Cá lóc cảnh là loài cá săn mồi lớn, chúng tuy không khó để chăm sóc những cũng sẽ có những yêu cầu bể nhất định. Nuôi cá cá lóc sẽ tương đối khá khi nuôi các loài cá cảnh thông thường khác. Cá lóc có tên gọi như vậy bởi tập tính “lóc” của chúng, tức là cá có thể trườn, nhảy và chui ra ngoài rất giỏi. Kể cả khi bể của bạn có khe hở nhỏ cá vẫn có thể tìm cách để chui được ra ngoài, đó là lý do bể cần phải có nắp hoặc là lưới đậy chặt.
Hơn hết nữa, cá lóc cũng sẽ dễ bị các bệnh về da, mắt hoặc bị stress nếu được nuôi trong môi trường không đảm bảo. Chăm sóc cho cá lóc sẽ có thể hơi tốn thời gian và tiền bạc một tẹo. Đó là lý do bạn cần phải nghiên cứu môi trường sống của cá lóc và làm bể đúng ngay từ ban đầu.
Môi trường sống tự nhiên của cá lóc
Các loài cá lóc chủ yếu là loài thuộc chi channa, chúng có môi trường sống và tập tính khá tương đồng với nhau. Ngoài tự nhiên, cá lóc có thể tìm thấy mọi nơi trên thế giới, từ Ấn Độ, Trung Quốc cho đến Châu phi,…
Một số loài cá lóc được con người đem đến các khu vực nước khác nhau và trở thành loài xâm lấn ở đó.
Thông thường thì cá lóc sẽ sống tại khu vực nước nông ở sông hồ, rạch đồng ruộng với nước đen và cây cối thủy sinh dày đặc. Chúng cũng có thể sống ở những khu vực nước đục, bẩn, có thể bốc hơi gần hết vào mùa khô. Khi vào mùa khô, cá lóc sẽ đào hố dưới lớp bùn đất và chúng có thể sống được khoảng thời gian rất lâu kể cả khi nước đã cạn hết.
Hồ cá lóc cần những gì?
Dưới là các vật liệu và thiết bị bạn cần chuẩn bị khi làm bể cá lóc
Bể cá đủ lớn
Cá lóc là loài cá lớn nên bạn chỉ nên nuôi chúng trong bể có thể tích tối thiểu là 300 lít. Nếu có điều kiện thì tốt nhất là nên nuôi cá ở các bể lớn ngoài trời.
Chúng rất háu ăn, có thể bơi nhanh để bắt mồi và sẽ đạt kích thước vô cùng lớn, vậy nên bạn cần phải cho cá nhiều không gian để bơi lội cũng như là thức ăn đầy đủ để nuôi. Bạn cũng cần lưu ý rằng cá lóc sẽ hiếu chiến với các con cá cùng loài. Vậy nên mỗi bể chỉ nên nuôi tối đa là một con cá lóc trừ trường hợp bạn muốn nuôi cá sinh sản.
Cá thích sống trong những bể có dòng chảy chậm và nông. Thông thường là bể không nên cao quá 1 mét. Cá cũng thích môi trường có nhiều cây cối với nước đục. Để mô phỏng môi trường sống tự nhiên của cá bạn có thể thả thêm các loại lá khô như là lá bàng, lá ổi,… để tạo nước đen cho bể.
Xem thêm: Các loại lá khô cho bể cá
Nhiệt độ của bể nên vào khoảng 23-28 độ C. Độ cứng và pH không quá quan trọng miễn là không quá khắc nghiệt là được.
Nhiều người nghĩ rằng lá lóc thích nước bẩn bởi môi trường tự nhiên của chúng nhìn bẩn với nước đục, nhiều mùn đất. Tuy nhiên, giống như mọi loài cá khác, giữ cho môi trường sống sạch với nước ổn định sẽ giúp cho cá tránh bị bệnh, sống khỏe và lâu hơn nhiều. Bể nuôi nên được thay khoảng 15% nước mỗi tuần. Bể cũng cần phải có bộ lọc tốt nếu không thì phân cá cũng như thức ăn thừa sẽ nhanh chóng làm bẩn nước.
Xem thêm: Cách chọn bộ lọc tốt cho bể thủy sinh
Cá lóc là chuyên gia trong việc chạy trốn. Cơ thể dẹt, nhớt của cá có thể giúp chúng trườn qua các loại kẽ hở. Đôi khi chúng có thể nhảy lên và mở được nắp bể nếu bể đóng không chặt. Vậy nên bể nuôi cá lóc cần có lưới hoặc là nắp đậy chặt.
Cá lóc là loài cá có khả năng lấy không khí từ trên mặt nước. Chúng có thể sẽ bị thiếu oxy nếu cá không thể ngoi lên được mặt nước để đớp không khí. Vậy nên khi làm bể bạn cần phải có một khu vực thoáng lớn phía trên mặt bể để cá lóc có thể lấy được không khí.
Đèn bể
Cá lóc không yêu cầu quá cao về ánh sáng, tuy nhiên nếu bể cá của bạn có trồng cây thủy sinh thì bạn nên có một chiếc đèn thủy sinh chuyên dụng.
Đèn không cần quá đắt nhưng nên là loại đèn từ hãng và được mua tại cửa hàng uy tín. Trước mình khá ham mua đèn thủy sinh giá rẻ nhưng mua tầm 4 cái cũng phải hỏng 3 cái sau một thời gian sử dụng. Vậy mình nghĩ bạn nên đầu tư đèn chất lượng một tẹo. Ngoài ra, nếu đèn không có chức năng hẹn giờ thì bạn có thể đầu tư thêm một chiếc ổ cắm hẹn giờ để kiểm soát thời gian chiếu sáng tốt hơn.
Lọc bể
Dù sao thì cá lóc cũng là loài cá lớn, vậy nên chúng cần phải có lọc lớn để đảm bảo chất lượng nước cũng như là xử lý được chất thải. Lọc nên có đủ lưu lượng để xử lý nước nhưng dòng chảy của lọc cũng không nên quá mạnh bởi cá lóc thích môi trường nước tĩnh, có dòng chảy chậm.
Nền bể
Bạn có thể sử dụng nền bể hoặc là không. Nếu định trồng cây thì bạn có thể sử dụng nền sỏi, phân nền, nền đá nham thạch,… và kết hợp thêm phân nhét. Lớp nền để trồng cây cần phải có độ dày tối thiểu là 5cm.
Cây thủy sinh
Cây thủy sinh dùng để mô phỏng lại môi trường sống tự nhiên của cá lóc. Ngoài tự nhiên, chúng sống tại các khu vực nước nông với cây cối dày đặc. Có nhiều cây trong bể có thể tạo chỗ trốn cho cá, giúp chúng cảm thấy thoải mái.
Các loại cây phù hợp để trồng trong bể cá lóc là cây lưỡi mác, ráy, các loại rong thả nổi như là rong đuôi chó, … Các loại cây này dễ sống, không yêu cầu quá cao về ánh sáng cũng như là dinh dưỡng trong bể.
Lũa
Nếu có thể thì bạn hãy thêm một thanh lũa lớn vào trong bể cá lóc. Thanh lũa có thể giúp tạo điểm nhấn cho bể. Ngoài ra, lũa cũng giúp nhả tannin vào trong nước, giúp hạ pH, tái tạo lại được môi trường sống tự nhiên của chúng và cho cá lóc thêm chỗ trốn.
Xem thêm: Các loại lũa cho bể thủy sinh
Các bước để setup hồ cá lóc
Khi mới làm bể nuôi cá lóc thì bạn chưa nên thả luôn cá vào luôn, các bước cụ thể như sau:
- Đầu tiên là bạn hãy đổ đầy nền vào trong bể, trải đều lớp nền ra.
- Sau đó bạn hãy đổ nước vừa đủ để làm ướt nền và trồng cây thủy sinh. Sau khi trồng bạn hãy đặt các đồ trang trí, lũa, đá vào bể.
- Bước tiếp theo là bạn đổ đầy nước vào trong bể. Bạn có thể đặt một chiếc bát dưới đáy bể và đổ nước từ từ vào để tránh làm động nền.
- Lắp đặt lọc, nắp bể, đèn thủy sinh và chạy lọc. Sau đó bạn hãy châm thêm vi sinh và tiếp tục chạy lọc trong vòng vài ngày đến một tuần để hệ vi sinh có thể phát triển đủ mạnh trong bể.
- Trong vài ngày tiếp theo, nếu thấy nước quá đen thì bạn hãy thay khoảng 20-30% lượng nước của bể.
- Bước cuối cùng là thả cá lóc vào trong bể. Bạn cần phải cho cá lóc làm quen từ từ với nước, tránh thả cá vào bể luôn để tránh việc chúng bị sốc nước.