aquasetup

Diệt đỉa trong hồ cá

Mục lục

Nếu bạn mua cá hoặc cây từ những nguồn không uy tín hoặc bạn bắt được ngoài tự nhiên mà không ngâm thuốc trước, bạn có thể đưa nhiều bệnh, sinh vật hại vào bể mình, trong đó có đỉa. Mặc dù các loài cá của bạn có thể ăn được đỉa và nó cũng không gây hại nhiều cho bể của bạn, đỉa không được coi là sinh vật gây hại. Tuy nhiên, chả ai muốn có đỉa trong bể cá cả đúng không. Trong bài viết này mình sẽ nói về cách phân loại và xử lý các loài đỉa đó.

Lưu ý bạn có thể nhầm đỉa với giun trắng (Detritus Worms) hoặc sán.

Đỉa trong hồ cá đến từ đâu?

Giống như các loài giun sán khác trong bể cá thì đỉa có thể đến từ các lại cây mua bên ngoài hoặc các đồ trang trí đã được sử dụng trong bể khác. Đỉa cũng đến từ các nguồn thức ăn sống, ốc cũng là vật chủ tiện lợi để đỉa có thể bám vào và đi đến bể của bạn,

Các loại đỉa

Tiếp theo, mình sẽ mô tả một số loại đỉa có thể xuất hiện trong hồ cá của bạn. Khi phân biệt được các loài đỉa, bạn sẽ biết được cách thức xác định và kiểm soát trước khi chúng chiếm lấy bể cá bạn.

Đỉa-sên (Snail-leech)

Diệt đỉa trong hồ cá

Đỉa-sên (Snail-leech, mình không tìm được tên tiếng Việt của chúng nên dịch vậy), thuộc chi Glossiphonia. Chúng là loài đỉa bắt nguồn từ Đức, đỉa to có tên là Glossiphonia complanata còn đỉa bé là Glossiphonia heteroclita. Đỉa sên khá dễ nhận biết bởi thân hình nhìn giống như giọt nước. Thông thường, ta có thể thấy trứng và bộ phận tiêu hóa của chúng nằm ở giữa cơ thể, giúp ta có thể phân biệt chúng với giun dẹp. 

Chúng có nhiều màu sắc khác nhau, từ nâu đỏ, xanh lá đến màu kem trắng. Chúng có thể lớn tới 3cm và thường trốn dưới nền hoặc bám vào đá và lá cây.

Chúng thường sống nhờ bám vào ốc sên nên nếu bể của bạn cũng nuôi ốc thì cần phải xử lý loài đỉa này. May mắn là đỉa sên không hoạt động theo nhóm mà sống đơn lẻ. 

Cách chúng di chuyển nhìn giống sâu bướm. Cách di chuyển này khác với các loài giun và sán khác trong bể cá. Hơn hết nữa chúng bơi cũng khá giỏi, chúng có thể di chuyển trong nước theo dạng chữ S. Cơ thể chúng không có cảm giác mềm và nhớt, thay vào đó là cứng và chắc.

Cách xử lý

Loài đỉa này không hoạt động theo nhóm nhiều nên khi phát hiện bạn chỉ cần bắt/hút chúng ra ngoài hồ. Các loại thuốc trị giun/sán không có nhiều tác dụng với loài đỉa này. Mặc dù một số loại thuốc chứa đồng có thể giết chúng tuy nhiên thuốc đó cũng có thể làm chết cá và đặc biệt là tép – loài nhạy cảm với đồng.

Đỉa Barbronia weberi (Nhiều nơi gọi là đỉa châu á nước ngọt)

Diệt đỉa trong hồ cá

Chúng thuộc loại Rhynchobdellida (đỉa mang vòi), bắt nguồn từ Châu Á, sau đó lan ra khắp Châu Âu, Châu Úc và Châu Mỹ. Đỉa Barbronia weberi cũng đã xâm chiếm bể cá nước ngọt từ lâu. Chúng thường có màu nâu đỏ, có thân hình mảnh, nếu bạn phát hiện loài vật nhìn giống vậy trong bể thì đó chính là loài đỉa này. Chúng có thể lớn đến 4cm. Khi bạn nhìn kĩ, chúng có phần đuôi lớn và đầu thon dài – tùy thuộc vào độ kéo dãn mà hình dáng cơ thể chúng có thể thay đổi theo. 

Loài đỉa này có ba cặp mắt, một cặp ở giữa và hai cặp nữa ở bên trái và bên phải đầu. Vị trí mắt là đặc điểm đặc trưng của đỉa Barbronia weberi, nên bạn chỉ cần ảnh chụp đầu là có thể xác định rõ loài đỉa này. Chúng di chuyển cũng giống sâu bướm và là loài bơi giỏi, không giống sán và giun trắng. 

Thực đơn chính của chúng là các vi sinh vật trên mặt đất, tuy nhiên có một số nguồn nói rằng thỉnh thoảng chúng sẽ săn tép nếu tép không để ý. 

Vậy nên mình khuyên bạn khi bắt gặp nên xử lý chúng càng sớm càng tốt.

Cách xử lý 

Nhiều loài cá kích thước trung bình có thể ăn chúng. Nếu có thể bắt hết cá và ốc ra thì bạn hãy thử cho muối vào bể để cho chúng chui ra ngoài trước khi hút. Các loại thuốc diệt giun và sán vô dụng với loài đỉa này.

Đỉa Dẹp Châu Âu

Diệt đỉa trong hồ cá

Cái tên Helobdella europaea hay đỉa dẹp châu âu khá gây nhầm lẫn vì chúng xuất phát chủ yếu từ Nam Mỹ. Loài đỉa này thuộc loài đỉa mang vòi, chúng hiện đang có mặt trên khắp nơi trên thế giới. Chúng được đem tới Châu Âu qua các loại cây thủy sinh và chúng có khả năng sống trong các bể cá nước ngọt.

Loài đỉa này khá nhỏ, với kích thước chỉ khoảng một đến hai cm. Chúng có những dải đốm tròn đặc trưng trên cơ thể có màu hơi đỏ. Các đặc điểm nhận dạng khác là thân hình có dạng giọt nước, di chuyển như sâu bướm. Chúng chăm sóc con rất kĩ, chúng có thể mang trứng và ấu trùng trong nhiều tuần. 

Khẩu phần ăn của chúng bao gồm các loại ốc sên và sâu nhỏ hơn khác. Loài đỉa này có vẻ vô hại đối với cá, chúng có thể tấn công ốc sên. 

Cách xử lý

Giống như các loài đỉa khác, cách tốt nhất là hút chúng ra ngoài. Không may là những cách hiệu quả hơn vẫn chưa được phát hiện và giống như các loài đỉa khác, thuộc giệt giun sán không có tác dụng với chúng, bạn sẽ giết ốc và tép nếu cố dùng thuốc mà thôi.

Đỉa piscicola geometra

Diệt đỉa trong hồ cá

Đây là loài đỉa có thể gây hại cho cá không giống như các loài đỉa bên trên. Bạn phải đặc biệt để ý đến sự xuất hiện của chúng nếu bạn nuôi cá vàng hoặc cá koi.

Loài đỉa dài nhìn giống giun này có thể bám vào cá và hút máu từ chúng, có thể khiến cá dễ bị bệnh và stress. Đỉa trưởng thành dài khoảng 2.5cm và rất khó để bắt. Chúng thích trốn bên trong mang cá và bên dưới vây. Dù phiền toái nhưng chúng không gây hại quá nhiều và không trực tiếp khiến cá chết. Vấn đề là sau khi chúng hút máu xong có thể sẽ khiến cá bị nhiễm trùng ở chỗ chúng bám.

Cách xử lý 

Loài đỉa này có tuổi thọ khoảng 30 ngày nến nếu bạn bỏ đói chúng bắt bằng bẫy thì có thể dễ dàng kiểm soát được.

Nếu hồ cá làm ngoài trời của bạn có quá nhiều đỉa này và khá lớn mà bạn không thể tự bắt ra ra được thì đặt bẫy đỉa có thể sẽ là giải pháp tốt.

Để làm bẫy đỉa bạn có thể:

  • Tìm một chai nhựa, dùng đinh được đốt nóng để đục các lỗ rộng 2-5mm vào thân chai.
  • Bỏ một ít thịt sống vào bên trong, có thể là thịt gà, thịt bỏ, ruột cá,…
  • Buột dây vào chai, bỏ ít đá vào để chai chìm xuống đáy bể.
  • Kiểm tra vài lần một tuần để bỏ đỉa ra và cho thêm thịt.
  • Lặp lại cho đến khi không phát hiện đỉa nữa.
Diệt đỉa trong hồ cá

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *