aquasetup

Mọi điều bạn cần biết về cách nuôi tôm vợt Châu Á

Mục lục

tôm vợt châu á

Tổng quan

Mức độ chăm sóc

Dễ

Tính cách

Hiền lành

Màu sắc

Vàng, nâu

Tuổi thọ

1-2 năm

Kích thước

Lên tới 7cm 

Chế độ ăn

Ăn tạp

Tên khoa học 

Atyopsis moluccensis

Kích thước bể tối thiểu

40 lít

Bể nuôi 

Có dòng chảy tương đối và trồng nhiều cây thủy sinh

Tôm vợt (Atyopsis moluccensis) là một loài nước ngọt bắt nguồn từ Đông Nam Á. Mặc dù chúng sống rải rác trong nhiều khu vực nhưng thường được tìm thấy ở Sri Lanka, Okinawa, Malaysia và Thái Lan.

Tuổi thọ của loài tôm vợt bình thường vào khoảng 1 đến 2 năm. Việc loài tôm có tuổi thọ ngắn là hoàn toàn bình thường.

Lưu ý rằng tuổi thọ của chúng cũng phụ thước và cách chăm sóc. Nếu bạn mua chúng và nuôi trong điều kiện không tốt thì chúng sẽ khó có thể sống lâu được.

Ngoại hình

tôm vợt châu á

Ngoại hình của tôm vợt là điều mình cực kì thích về loài này. Về hình dạng chung thì chúng giống hầu hết loại tép cảnh thủy sinh khác tuy nhiên thân nó lại hơi mập và về đến cuối đuôi mới nhỏ lại. 

Màu sắc của chúng đa dạng, hầu hết có màu vàng hoặc nâu (một số con còn có màu hơi đỏ). Chúng có các dải sọc chạy trên thân từ đầu tới đuôi. Đặc điểm dễ để ý nhất của tôm vợt Châu Á là những cái tay nhìn như vợt của nó. Chúng hoạt động như những cái lưới mini, được dùng để tóm lấy những mẩu thức ăn và sinh vật trong nước. 

Kích thước

Chúng có thể dài đến 7cm khi trưởng thành. Loài tôm này khá lớn so với các loại tép khác thường thấy trong bể thủy sinh nước ngọt

Bạn có thể nuôi chúng lớn đến kích thước tối đa bằng cách luôn giữ nước ở chất lượng tốt, cho chúng ăn khẩu phần ăn đa dạng và đủ chất.

Chăm sóc

Tôm vợt Châu Á không phải là loài đòi hỏi chăm sóc cao và có thể được nuôi bởi bất cứ ai. Bạn không cần có thông số nước đặc biệt nào, chỉ cần giữ cho nước của bể ổn định và sạch. 

Điểm bạn cần lưu ý đến là các cho chúng ăn như thế nào, mình sẽ nói rõ thêm ở phần bên dưới.

Kích thước bể

Vì loài tôm này có thể lớn đến kích thước khá to nên yêu cầu bể tối thiểu 40 Lít để nuôi (đối với một con). Nhiều người vẫn nuôi được chúng trong bể bé hơn nhưng mình không khuyến khích lắm.

Lý do mình khuyên bạn nên nuôi chúng ở bể to vì chúng cần không gian để kiếm thức ăn. Thêm nữa, bể dài sẽ tốt hơn bể sâu. Kích thước bể như vậy sẽ giúp chúng có được dòng chảy tốt hơn để kiếm ăn.

Thông số nước

Biết được thông số nước cho tôm vợt châu á là quan trọng để bạn có thể kịp thời điều chỉnh chúng. Mặc dù chúng là loài dễ nuôi nhưng việc thay đổi chất lượng nước quá nhanh sẽ khiến chúng gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Dưới là thông số hợp lý để nuôi loài tôm này:

  • Nhiệt độ nước: 21 – 26 độ C
  • Ph nước: 6.5 đến 8
  • Độ cứng: 170-250 ppm

Để đạt được độ ổn định, bạn nên kiểm tra các thông số nước này thường xuyên. Đặc biệt quan trọng nếu bạn vừa mới làm bể.

Thiết kế không gian bể nuôi

Thứ cần thiết nhất trong bể nuôi tôm vợt Châu Á là cây cối. Loài tôm này quen sống tại khu vực nước dày đặc cây, việc trồng nhiều cây trong bể còn có nhiều lợi ích hơn là giúp loài tôm này cảm thấy thoải mái.

Cây cối trong bể sẽ giúp chúng tìm kiếm thức ăn một cách tự nhiên. Các mảnh vụn hữu cơ từ cây cối sẽ thường xuyên rơi ra và giúp loài tôm này có nguồn thức ăn, chúng sẽ kiếm ăn bằng cách dùng mấy cái tay vợt bé để lấy thức ăn trong nước.

Xem thêm: Các loại cây thủy sinh không cần đất nền và CO2

Loài tôm này thường trèo lên cây, chúng thường trốn trong các bụi cây ngoài thiên nhiên và chúng sẽ không gặm loài cây nào nên bạn có thể thoải mái chọn cây để nuôi trong bể.

Bạn nên thêm đá, gỗ và bể để tạo thêm nhiều chỗ trốn cho chúng, đồng thời bạn phải đảm bảo bể có dòng chảy tốt để có thể đưa thức ăn đi khắp bể cho loài tôm này.

Các vấn đề về sức khỏe

Có hai vấn đề chính bạn cần phải quan tâm.

Một đó là sốc nước, loài tôm này có thể bị sốc nước và chết nếu bạn thay đổi môi trường sống của chúng một cách quá đột ngột.

Giống như nhiều loài tép khác, tôm vợt Châu Á đặc biệt bị ảnh hưởng bởi thay đổi nước. Vậy nên  mình muốn bạn luôn cẩn thận khi cho chúng sang bể mới. Hãy kiểm tra chất lượng nước và bạn hãy cho chúng làm quen với môi trường mới một cách từ từ.

Và đương nhiên giống các loài tép suối, chúng nhạy cảm với đồng, chỉ cần một lượng nhỏ đồng trong nước có thể giết chúng. 

Nhiều loại thuốc chữa bệnh sẽ có chứa đồng bên trong nên bạn lưu ý khi chữa bệnh cho cây hoặc các loài cá khác cần xem thông số của thuốc để sử dụng tốt hơn.

Nếu bạn phải cho thuốc vào bể thì hãy rời tôm đi trước.

Cho ăn

Nhiều người nuôi không rõ phải cho chúng ăn như thế nào. Tôm vợt Châu Á là loài lọc lấy thức ăn trong môi trường nước xung quanh.

Chế độ ăn lý tưởng của chúng bao gồm các vật chất hữu cơ nhỏ trôi nổi trong nước như rêu tảo,..

Vì lý do này, bạn cần cho chúng ăn một cách gián tiếp. Nếu bạn có đủ cây cối trong bể và dòng chảy hợp lý thì bạn không cần phải cho chúng ăn tí gì.

Nhiều người nuôi sẽ cảm thấy lo lắng vì họ không muốn bỏ mặc tôm và không thả thức ăn cho chúng nhưng miễn là bể được làm hợp lý loài tôm này có thể tự sống và phát triển được. 

Nếu bể của bạn không có nhiều cây, bạn sẽ có nhiều lựa chọn khác như nghiền một số loại thức ăn từ rêu tảo và thả xuống bể. 

Hành vi

Loài tôm này luôn bận rộn. Những chiếc vợt của chúng luôn được sử dụng để lọc thức ăn từ nước, luôn giơ lên để sẵn sàng bắt đồ ăn. Bạn có thể sẽ thấy chúng dùng mấy cái vợt nhỏ này để quét bề mặt đá hoặc cây để tìm thức ăn dính trên đó.

Chúng luôn chăm chỉ kiếm thức ăn và luôn tìm nơi thích hợp, nhiều thức ăn đề mò mẫm lấy thức ăn tại đó.

Nếu bể của bạn có nền và có loài sục nền, bạn sẽ thấy tôm vợt phối hợp kiếm ăn với chúng. Có rất nhiều hạt hữu cơ dưới nền và loài tôm này có thể lợi dụng việc nền bị sục lên để kiếm ăn.

Bạn cùng bể

Có nhiều bạn cùng bể phù hợp cho tôm vợt Châu Á. Loài tôm này sống hiền lành và không bao giờ đi gây rối, chúng chỉ quan tâm đến việc của nó và tập chung vào kiếm ăn. 

Bạn cũng nên kiếm bạn cùng bể hiền hòa, không tranh giành lãnh thổ hoặc các loài cá to.

Danh sách các loài có thể nuôi cùng tôm vợt:

Lột vỏ

Loài tôm này sẽ lột vỏ theo chu kì khoảng 45 đến 65 ngày. 

Khi đó chúng sẽ tìm một chỗ trốn vì chúng dễ bị tổn thương trong khoảng thời gian này. Sau đó bạn có thể bỏ vỏ vừa lột ra khỏi bể nếu bạn muốn nhưng không cần thiết vì nó sẽ dần phân hủy vào nước và sẽ biến mất nhanh (đặc biệt nếu có nhiều loài ăn tạp khác trong bể)

Nuôi sinh sản

tôm vợt châu á
Tôm vợt châu á mang trứng

Mặc dù là loài dễ chăm sóc nhưng để nuôi được chúng đẻ thì không dễ chút nào. Giống như tép amano vậy, hiếm có ai có thể nuôi được chúng sinh sản.

Lý do chính là ấu trùng của chúng cần nước mặn để có thể phát triển được. Nếu kết hợp với vấn đề là tôm vợt không sống được trong nước mặn, bạn sẽ vấn đề logistic khó khăn cần giải quyết.

Giải pháp có lẽ là có một bể nước lợ riêng cho ấu trùng, nhiều người nuôi đã thử từ trước đến giờ nhưng mình vẫn chưa nghe thấy ai thành công. Do có tỉ lệ thành công cực thấp như vậy nên mình không khuyến khích nuôi chúng sinh sản.

Kết luận

Mình mong qua bài này bạn sẽ biết thêm về loài tôm này và hành vi kì lạ của chúng. Nếu bạn muốn có một loài đặc biệt và thú vị thì chúng là lựa chọn không thể bỏ qua.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *