aquasetup

Nước bể cá bị vàng/ nâu: nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục

Nước bể cá bị vàng/ nâu: nguyên nhân và cách khắc phục

Nước bể cá đôi khi có thể bị vàng hoặc chuyển nâu nếu trong bể bị lẫn nhiều tạp chất. Tùy vào loại tạp chất này là gì mà tình trạng bể có thể an toàn hoặc không. Thông thường nguyên nhân phổ biến khiến nhất khiến bể bị vàng là do tannin nhả ra từ gỗ lũa, lá khô. 

Bể cá của bạn mới thả lũa hay lá khô vào không? Nếu có thì mình khá chắc đây là nguyên nhân khiến nước chuyển màu. 

Nếu bể không có lũa hoặc lá khô thì nước bể có thể bị chuyển vàng do rêu hoặc tạp chất hữu cơ trong nước. Trong bài viết này mình sẽ nói rõ thêm về cách nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh. 

Nguyên nhân 1: Nước bể bị vàng do lũa

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho nước bị vàng là do lũa mới nhả tannin vào trong bể. Các loại lũa hoặc lá khô có thể nhả một chất vào nước, gọi là tannin và khiến nhuộm vào bể cá. 

Chúng là chất tự nhiên, vô hại và không gây hại đến cho cá. 

Tannin ngược lại còn có nhiều lợi ích cho cá. Có thể kể đến chúng có thể giúp diệt khuẩn, diệt nấm cho bể. Ngoài ra tannin còn giúp hạ nhẹ độ pH, giúp mô phỏng lại môi trường sống tự nhiên của một số loài cá cảnh nhiệt đới. 

Nhiều người thường sử dụng lá bàng hoặc các loại lá khô khác để ngâm vào trong bể để tạo nước vàng. 

Nước vàng cũng là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn setup một bể cá phong cách rừng mưa amazon. 

Đặc điểm nhận dạng của bể cá bị vàng do tannin là nước bể nhìn vẫn trong, chỉ bị đổi thành màu vàng mà thôi. 

Do không gây hại gì cho cá nên bạn không cần quá vội xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bể cá bị vàng không vừa mắt thì có thể cân nhắc cách giải quyết như sau:

Cách xử lý nước bể bị vàng do tannin

Bạn có thể loại bỏ tannin ra khỏi nước bằng cách chăm chỉ thay nước cho bể hoặc là sử dụng vật liệu lọc hóa học (lazada)

Thay nước đều đặn cho bể: Trong thời gian sau khi mới làm bể, lũa có thể sẽ liên tục nhả tannin vào nước. Quá trình này có thể diễn ra trong vài tuần. Trong khoảng thời gian này bạn có thể khử màu nước bằng cách chăm thay nước cho bể. Tuy nhiên bạn không nên thay quá nhiều trong một lần để tránh tình trạng làm thông số nước bể thay đổi quá nhanh. Bạn chỉ nên thay khoảng 10-15% nước hai lần mỗi tuần. 

Sử dụng vật liệu lọc hóa học: Các loại vật liệu lọc hóa học như là than  hoạt tính hoặc là purigen có thể giúp hấp thụ tannin trong nước và giúp nước trong trở lại. Với cả hai loại vật liệu lọc thì bạn hãy sử dụng tầm khoảng 50g cho mỗi 100 lít nước. Sử dụng quá nhiều hay quá ít cũng không có ảnh hưởng gì lắm. Sử dụng quá ít thì chỉ khiến bạn phải thay mới vật liệu lọc hóa học nhanh hơn mà thôi. 

Nguyên nhân 2: Nước bể cá bị vàng do rêu nước 

Nếu bể cá của bạn bị vàng như mà không trong thì nhiều khả năng là bể đang bị rêu. Rêu nước thường sẽ khiến bể có màu xanh. Tuy nhiên trong một số trường hợp và tùy vào ánh sáng thì chúng có thể có màu vàng. 

Loại rêu này cũng sẽ không có hại lắm cho cá ngoại trừ việc chúng đôi khi có thể bị bể cạn oxy. Vậy nên bạn cần phải giải quyết tình trạng này sớm. 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rêu nước vàng là do bể bị chiếu sáng quá nhiều, đôi khi có thể kết hợp với tình trạng dinh dưỡng trong bể bị dư thừa. 

Cách giải quyết

Đầu tiên là bạn hãy giảm cường độ chiếu sáng ở bể lại. Lượng ánh sáng tối ưu cho bể cá sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là lượng cây thủy sinh cũng như là loại cây thủy sinh trong bể. Nếu bể cá của bạn trồng ít cây, không sử dụng CO2 thì bạn chỉ nên chiếu sáng cho bể 6 tiếng mỗi ngày. 

Nếu trồng nhiều cây hơn thì bạn có thể chiếu sáng tầm khoảng 8 tiếng. Chiếu sáng quá nhiều có thể khiến cho bể đặc biệt bị nhiễm rêu hại. 

Tiếp theo bạn hãy xử lý chất dinh dưỡng dư thừa trong bể bằng cách thay nước cho bể thường xuyên và đều đặn. Bạn cần phải thay khoảng 15% lượng nước bể 2-3 lần một tuần. 

Nguyên nhân 3: Chất hữu cơ phân hủy trong bể

Các loại chất hữu cơ như là thức ăn thừa cho cá, phân cá, lá cây chết,… có thể phân hủy, giải phóng các chất có độc vào trong bể cá và khiến cho nước chuyển vàng. 

Khi đó nước có thể cũng sẽ có mùi hôi nặng kèm theo váng trên mặt nước. Khi tình trạng này xảy ra thì bạn phải khắc phục sớm nhất có thể. 

Nếu để quá lâu thì cá có thể bị ngộ độc ammonia và chết. 

Cách giải quyết

Cách giải quyết trong trường hợp này cũng là  thay nước cho bể thường xuyên và đều đặn. Bạn cần phải thay khoảng 15% lượng nước bể 2-3 lần một tuần. 

Ngoài ra, bạn nên sử dụng bộ lọc tốt để có thể cung cấp lượng vi sinh đầy đủ để có thể xử lý được lượng chất hữu cơ dư thừa này. 

Ngoài ra, có thêm vật liệu lọc bông mịn cũng có thể giúp cho lọc các loại cặn bẩn nhỏ, kể cả hữu cơ lẫn vô cơ, từ đó giúp bể cá trong hơn. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *