aquasetup

15+ loài cá bạn có thể nuôi chung với cá neon 

Mục lục

Cá neon nuôi chung với cá gì

Cá neon là loài cá bơi đàn thú vị và có thể nói là loài cá tetra phổ biến nhất hiện nay. Tetra là một dòng cá cực phổ biến trong cộng đồng cá cảnh có nguồn gốc từ Châu Phi, Trung và Nam Mỹ. Các loài tetra phổ biến có thể kể tên là ember tetra, cá sóc đầu đỏ, cá cánh buồm và đương nhiên là … cá neon. 

Đặc điểm của các loài cá này là chúng thường sẽ hiền lành, bơi theo đàn và có kích thước bé, phù hợp để nuôi trong các bể thủy sinh. 

Nếu bạn muốn tìm bạn cùng bể để nuôi chung với cá neon thì sẽ không hề khó khăn tí nào, hầu hết mọi loài cá có chung kích cỡ với cá neon và hiền lành thì đều có thể được nuôi chung với chúng. 

Dưới đây là một số loài cá hay được mua để nuôi chung với cá neon. 

1. Các loại cá neon khác

Bạn có biết là có rất nhiều dòng cá neon khác nhau không?

Loại neon phổ biến nhất và thường xuyên được bán tại các cửa hàng cá cảnh nhất là neon kim cương, chúng có một sọc xanh chạy dọc thân và một sọc đen khác chỉ chạy từ đuôi đến phần giữa bụng.

Tiếp đến đó là cá neon vua. Neon vua nhìn gần giống so với cá neon kim cương nhưng chúng to hơn và có sọc xanh và đỏ chạy dọc khắp cả thân. Người của cá neon vua cũng sẽ có phần đậm và béo hơn. 

Ngoài ra bạn cũng sẽ thấy neon đen, neon xanh, neon albino,…

Tất cả các loại cá neon này đều có thể nuôi chung được với nhau bởi chúng đều có chung tập tính, có kích thước tương đồng. Trên hết là các dòng cá neon đều vô cùng hiền lành.

Tuy vậy bạn cũng nên lưu ý rằng đôi khi cá neon đen có thể rỉa vây cá khác (theo kinh nghiệm của mình, không biết một số bạn khác như thế nào)

2. Cá sọc ngựa

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 4cm
  • Tính cách: hiền lành
  • Nhiệt độ nước: 20 °C – 27 °C 
  • Độ pH: 6.5-7.5
  • Độ cứng: 50ppm – 140ppm

Loại cá sọc ngựa phổ biến nhất hiện nay là sọc ngựa dạ quang. Đó là một dòng cá sọc ngựa được chọn lọc và biến đổi gen từ cá sọc ngựa ngoài tự nhiên để có được màu sắc sặc sỡ và có thể cũng sẽ có bộ vây dài và đẹp hơn. Tuy vậy, dù là loại cá sọc ngựa nào thì về mặt bản chất chúng đều giống nhau. 

Chúng là loài cá ưa hoạt động, bơi theo đàn và thích sống ở khu vực nước có dòng chảy mạnh. Sai lầm lớn nhất của nhiều người khi mua cá sọc ngựa là nuôi chúng trong những bể có kích thước bé. Vì cá bơi nhanh nên bạn cần phải nuôi cá sọc ngựa trong những bể có thể tích từ 50 lít trở lên. 

Ngoài ra thì cá sọc ngựa cũng không quá lớn và chúng là loài cá hiền lành nên bạn hoàn toàn có thể nuôi chung cá sọc ngựa với cá neon.

3. Cá bảy màu

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 4 cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
  • Độ pH: 7.0-8.0
  • Độ cứng: 70—140 ppm

Cá bảy màu là dòng cá quốc dân mà ai cũng đã từng nuôi nếu họ bắt đầu nuôi cá. Cá bảy màu không chỉ phổ biến ở khắp Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Lý do là bởi chúng có màu sắc sặc sỡ, sống vô cùng khỏe và vô cùng đa dạng. 

Cá bảy màu có thể sống khỏe trong mọi loại bể cá và có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Hơn hết nữa cá bảy màu là loài cá đẻ con, chúng sinh sản nhanh và rất nhiều. Vậy nên bạn chỉ cần có một cặp đực cái là bể của bạn sẽ nhanh chóng có một đàn cá chỉ sau một vài tháng.  

Giá thành cá bảy màu có thể rẻ hoặc đắt tùy vào dòng cá khác nhau. Có nhiều loài cá bảy màu khác nhau để bạn lựa chọn. Nếu bể của bạn có nhiều cây và muốn bể có thêm nét tự nhiên thì mình khuyên bạn nên mua dòng bảy màu endler. 

4. Cá mún

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 4cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
  • Độ pH: 7.0-8.0
  • Độ cứng: 70—140 ppm

Nếu bạn muốn tìm kiếm sắc đỏ để làm điểm nhấn trong chiếc bể toàn cây xanh thì cá mún chính là loài cá dành cho bạn. Cá mún là loài cá hiền lành nhỏ bé, có thể được nuôi chung với nhiều loài cá khác nhau, bao gồm cả cá neon. 

Chúng là loài cá sống khỏe, có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường nước khác nhau. Khi nuôi cá mún chung với cá neon thì bạn nên để nước hơi mang tính axit và mềm một tẹo. 

5. Cá bình tích

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 12cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nước: 22° C đến 26° C
  • Độ pH: 7.5 đến 8.5
  • Độ cứng: 200—300 ppm

Cá bình tích là loài cá lớn, lớn hơn so với các loài cá đẻ con khác như là cá bảy màu hoặc cá mún, có thể lên tới 12cm. Tuy vậy, cá bình tích là loài cá hiền lành vậy nên bạn vẫn có thể nuôi chung chúng với các loại cá nhỏ hơn như là cá neon. 

Do chúng là các loài cá lớn vậy nên bạn nên nuôi cá bình tích trong những bể có kích thước tối thiểu là 40 lít. Ngoài ra bạn nên nuôi chúng theo tỉ lệ là 3 cái 1 đực. Nếu bạn nuôi quá nhiều cá đực thì chúng có thể tấn công lẫn nhau khi đến lúc sinh sản hoặc cá cái bị làm phiền quá mức, dẫn đến việc cá bị stress. 

6. Cá kiếm

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 11-14cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
  • Độ pH: 7.0-8.0
  • Độ cứng: 200—300 ppm

Cá kiếm cũng tương tự như là cá bình tích, chúng là loài cá đẻ con và có thể phát triển lên đến kích thước khá lớn. Một số người nuôi cá có nói chúng là loại cá cộng đồng tốt nhất mà họ từng nuôi. 

Dù cho có kích thước lớn nhưng cá đuôi kiếm vẫn là loài cá hiền lành và đồng thời cũng là loài cá sống khỏe. Chỉ cần bạn có thể cung cấp cho chúng được môi trường sống hợp lý là bạn sẽ sớm có được một đàn cá trong bể thôi. Lý do là bởi cá đuôi kiếm đẻ rất nhanh và đẻ rất nhiều, một lần đẻ chúng có thể sinh tới 80 con cá con. 

Cá kiếm nói riêng và các loại cá đẻ con nói chung như cá bảy màu hoặc cá mún nên được nuôi với tỉ lệ 3 cái một đực nếu bạn không muốn cá đực liên tục làm phiền hoặc bắt nạt cá cái khi chúng sinh sản. Lâu dần cá cái có thể bị stress hoặc thậm chí bị bệnh và chết. 

7. Cá ember tetra

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 2cm
  • Tích cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nước: 23–29°C
  • pH: 6.0–7.0 pH
  • Độ cứng: 90—200 ppm

Có nhiều dòng tetra khác nhau trong cộng đồng thủy sinh như là cá neon, sóc đầu đỏ, cá nana, … Trong số đó, cá ember tetra là loài có kích thước gần như nhỏ nhất. 

Bạn có thể xem xét nuôi loại cá này nếu bạn không có bể cá có kích thước quá lớn nhưng lại muốn nuôi cá theo đàn. 

Thông thường thì bạn có thể nuôi chung các loài cá tetra có cùng kích thước với nhau mà không gặp vấn đề gì. 

Nếu được nuôi theo đàn, chúng sẽ sống hạnh phúc, lên màu rực rỡ hơn. Loài cá này thường có màu đỏ cam hoặc đỏ rực tùy thuộc vào chế độ ăn và loại đèn thủy sinh bạn sử dụng. 

8. Cá sóc đầu đỏ

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Tính cách: 
  • Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 18-27°C
  • Độ pH: 6.0-7.0
  • Độ cứng: 50 – 100 ppm

Cá sóc đầu đỏ là một trong những loài cá tetra lớn vậy nên bạn cần phải cho chúng nhiều không gian để bơi. Chúng là loài cá bơi đàn, bạn nên nuôi chúng theo đàn ít nhất là từ khoảng 6 con để cá có thể thoải mái hơn. 

Cá sóc đầu đỏ sẽ lên màu đỏ rực trên đầu nếu được cho ăn thức ăn tốt, được cho môi trường sống thoải mái và không bị stress. 

9. Cá chuột 

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 4 cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 23-26°C
  • Độ pH: 6.5-7.5
  • Độ cứng: 50—150 ppm

Cá chuột có tích cách hiền lành, thường xuyên hoạt động dưới đáy bể, là bạn cùng bể vô cùng phù hợp với cá neon cũng như vô số các loài cá khác. Lý do là bởi cả hai loài này đều là loài cá hiền lành và sẽ không bao giờ làm phiền đến nhau. 

Chúng là loài sống tầng đáy, bạn nên cho cá chuột ăn các loại thức ăn chìm chuyên dụng riêng và các loại thực phẩm tươi sống giàu protein để chúng có thể phát triển tốt nhất. 

Bạn cũng nên lưu ý rằng cá chuột là loài cá bơi theo đàn, bạn cần phải nuôi chúng theo số lượng tối thiểu là 6 con để cá có thể thoải mái, hoạt động nhiều hơn và hạn chế tình trạng cá bị stress. Nếu nuôi cá với số lượng ít thì cá chuột sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để trốn trong hốc đá, tán cây. Nuôi cá để làm gì nếu bạn không thể ngắm chúng đúng không?

10. Chạch culi

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 5cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 21–27°C
  • Độ pH: 5.5–6.5 pH
  • Độ cứng: 10 – 80 ppm

Thú vị, sặc sỡ, kì lạ, đó chính là loài chạch culi. Bạn không thể làm danh sách các loài cá cộng đồng mà bỏ qua chạch culi được. Chúng là loài cá sống tầng đáy hoàn hảo cho mọi bể thủy sinh. Khả năng lẩn trốn, kiếm thức ăn của chạch culi có thể giúp chúng được nuôi cùng với bất kỳ loài nào miễn là trong bể có đủ chỗ trốn. 

Nếu vào ban đêm bạn cho cá ăn thì chạch culi sẽ chui ra ngoài khỏi nơi ẩn nấp và bắt đầu đi kiếm thức ăn. Chúng là loài hoạt động vào ban đêm vậy nên bạn sẽ hiếm thấy chạch xuất hiện vào ban ngày. Nếu bạn vẫn muốn nhìn thấy chúng nhiều hơn thì bạn nên nuôi chạch culi theo đàn từ 6 con trở lên. Khi được nuôi theo đàn thì cá sẽ thoải mái và bạo dạn, bơi ra ngoài nhiều hơn. 

11. Cá otto 

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 4cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
  • Độ pH: 6-7.5
  • Độ cứng: 40-180 ppm

Bể bạn có nhiều rêu ư? Không vấn đề gì cả, đã có cá otto rồi. Cá otto cộng với ốc nerita và tép amano là bộ ba diệt rêu hại tuyệt vời nếu bể bạn đang có vấn đề về cân bằng dinh dưỡng, rêu phát triển không kiểm soát. 

Loài cá hiền lành này chỉ ăn rêu và sẽ không ăn bất kì loại đồ ăn khô hay tươi sống nào bạn thả vào bể. Vậy nên bạn cần phải cho chúng ăn rau củ quả luộc nếu bể hết rêu để cá không chết đói. 

12. Cá trâm

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 2cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 20-28°C
  • Độ pH: 6.8-7.8
  • Độ cứng: 20—90 ppm

Cá trâm là loài cá thủy sinh nhỏ. Chúng chỉ có thể đạt tới kích thước trưởng thành khoảng trên 1cm và thường được bán theo bầy khoảng 50-100 con. 

Thậm chí đôi lúc cá trâm còn được bán để làm cá mồi cho các loài cá lớn hơn. 

Tuy ngoại hình nhỏ bé nhưng chúng có thể có màu sắc vô cùng đẹp, bạn có thể nhìn rõ hơn khi chúng bơi thành đàn trong bể. 

13. Cá trâm galaxy

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 2-2.5cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 20-24°C
  • Độ pH: 6.5-7.5
  • Độ cứng: 75—300 ppm

Bạn có thể để ý tên gọi cá Trâm galaxy có chi họ cá chép, cùng với loài cá trâm và cá tam giác. 

Loài cá này được tìm thấy vào năm 2006 và từ đó đã nhanh chóng trở nên phổ biến trong cộng đồng thủy sinh bởi kích thước nhỏ, màu sắc ấn tượng và bản chất hiền lành của chúng. 

Cá trâm galaxy sống ở những khu vực ao hồ có nước sạch vậy nên bạn cần phải có một bộ lọc tốt để có thể nuôi và chăm sóc được cho chúng. 

14. Cá pleco

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 24-28°C
  • Độ pH: 7.0-8
  • Độ cứng: 100 – 250 ppm

Cá pleco có thể được coi là một trong số những loài cá dọn bể được ưa chuộng nhất trong cộng đồng thủy sinh bởi khả năng ăn rêu hại của chúng. Cá pleco sống rất khỏe, ít khi bị bệnh và chúng luôn hoạt động, tìm kiếm thức ăn hoặc rêu hại trong bể. 

Cá châm là loài cá hiền lành, sẽ không tranh giành thức ăn hoặc bắt nạt bạn cùng bể. Tuy nhiên, cá có thể sẽ thỉnh thoảng có hành vi tranh giành lãnh thổ với con đực cùng loài

15. Cá rìu sọc

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 4cm
  • Tính cách: hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 23-26°C
  • Độ pH: 6.0-7.0
  • Độ cứng nước: 20-200

Loài cá kỳ lạ này có thể là sự bổ sung thú vị cho bể cá của bạn. Tên gọi của chúng đến từ ngoại hình dẹt, rộng và nhìn giống như lưỡi rìu. Với thân hình độc đáo cùng với cấu trúc vây đặc trưng, cá lưỡi rìu có thể nhảy lên khỏi mặt nước vô cùng dễ dàng. Vậy nên nếu bạn muốn nuôi loài cá này thì bể của bạn cần phải có nắp đậy. 

Chúng là loài cá hiền lành và có thể sống hòa thuận cùng với hầu hết các loài cá khác, trong đó có cả cá neon. 

Nếu bạn không có nắp đậy cho bể thì ít nhất hãy trồng thêm các loại cây nổi mặt nước như sen, súng hoặc bèo để hạn chế tình trạng cá nhảy ra ngoài. 

16. Cá tam giác

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 4cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-27°C
  • Độ pH: 6.0-7.5
  • Độ cứng: 50—150 ppm

Cá tam giác là loài cá phù hợp để nuôi trong bể cộng đồng. Chúng có tích cách hiền lành và không có kích thước quá lớn (tầm khoảng 4-5cm). 

Nếu bạn nuôi chúng với số lượng nhỏ thì chúng sẽ rất nhát và giành hầu hết thời gian trong ngày để trốn. Vậy nên bạn cần phải nuôi cá tam giác theo nhóm ít nhất là 6 con. 

17. Cá sặc gấm

Cá neon nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 5cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
  • Độ pH: 6.5-7.5
  • Độ cứng: 50—150 ppm

Cá sặc gấm là loài cá đến từ khu vực Nam Á. Chúng thích sống trong khu vực nước chảy chậm và có nhiều màu sắc khác nhau. 

Cá sặc gấm còn có thể có màu xanh, đen, nâu,…

Loài cá này thường hiền lành và bạn có thể nuôi chung chúng với các loài cá khác không quá lớn hoặc quá hung dữ. Vậy nên bạn có thể cân nhắc nuôi chung cá sặc gấm với cá neon.

Tuy nhiên bạn nên tránh nuôi cá sặc gấm với các loài có màu sắc quá rực rỡ. Lý do bởi cá đực đôi khi có thể trở nên hung dữ trong mùa sinh sản và chúng có thể nhầm lẫn các loài cá đó với con đực cùng loài khác. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *