 lít. Với mỗi một con cá nuôi thêm thì bạn phải cho cá thêm 30 lít nước không gian sống. 

Về thông số nước, cá có thể sống tốt trong nhiệt độ vào khoảng 22–28°C, độ pH vào khoảng 6.5 đến 8. Khác với các dòng cá khác thuộc họ cá rô phi, cá hồng két không đào bới nhiều, vậy nên bạn có thể nuôi chúng trong những bể trồng cây thủy sinh. 

Bạn có thể không cần để ý quá nhiều đến thông số nước bởi cá hồng két là loài sống khỏe, miễn là bạn có thể cho cá môi trường sống ổn định là được. Cá hồng két cũng như mọi loài cá khác đều nhạy cảm với việc môi trường sống bị thay đổi. Khi mới mua cá về, bạn cần phải cho chúng làm quen dần dần với nước bể mới. Bạn cũng cần tránh thay nước quá nhiều trong một lần để cá không bị sốc nước. 

Bể nuôi cá hồng két nên có bộ lọc đủ mạnh bởi cá hồng két là loài cá lớn và chúng cũng có thể tạo nhiều chất thải. Khi nuôi cá, bạn nên sử dụng cây hút cặn (lazada) để có thể vừa dọn dẹp cặn đáy bể và thay nước cho bể một lần. Lượng nước tối ưu nên thay cho bể nuôi cá là vào khoảng 10-15% lượng nước bể một tuần, hoặc là hai tuần một lần nếu bể của bạn nuôi ít cá.

Cá hồng két ăn gì

Nhiều người gặp khó khăn trong việc chọn thức ăn cho cá hồng két bởi cấu trúc miệng của chúng. Để có thể ăn được thì chúng phải bơi thẳng hàng với thức ăn, sau đó bơi lên trên mới đớp được. Vì lý do này, nếu bạn nuôi chúng cá hồng két với các loài cá dữ, tham ăn thì cá hồng két có thể bị tranh hết thức ăn. 

Bạn nên cho cá ăn các loại thức ăn hạt nhỏ, vừa với miệng cá như là cám (lazada). Các loại thức ăn nổi sẽ giúp cá ăn dễ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các loại thức ăn chuyên dụng cho cá hồng két (lazada) để chúng có thể lên màu đỏ đậm.

Bạn cùng bể

Do được chọn lọc để có những đặc tính đặc biệt nên cá hồng két không hung dữ như những anh em họ hàng cá rô phi khác như cá oscar, cá la hán,… Cá hồng két không có miệng lớn, bơi chậm do đó có thể sống chung được với những loài cá nhỏ hơn. 

Nhưng mà suy cho cùng thì cá hồng két vẫn là họ cá rô phi và là loài cá lớn nên chúng vẫn có thể ăn được các loài cá bé. Lựa chọn bạn cùng bể phù hợp nhất cho chúng là những loài tetra cỡ trung, cá sọc ngựa, cá sặc, cá thần tiên và các loại cá tầng đáy khác.

Các loài cá phù hợp có thể kể đến là:

Xem thêm: Các loại cá có thể nuôi chung được với cá hồng két

Các loại bệnh phổ biến

Cá hồng két có thể bị một số loại bệnh sau:

  • Nấm trắng: Khi cá bị bệnh, trên người cá sẽ xuất hiện các đốm trắng nhỏ nhìn như các hạt muối nhỏ. Bạn có thể chữa trị bằng cách tắm muối cho cá hoặc là sử dụng xanh methylen. 
  • Cá bị sình bụng: Cá hồng két có thể bị sình bụng do táo bón hoặc là bị xù vảy
  • Cá bị lồi mắt: Xảy ra khi mắt cá bị tích chất lỏng
  • Cá bị đục mắt: Mắt cá có thể bị đục do thương tích vật lý, nhiễm trùng hoặc là ký sinh
  • Cá bị nhạt màu: Cá có thể bị mất màu do bị stress, thức ăn chất lượng kém hoặc là cá bị bệnh. 

Cá hồng két sinh sản

Cá hồng két là loài cá phổ biến dễ nuôi và dễ chăm sóc. Tuy nhiên để nuôi loài cá này sinh sản thành công và để tỉ lệ trứng nở được cao thì tương đối khó. 

Cá hồng két cái khi được nuôi trong bể sẽ đẻ rất nhiều. Thông thường nếu bạn nuôi một cặp cá hồng két đực và cái thì tỉ lệ trứng nở được sẽ rất thấp. Lý do là cá hồng két được lai tạo từ hai loài cichlid khác nhau và cá đực thường vô sinh. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có trường hợp trứng cá hồng két có thể nở được. Nếu bạn nuôi cá hồng két cái cùng với cá đực là cá kim thơm, cá hồng mỹ nhân, cá la hán thì tỉ lệ trứng được thụ tinh sẽ cao hơn. 

Trong một số trường hợp hiếm, khi cá hồng két không được thuần chủng lắm thì trứng cá vẫn có thể nở được. 

Để nuôi cá hồng két sinh sản bạn có thể tham khảo bài viết này

Cá hồng két có cần oxy không?

Nếu nuôi cá hồng két trong bể đủ lớn và bể có bộ lọc tốt thì bạn không cần phải sử dụng sủi oxy để nuôi cá. 

Kết lại

Cá hồng két là loài cá sặc sỡ với ngoại hình và tính cách tú vị. Loài cá ưa hoạt động này có thể sống chung được với nhiều loại cá khác nếu bạn cho chúng đủ không gian sống. 

Bạn nên cho chúng ăn các loại thức ăn nhỏ, vừa miệng, tránh nuôi chung cá với các loài cá quá dữ hoặc quá tham ăn bởi chúng không thể tranh ăn được với các loài cá khác. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *