aquasetup

5 loại ốc thủy sinh dọn bể ăn rêu hại

Mục lục

Ốc thủy sinh

Hầu hết mọi loài ốc là loài ăn tạp, chúng sẽ ăn mọi loại chất thải hữu cơ dưới đáy bể bao gồm thức ăn thừa cho cá, lá cây chết, rêu tảo hoặc thậm chí là cá chết. Nhờ vào ốc mà nhiều bể thủy sinh có thể được cân bằng, tránh tình trạng chất hữu cơ bị tích tụ quá nhiều trong bể và giải phóng quá nhiều chất độc vào bể. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một loài để dọn bể thì bạn có thể cân nhắc mua những loại ốc thủy sinh trong bài viết này. 

1. Ốc nerita

Ốc thủy sinh

Ốc nerita được coi là một trong những loài ăn rêu tốt nhất trong bể cá nước ngọt. Chúng cũng là loài duy nhất có thể xử lý được loại rêu đốm xanh bám trên kính. 

Ốc nerita khá bé, chỉ có kích cỡ vào khoảng 1.5-3cm. 

Bạn có thể tìm mua được nhiều loại ốc nerita với nhiều loại hoa văn khác nhau như là ốc ngựa vằn, ốc tiger hoặc ốc nerita gai,… 

Ốc nerita nói riêng và các loại ốc thủy sinh nói chung sẽ có xu hướng bò ra ngoài bể, vậy nên bạn hãy sử dụng nắp đậy bể nếu có thể. Ốc nerita rất thích ăn rêu, nếu bể cá quá sạch, không có rêu hoặc thức ăn thừa cho cá thì ốc có thể sẽ chết đói. Ngoài rêu và các chất hữu cơ trong bể ra thì bạn vẫn có thể bổ sung cho ốc các loại rau củ quả luộc như là đậu, dưa chuột,..

Xem giá và mua ốc nerita (link lazada)

Ốc nerita có lẽ đã có thể là một loại ốc thủy sinh hoàn hảo nếu không vì tập tính đẻ trứng của chúng. Khi sinh sản thì ốc sẽ đẻ những bọc trứng trắng lên bề mặt cứng trong bể. Những bọc trứng này chỉ nở trong môi trường nước lợ, trong một số trường hợp trứng nở được thì ốc con vẫn không thể sống được trong nước ngọt. Vậy nên bạn cũng không cần quá lo lắng về việc ốc sinh sản không kiểm soát. 

Để nuôi ốc nerita không đẻ trứng thì bạn chỉ có cách chọn mua và nuôi những con ốc đực. 

Xem thêm: Ốc nerita hay là ốc táo vàng?

2. Ốc táo vàng

Ốc thủy sinh

Ốc táo vàng là loài ốc thủy sinh lớn, có thể đạt kích thước lên tới 5-6cm. Khác với một số lời đồn, chúng sẽ không ăn cây thủy sinh, trừ khi lá cây bắt đầu bị chết và rữa. 

Dù được gọi là ốc táo vàng nhưng mà ốc vẫn có nhiều màu sắc khác nhau như là xanh, nâu, tím,.. Ốc táo vàng di chuyển khá nhanh và năng động, bạn sẽ thường xuyên thấy chúng bò khắp bể, bò lên người nhau, bò lên mặt nước và rơi xuống và lại lặp lại. 

Ốc táo sẽ ăn được mọi loại chất thải hữu cơ trong bể như là thức ăn thừa cho cá, rêu hoặc là cá chết. Khác với ốc nerita, chúng không đặc biệt thích ăn rêu lắm nếu có nguồn thức ăn khác dễ lấy hơn. 

Xem giá và mua ốc táo vàng (link lazada)

Ốc táo vàng có giới tính đực và cái, chúng cần hai cá thể để có thể sinh sản. Khi sinh sản thì con cái sẽ bò lên khỏi mặt nước và đẻ một cụm trứng bám vào kính, giống như là ốc bươu vàng vậy. Bạn có thể dễ dàng kiểm soát số lượng ốc bằng cách bóc trứng và vứt đi. 

3. Ốc táo đỏ

Ốc thủy sinh

Ốc táo đỏ thuộc họ Planorbidae, chúng có hình dạng dẹp, tròn xoắn ốc và có thể lớn tới 2.5-5cm. Ốc táo đỏ chủ yếu có màu đỏ cam, đỏ đậm hoặc thậm chí là màu nâu, vàng, xanh hoặc tím. 

Ốc táo đỏ có thể là ốc có lợi hoặc ốc hại tùy theo ý kiến của nhiều người khác nhau. 

Loài ốc đẹp này là loài dọn bể tuyệt vời, mặt khác, chúng cũng có thể sinh sôi rất nhanh và sẽ nhanh chóng xâm lấn toàn bộ bể. Kể cả khi bạn có một con ốc thì chúng vẫn có thể sinh sản được vì mỗi cá thể đều có cả bộ phận sinh dục của cả con đực và con cái. 

Mình khá thích nuôi ốc táo đỏ bởi dù chúng sinh sản nhưng loài ốc này có màu sắc thực sự đẹp, có kích thước nhỏ nên chúng có thể dọn dẹp các hốc đá nơi các loài ốc to khác không thể đi vào. Ngoài ra, việc kiểm soát số lượng ốc táo đỏ sẽ dễ dàng hơn bạn nghĩ. 

4. Ốc helena

Ốc thủy sinh

Làm sao để kiểm soát ốc táo đỏ bây giờ? Đây là vấn đề nhiều người nuôi thủy sinh gặp phải. Một giải pháp cho vấn đề này chính là ốc helena hay còn gọi là ốc sát thủ.

Ốc sát thủ có kích thước vào khoảng 2.5cm, chúng đến từ Đông Nam Á. Vỏ ốc có dạng chóp nhọn với các sọc đen vàng chạy dọc trên thân. 

Khác với các loài ốc ăn tạp khác, ốc sát thủ là loài săn mồi, thực đơn chính của chúng là các loại ốc khác. Nếu bể của bạn có nền cát hoặc nền sỏi nhỏ thì ốc helena sẽ chôn người xuống dưới nền và chui ra khi phát hiện con mồi. 

Bạn có thể sử dụng ốc helena để giải quyết vấn đề bùng phát rêu hại. Thông thường nếu bể của bạn có nhiều thức ăn thì ốc helena sẽ bỏ qua các loài ốc lớn hơn như là ốc nerita và ốc táo. Tuy nhiên nếu bạn nuôi quá nhiều ốc helena và bể thiếu thức ăn thì chúng sẽ tụ tập lại và cùng săn các loài ốc lớn hơn. 

Xem giá và mua ốc nerita (link lazada)

5. Ốc sula

Ốc thủy sinh

Ốc sula có nguồn gốc từ Indonesia và thích bể có nước ấm (27–30°C). 

Chúng có vỏ màu nâu hoặc đen tuyền có dạng chóp nhọn và có thể đạt đến kích thước khá lớn (8-13cm). Thân ốc có màu vàng tươi như những quả chuối. 

Thức ăn chủ yếu của chúng là thức ăn thừa cho cá, rau củ quả luộc và các loại rêu hại mềm. Nếu bạn không cho ốc ăn đủ thì chúng sẽ có thể ăn các cây lá mềm. Tuy nhiên chúng sẽ không thể ăn được các loại cây có lá cứng hơn như là ráy, cỏ thìa hoặc tiêu thảo. 

Ốc sula hiền lành, di chuyển chậm và cũng không đẻ nhiều. Ốc sula có giới tính đực cái, và sinh sản theo hình thức đẻ con. Khi nuôi ốc sula thì thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy xuất hiện một con ốc con mới (tầm khoảng 4-6 tuần). Ốc sula con cũng sẽ lớn và đạt đến độ tuổi sinh sản chậm nên bạn không cần lo về vấn đề bùng phát ốc trong bể cá. 

Ốc thủy sinh ăn gì?

Ốc thủy sinh chủ yếu là loài ăn tạp, chúng sẽ ăn bất kì loại thức ăn thừa, chất thải hữu cơ có trong bể như là cây, cá chết hoặc rêu hại. Có một số trường hợp hiếm như là ốc helena/ốc sát thủ là loài ăn thịt, chúng sẽ tìm và săn các loài ốc bé hơn. 

Có nên nuôi ốc trong bể thủy sinh không?

Bạn nên nuôi ốc thủy sinh, miễn là bạn có thể cung cấp cho chúng đủ không gian sống, thức ăn cũng như biết được cách kiểm soát ốc bùng phát. Ốc trong bể thủy sinh có thể giúp cân bằng hệ sinh thái trong bể. 

Ốc nuôi chung với cá gì?

Ốc có thể được nuôi chung với gần hết mọi loài cá có kích thước nhỏ – trung bình. Chỉ trừ một số loại cá bạn không nên nuôi chung với ốc là các loài cá săn mồi và chúng có khả năng ăn được ốc như là:

  • Các loại cá nóc
  • Cá chuột mỹ
  • Cá sặc
  • Các loại cá quá to như cá oscar, cá trê mỏ vịt,…

Tại sao lại có ốc trong bể cá?

Đôi khi bạn sẽ phát hiện ốc xuất hiện trong bể cá đúng không? Đó thường sẽ là các loài ốc hại, trứng của ốc có thể bám vào cây, đá hoặc ở trong nước nuôi cá bạn lấy từ bể khác. Chỉ cần một quả trứng lẫn vào thôi cũng có thể nở được ốc và từ đó chúng sẽ liên tục sinh sôi và xâm lấn bể cá nếu bạn không có biện pháp kiểm soát phù hợp. 

Lưu ý khi chăm sóc cho ốc thủy sinh

Ốc cần phải có khoáng trong nước như là canxi để giúp cho chúng phát triển vỏ cứng và khỏe mạnh, do đó bạn nên nuôi ốc trong nước có độ cứng là 140ppm trở lên. Nếu bạn phát hiện vỏ ốc mờ, có vết nứt, có lỗ thì bạn nên mua thêm khoáng để châm cho nước. Hoặc bạn có thể cho ốc ăn các loại rau củ quả giàu khoáng như là các loại rau cải, xà lách,..

Hầu hết mọi loài ốc rất nhạy cảm với muối trừ ốc nerita, vậy nên bạn không nên cho muối vào nước để chữa bệnh cho cá. 

Khi ốc nghỉ ngơi, ngủ thì chúng sẽ không di chuyển, vậy nên khi bạn thấy ốc không động đậy không có nghĩa là chúng đã chết. 

Xem thêm: cách nhận biết ốc thủy sinh chết

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *