aquasetup

5 cách tạo CO2 cho bể thủy sinh

Mục lục

cách tạo CO2 cho bể thủy sinh

CO2 là một phần quan trọng không thể thiếu đối với thực vật. Dù là cây thủy sinh hay cây cạn thì thực vật đều phải dùng CO2 để có thể quang hợp. Thông thường trong nước bể cá luôn tồn tại một lượng CO2 nhỏ để cây có thể sử dụng. 

Một số loại cây có thể sống được chỉ với lượng CO2 ít ỏi này. Một số khác thì lại đòi hỏi cao hơn, nếu không có nguồn cung cấp CO2 thì chúng sẽ không phát triển và thậm chí là sẽ chết. Vậy trong trường hợp này thì bạn cần phải làm gì? 

Trong bài viết này là các cách bạn có thể sử dụng để có thể tạo CO2 cho bể thủy sinh. 

1. Sử dụng hệ thống CO2 chuyên dụng

cách tạo CO2 cho bể thủy sinh

Một hệ thống CO2 sẽ bao gồm một bình CO2 bằng sắt hoặc nhôm chứa khí nén, van cơ hoặc van điện, dây sủi và đầu sủi CO2. 

Đây là cách thông dụng nhất để bạn có thể cho CO2 vào bể của mình và cũng là cách nhiều người nuôi cá chuyên nghiệp dùng bởi tính ổn định của chúng. 

Tất cả bạn chỉ cần phải làm là mua hệ thống về, lắp vào và vặn nút là có thể sử dụng được. Tùy vào kích thước bể và kích thước của bình CO2 mà thời gian sử dụng bình CO2 cho bể có thể khác nhau. Thông thường thì bạn có thể dùng bình CO2 trong khoảng 3-6 tháng trước khi bình cạn khí. Khi hết khí, bạn có thể mang ra các cơ sở phòng cháy chữa cháy để bơm hoặc mang ra cửa hàng thủy sinh để đổi bình mới. Giá đổi cũng khá rẻ, chỉ vào khoảng hơn 100k. 

Vậy có thể nói dù chi phí đầu tư về ban đầu là lớn nhất, hệ thống CO2 chuyên dụng sẽ giúp ta tiết kiệm hơn rất là nhiều về lâu dài. 

Xem thêm: chi tiết hướng dẫn cách sử dụng hệ thống CO2

2. Sử dụng bộ chế CO2

cách tạo CO2 cho bể thủy sinh

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bộ chế CO2 như bộ chế CO2 Neo, bộ chế CO2 baking soda và acid citric, bộ chế bột mì và đường,…

Trong số đó mình thấy bộ hiệu quả nhất là bộ chế CO2 baking soda và acid citric, bạn không chỉ có thể tìm nguyên liệu một cách dễ dàng với giá rẻ mà còn có thể dễ dàng điều chỉnh lượng CO2 ra bể. Điểm trừ là bộ chế CO2 chỉ nên được dùng cho những bể bé.

Mình cũng đã sử dụng bộ chế CO2 này tầm 2 năm cho một bể nano và nó hoạt động khá hiệu quả, thời gian phải thay nguyên liệu tầm 1-2 tháng, ngoài ra còn phụ thuộc vào lượng CO2 đầu ra của bạn. 

Vấn đề hay gặp phải là khi sử dụng bộ chế này là sau một khoảng thời gian, đầu ra khí của bộ chế sẽ dần dần bị tích tụ baking soda và làm luồng khí ra yếu hơn. Để khắc phục thì sau mỗi lần sử dụng bạn bơm ít dấm hoặc nước pha axit chanh vào nơi bị tắc khí để loại bỏ baking soda bị đóng cặn.

3. Sử dụng bộ kit CO2

cách tạo CO2 cho bể thủy sinh

Đây là bộ kit (lazada) sử dụng một lần. Bộ kit bao gồm một bình bơm CO2 và một cốc thủy tinh. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn dính cốc thủy tinh vào bên trong bể và bơm CO2 vào trong. CO2 sẽ dần dần được hấp thụ từ cốc vào trong nước. 

Điểm lợi của hệ thống này là cách sử dụng đơn giản, phù hợp cho người mới chơi và bình có kích thước nhỏ gọn. Điểm trừ là bạn sẽ phải bơm CO2 vào cốc mỗi ngày, lượng CO2 chỉ đủ dùng cho bể mini và về lâu dài, số tiền bạn phải bỏ ra sẽ lớn hơn nhiều so với sử dụng bộ chế CO2 hoặc sử dụng bình nhôm thay thế.

4. Sử dụng bể kính nông

Bể cá luôn trao đổi khí với môi trường bên ngoài thông qua mặt nước. Lượng khí này bao gồm cả CO2 lần O2. Vậy nên khi sử dụng bể nông với bề mặt rộng, bạn có thể giúp bể có thể lấy được CO2 từ không khí một cách tốt hơn. 

Các loại bể nông, từ 35cm trở xuống có thể giúp bạn trồng những loại cây có yêu cầu về CO2 như là cỏ ngưu ma chiên, trân châu ngọc trai,…

5. Thay nước cho bể thường xuyên

Việc thay nước thường xuyên hơn có thể sẽ giúp bù đắp lượng CO2 bị thiếu hụt trong bể. Bằng cách cung cấp nguồn nước mới thường xuyên bạn cũng có thể cho cây có được lượng CO2 tự nhiên để sống. Bạn nên thay  10-15% lượng nước bể mỗi 4 ngày. Bạn nên tránh việc thay nước quá nhiều. Làm vậy có thể giết cá cũng như các loài cây thủy sinh, bao gồm cả các loại cây thủy sinh khác. 

Viên nén CO2 có hiệu quả không?

Đã có thử nghiệm đối với viên nén CO2 để kiểm tra tác dụng của chúng trong bể thủy sinh.

Cụ thể trong video, người kiểm tra sử dụng thử viên nén CO2 cho bể theo liều lượng khuyên dùng và kiểm tra thử mức độ CO2 trong bể, kết quả là không có gì thay đổi trong vòng 7 ngày sử dụng. 

Không chỉ có ít tác dụng đối với bể thủy sinh, sau khi sử dụng viên nén CO2, người kiểm tra test thử nước và thấy độ cứng của nước tăng từ 5kh lên 10kh. 

Do thành phần chính trong viên nén CO2 là baking soda (NaHCO3) và axit citric (C6H8O7), khi có nước, phản ứng xảy ra sẽ là NaHCO3 + C6H8O7 = CO2 + H2O + Na3C6H5O7. Natri citrat có công thức hóa học là Na3C6H5O7 và có tính kiềm nhẹ, vậy nếu sử dụng viên nén lâu thì độ kh của bể sẽ tăng lên, tuy rằng độ kh là cần thiết để có thể có độ ph cân bằng nhưng độ kh quá cao sẽ có khả năng gây hại cho cây và cá.

Hơn hết nữa CO2 có được từ phản ứng rất ít và bong bóng sủi lại to nên lượng CO2 hòa tan vào nước là không đáng kể.

Vậy để trả lời câu hỏi thì viên nén CO2 không thực sự hiệu quả, đặc biệt nếu bạn muốn chăm sóc bể về lâu dài.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *