aquasetup

8 loại gỗ lũa thủy sinh đẹp và phổ biến nhất

Mục lục

Các loại lũa thủy sinh

Chỉ cần một khúc lũa để làm điểm nhấn trong bể thôi cũng đủ để thay đổi hoàn toàn bể thủy sinh của bạn. Lũa là trợ thủ đắc lực để tạo nên bố cục bể thủy sinh, đặc biệt là trong những bể thủy sinh trồng nhiều cây. Tuy vậy, không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng được và bạn cũng cần phải biết cách xử lý lũa trước khi cho vào trong bể. 

Trong bài viết này mình sẽ viết về các loại gỗ chuyên dụng bạn có thể sử dụng cho bể thủy sinh và cách sử dụng chúng. 

Lũa thủy sinh là gì?

Lũa thủy sinh là các loại gỗ cứng với một số tiêu chí nhất định và có thể được sử dụng để sử dụng cho bể thủy sinh. Thường thì lũa là những khúc gỗ bị bào mòn tự nhiên và được khai thác từ khu vực sống suối nước ngọt. Ngoài ra, lũa cũng có những loại nhân tạo, tức là gỗ, rễ cây được loại bỏ phần vỏ bên ngoài và phơi khô. Một số tiêu chí để gỗ có thể được sử dụng làm lũa thủy sinh là:

  • Không độc
  • Có thể chìm
  • Bền và trơ, không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. 

Vấn đề với tannin

Trước khi đi đến các loại gỗ lũa phổ biến thì bạn phải biết trước rằng mọi loại gỗ đều sẽ giải phóng tannin khi được ngâm vào trong nước. Khi tannin được giải phóng vào trong nước thì nước bể sẽ chuyển màu nước. Nếu ít thì tannin chỉ khiến cho nước hơi ngả vàng. Nếu nồng độ cao hơn thì nước sẽ chuyển sang màu trà hoặc thậm chí là nâu. Tannin sẽ không gây hại trực tiếp cho cá. Tuy nhiên khi có quá nhiều tannin trong nước thì nước bể có thể bị xấu, và đôi khi pH trong bể có thể giảm mạnh, khiến cho cá bị sốc nước và stress. 

Cách tốt nhất để loại bỏ tannin khỏi lũa là luộc lũa trước khi cho vào trong bể hoặc là ngâm lũa ở ngoài trong khoảng 1-2 tuần. Bạn cũng có thể sử dụng vật liệu lọc carbon để loại bỏ tannin khỏi nước. 

Các loại lũa thủy sinh

1. Lũa bonsai/ lũa xương chùm

Các loại lũa thủy sinh

Lũa bonsai (Lazada) là phần rễ, thân cây đã được xử lý để có ngoại hình nhìn giống như cây bonsai. Lũa bonsai có thể được sử dụng để tạo điểm nhấn trong bể thủy sinh. Các loại cây bạn có thể sử dụng để gắn lên lũa bonsai là các loại rêu thủy sinh, bucep hoặc là ráy. Lũa bonsai có các cạnh sắc, không phù hợp để sử dụng cho bể nuôi các loại cá có vây dài như là cá betta và cá bảy màu. 

Lũa bonsai thường sẽ đắt hơn các loại lũa khác và chúng cũng chứa tương đối nhiều tannin. 

2. Lũa cholla

Các loại lũa thủy sinh

Lũa cholla là một loại gỗ khô từ một loại cây xương rồng thuộc hoang mạc Arizona, New Mexico và Mỹ. Lũa choola có dạng khúc hình trụ với ruột rỗng và trên thân có nhiều lỗ nhỏ. Lũa cholla là loại lũa phổ biến để sử dụng cho bể tép hoặc để tạo chỗ trốn cho cá con. Lũa cũng có thể nhả tannin, giúp kháng khuẩn, hỗ trợ giảm stress trên tép và cá. 

3. Lũa linh sam

Các loại lũa thủy sinh

Lũa linh sam là một trong những loại lũa phổ biến nhất để dùng tạo bố cục cho bể thủy sinh. Lũa linh sam có nhiều kích cỡ khác nhau, bề mặt lũa sẽ có nhiều khu vực có nhiều vân, tạo thành hoa văn đẹp. Loại lũa này cũng sẽ có nhiều dáng khác nhau, từ thẳng cho đến cong. Tùy vào nhu cầu của bạn mà bạn có thể mua loại lũa phù hợp. 

4. Lũa đỗ quyên

Các loại lũa thủy sinh
Các loại lũa thủy sinh

Lũa đỗ quyên (lazada) thường sẽ có nhiều nhánh với dạng cong mềm mại và màu vàng tươi hơn các loại lũa khác. Khi ngâm vào nước chúng sẽ ngấm nước và chuyển thành mau nâu đậm. Do có dáng đẹp nên lũa đỗ quyên sẽ dễ ghép và dễ điểm bố cục cho bể thủy sinh. 

5. Lũa săn đá

Các loại lũa thủy sinh

Lũa săn đá (lazada) thường có dạng khỗi gỗ rỗng có kích thước trung bình lớn với nhiều thớ vằn trên thân. Lũa săn đá được tạo từ thân cây lớn được bào mòn theo thời gian, chỉ còn lại một phần thân. Khi sử dụng loại lũa này, bạn thường không cần phải cắt ghép thêm gì mà có thể sử dụng để tạo bố cục cho bể thủy sinh ngay lập tức. 

6. Lũa rễ rừng

Các loại lũa thủy sinh

Lũa rễ rừng (lazada) giống như tên gọi, là loại lũa nhỏ, dài, mềm, có dạng chùm. Lũa dễ rừng thường được dùng làm cầu trúc rễ cho lũa bonsai, lủa khối dạng gốc như lũa hải sơn quỳ. Lũa dễ rừng cũng hay được dùng cho những bể biotop phong cách nước đen. 

Các loại lũa thủy sinh

7. Lũa hải sơn quỳ 

Các loại lũa thủy sinh

Lũa hải sơn quỳ (lazada) thường được bán dưới dạng thân và rễ hoàn chỉnh nên bạn không cần cắt ghép thêm gì nhiều. Thân lũa thường sẽ có dạng thẳng, hơi cong một tẹo. Bên dưới thân là bộ nhánh rễ nhỏ. 

Các loại lũa thủy sinh

Lũa hải sơn quỳ có thể sử dụng để tạo bố cục trụ trong bể thủy sinh. 

8. Lũa thạch sùng

Các loại lũa thủy sinh

Lũa thạch sùng (lazada) là loại gỗ thẳng, đã qua xử lý và vẫn giữ được vỏ. Vậy nên lũa sẽ cho bể cảm giác tự nhiên hơn. Lũa thạch sùng thường được sử dụng kèm với lũa rễ rừng để mô phỏng lại những thân cây lớn trong bố cục rừng. 

Lũa thủy sinh và các lầm tưởng

Bạn biết rằng bạn có thể sử dụng mọi loại gỗ khô tự nhiên miễn là chúng đã được phơi nắng trong khoảng thời gian dài và bay hết mùi rồi không? Lũa khô tự nhiên sẽ an toàn cho cá, tuy nhiên, có một số loại gỗ sẽ bị phân hủy trong nước nhanh, các loại gỗ cứng thì có thể sẽ không phân hủy và giữ hình dạng trong nhiều năm. 

Dưới là các lầm tưởng phổ biến về lũa thủy sinh

  1. Nhiều loại gỗ tự nhiên có độc và có thể giết cá
  2. Bạn nên luộc gỗ để loại bỏ mầm bệnh và loại bỏ tannin
  3. Luộc lũa giúp chúng chìm tốt hơn
  4. Chỉ những loại gỗ cứng mới có thể được sử dụng cho bể thủy sinh

1. Một số loại gỗ tự nhiên có độc

Đúng thật là một số loại gỗ tự nhiên có độc như là gỗ thông hoặc tuyết tùng để xua đuổi côn trùng. Tuy nhiên, không có bất kì loại gỗ nào, bao gồm cả gỗ thông có thể giết cá khi với điều kiện gỗ đã chết và được phơi nắng trong vài tháng. 

Một số loại cây có lá độc như là đào, đỗ quyên,.. Tuy nhiên gỗ của những loài cây này sẽ không có hoặc có rất ít độc. Cá phải ăn một lượng lớn gỗ mới có khả năng bị nhiễm độc. Và gần như không có loài cá nào ăn gỗ cả, trừ một số loại cá pleco. 

Gỗ thông có chứa tinh dầu nhựa thông. Loại tinh dầu này độc đối với cá những sẽ dễ bay hơi. Cây tuyết tùng cũng có chứa Polyphenol giúp xua đuổi côn trùng nhưng loại chất này cũng dễ bay hơi. Các loại chất độc trong gỗ/lũa chết sẽ biến mất hết nếu được phơi dưới ánh năng mặt trời trong thời gian dài. 

2. Bạn nên luộc gỗ để loại bỏ mầm bệnh và xử lý tannin

Nhiều người hay luộc gỗ để xử lý mầm bệnh và loại bỏ tannin bởi họ không muốn lũa giải phóng tannin vào trong nước. Về vấn đề mầm bệnh thì bạn không nhất thiết phải làm vậy bởi các loại cá cảnh bạn cho vào trong bể sẽ chứa nhiều mầm bệnh hơn nhiều so với lũa/ gỗ. 

Luộc gỗ có thể giúp loại bỏ tannin nhưng chỉ có thể xử lý được tannin ở lớp ngoài của gỗ mà thôi. Tannin tại lớp trong của gỗ vẫn sẽ tiếp tục nhả vào nước bể trong một hoặc vài tháng tiếp theo. 

Chưa kể rằng luộc gỗ có thể làm vỡ cấu trúc của gỗ và khiến cho gỗ mềm hơn. Vậy nên luộc gỗ đôi khi có thể khiến cho gỗ bị mòn, rữa nhanh hơn. 

3. Luộc lũa để giúp lũa chìm

Để lũa có thể chìm được thì chúng cần phải được ngâm nước trong khoảng thời gian dài. Luộc lũa có thể giúp một phần nhỏ, tuy vậy sẽ không hiệu quả lắm. 

Như đã nhắc đến bên trên, luộc lũa có thể khiến cho chúng bị mềm, đôi khi có thể khiến cho lũa bị phân ủy trong nước nhanh hơn. 

4. Bạn chỉ có thể sử dụng gỗ cứng cho bể cá

Đúng là một số loại gỗ sẽ phân hủy nhanh hơn trong nước, tuy nhiêu, việc lũa phân hủy nhanh hay chậm không phụ thuộc vào độ cứng của lũa. Thay vì đó chúng phụ thuộc vào lượng axit tannin có trong lũa và lũa đã chết được bao lâu. Bạn khó có thể xác định được lũa sẽ có thể giữ hình dạng trong bể cá được bao lâu. 

Bạn hoàn toàn vẫn có thể sử dụng được các loại lũa tự nhiên được phơi khô, miễn là chúng đã bay hết mùi. Tuy nhiên, nếu lũa phân hủy trong nước quá nhanh và bị lên mùi thì bạn cần phải nhấc lũa ra khỏi bể. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *