aquasetup

Chi tiết cách setup bể thủy sinh phong cách đá cuội

Mục lục

 setup bể thủy sinh phong cách đá cuội

Phong cách biotop còn có thể chia ra làm vô số nhánh khác nhau như là biotop nước đen, hồ Malawi hay là biotop đáy sông. Biotop đáy sông bạn thường thấy đó chính là những bể thủy sinh phong cách đá cuội.

Đá cuội thường được tìm thấy rất nhiều tại những con sông, suối có dòng chảy mạnh. Chính nhờ dòng chảy liên tục như vậy đã giúp đá cuội được bào mòn và có hình dạng tròn trịa như bây giờ. 

Tuy nhìn đơn giản nhưng vẫn có những lưu ý nhất định bạn cần phải nhớ khi làm bể phong cách này. Đó là cung cấp cho bể đủ dòng chảy và nuôi các loài cá đúng. Có một số loài cá sẽ rất thích sống trong môi trường có dòng chảy mạnh và giàu oxy. 

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn làm một bể thủy sinh phong cách đá cuội đúng cách. 

Chuẩn bị

Trước khi tiến hành setup bể thủy sinh bán cạn thì bạn sẽ phải cần chuẩn bị:

Bể kính

Làm bể cá thì đương nhiên là cần bể kính rồi. Bể kính nên đủ to để có thể cung cấp không gian setup bể và không gian nuôi cá. Thông thường bể nên có thể tích từ 30 lít trở lên, tức là bể nên có chiều dài từ 40cm trở lên. 

Bạn có thể chọn kiểu bể gì cũng được, tùy vào không gian đặt bể trong nhà. Cuối cùng là bể kính nên đủ dày và tốt hơn nữa là được làm bởi kính siêu trong để bể cá nhìn đẹp hơn. 

Lọc

Bạn nên chọn loại lọc phù hợp với kích thước bể của mình. Bạn cần tránh chọn lọc quá bé bởi nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, lọc bé sẽ khó có thể cung cấp đầy đủ oxy cũng như là dòng chảy cho bể. Ngoài ra, lọc quá bé sẽ không thể giúp tạo hệ vi sinh tốt, từ đó khiến cho nước bể nhanh bị tích tụ chất bẩn. 

Với những bể từ 40cm trở xuống thì bạn có thể sử dụng lọc treo. Những bể lớn hơn thì bạn cần phải sử dụng lọc thùng. Trong trường hợp bể quá lớn, bạn có lẽ cần phải sử dụng thêm một lọc phụ hoặc là máy bơm để giúp tăng dòng chảy cho bể. 

Ánh sáng

Bạn có thể sử dụng mọi loại đèn thủy sinh chuyên dụng mà vừa ý. Trong trường hợp bạn muốn trồng nhiều cây thủy sinh hoặc là các loại cây khó trồng thì bạn nên đầu tư một chiếc đèn thủy sinh chất lượng hơn. 

Đá cuội và lũa

Có nhiều loại đá cuội thủy sinh bạn có thể lựa chọn. Tùy vào sở thích bạn có thể mua đá cuội thường, đá cuội vân mây hoặc là đá cuội đen. Bạn nên mua dư dư đá một tẹo với kích thước đá đa dạng để dễ setup bể hơn. 

Bạn không cần thiết phải dùng đến lũa. Tuy nhiên, nếu có thể thì thêm lũa vào trong bể sẽ giúp thêm nét tự nhiên cho bể. 

Ngoài ra, lũa thêm vào trong bể có thể tạo được chỗ trú cho cá khi chúng bị mệt. 

Vỉ lưới caro

Bạn có thể sử dụng thêm vỉ lưới nhựa caro hoặc các loại lưới khác để lót nền bể cá nếu bạn sợ đá quá nặng và có thể làm xước hoặc vỡ mặt kính. 

Nền bể

Bạn cần phải cân nhắc kĩ trước khi chọn nền cho bể đá cuội. Nếu bể có dòng chảy mạnh thì bạn nên tránh sử dụng cát quá mịn hoặc phân nền. Khi sử dụng cát mịn hoặc phân nền thì chúng sẽ bị thổi về hết một bên. 

Lựa chọn thích hợp nhất là các loại cát hạt lớn, sạn suối hoặc sỏi nhỏ. 

Cây thủy sinh

Thông thường với những bể đá cuội, các tảng đá lớn sẽ là điểm nhấn chính trong bể. Vậy nên bể thủy sinh không nên trồng quá nhiều cây. Tuy vậy, bạn vẫn có thể trồng một số loại cây mọc dài phía đằng sau bể để bổ sung cho bể. 

Một số loại cây mọc dài phổ biến có thể kể đến là các loại cỏ, hẹ nước như là hẹ lá thẳng, hẹ lá xoắn, cỏ narong,…

Cách setup bể đá cuội

1. Chuẩn bị bể thủy sinh

2. Rắc một lớp nền cát mỏng xuống phía bên dưới bể và trải đều

4. Xếp đá vào bên trong bể. Bạn nên xếp sao cho bố cục tạo thành hình dốc. Dốc sẽ đẹp khi bắt đầu từ góc bể, càng về phía ngoài càng hạ dần độ cao. Hoặc bạn cũng có thể xếp đá theo phong cách Iwagumi hoặc là bố cục tam giác cân. 

Xem thêm: Các phong cách thiết kế bể

5. Nếu bạn có ý định trồng cây thì bạn hãy đổ một lớp phân nền hoặc cát/ sỏi nhỏ phía sau cho dày hơn. Độ cày nền hợp lý để trồng cây là vào khoảng 4-5cm.  

6. Tiến hành trồng cây. Bạn có thể trồng các loại cây mọc cao như là hẹ lá thẳng. Để trồng cây khá đơn giản, bạn chỉ cần vùi rễ của cây xuống dưới nền và lấp lên là được. 

7. Đổ nước và lắp đặt lọc, đèn. Ở bước cuối cùng, bạn hãy đổ nước nhẹ nhàng vào bể để tránh làm động nền. Sau đó bạn hãy lắp đặt thêm lọc và đèn thủy sinh. 

Nuôi cá gì trong bể đá cuội?

Các loại cá phổ biến nhất để nuôi trong bể đá cuội là loài cá thích dòng chảy mạnh và có kích thước phù hợp với bể của bạn. 

Bạn có thể cân nhắc một số loài cá sau: 

  • Cá tỳ bà bướm
  • Các dòng cá bống cảnh
  • Cá tam giác
  • Cá sóc đầu đỏ
  • Cá bác sĩ
  • Chạch culi

Chăm sóc cho bể đá cuội

Để bể có thể khỏe mạnh thì bạn cần phải chăm sóc cho bể định kì, cụ thể là hàng tuần và hàng tháng. Các công việc có thể kể đến là châm thêm phân nước, thay nước, cắt tỉa và trồng cây, rửa lọc. Các công việc chăm sóc có thể được tóm tắt như sau:

  • Hằng ngày: Cho cá ăn, quan sát bể để phát hiện điều bất thường
  • Hàng tuần: Thay 15% lượng nước bể, châm thêm phân nước, lau rêu bám kính, cắt tỉa cây
  • Hàng tháng: Rửa lọc, ống in, out, cắt tỉa, trồng thêm cây hoặc vứt bớt đi. 

Các mẫu hồ thủy sinh đá cuội đẹp

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *