aquasetup

12 loại cá tuyệt vời để nuôi chung với cá kiếm

Mục lục

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì

Cá kiếm là loài cá sống khỏe và cũng vô cùng hiền lành. Đó là lý do chúng có thể được nuôi chung với hầu hết mọi loài cá chung kích thước hoặc nhỏ hơn.

Tuy nhiên, cá kiếm là loài cá có kích thước trung bình, có thể lớn đến 14cm, vậy nên bạn không nên nuôi chúng chung với các loài cá quá bé như là cá trâm, hoặc quá to như các loài cá cichlid, cá oscar, tốt nhất là có kích thước khoảng 4-15cm. 

Bạn đã có những món đồ này cho bể thủy sinh chưa?
Cây hút cặn bể cá
Ổ cắm hẹn giờ cơ
Hệ thống CO2

Dưới là tổng hợp 12 loại cá bạn có thể cân nhắc để nuôi chung với cá kiếm

1. Cá bảy màu

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 4 cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
  • Độ pH: 7.0-8.0
  • Độ cứng nước: 70—140 ppm

Cá bảy màu là lựa chọn tốt nhất bởi chúng hiền lành, có chế độ ăn và điều kiện nuôi tương tự so với cá kiếm. Hai loại cá có rất nhiều điểm tương đồng. Cả hai đều là loài ăn tạp và là loài cá đẻ con. 

Nếu bạn muốn chọn nuôi những con cá sặc sỡ hơn thì bạn có thể nuôi bảy màu đực. Hoặc nếu bạn muốn bể mang nét tự nhiên hơn thì bạn có thể xem xét mua các dòng bảy màu như là bảy màu rừng. 

Nhìn chung thì cá bảy màu sẽ sống hòa hợp với cá kiếm và bạn sẽ không cần lo về việc nuôi chung hai loài cá này với nhau. 

2. Cá mún

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 4cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
  • Độ pH: 7.0-8.0
  • Độ cứng nước: 70—140 ppm

Cá mún cũng là một loài cá hiền, có thể được nuôi chung với nhiều loài khác, bao gồm cả cá kiếm và cá bảy màu. Chúng sống tốt nhất khi được nuôi trong bể có kích thước trung bình lớn và được nuôi theo đàn. 

Cá mún có nhiều điểm tương đồng so với cá kiếm, chúng cũng có màu sắc nổi bật không kém. Thông thường cá mún sẽ có màu đỏ cam, nhưng bạn vẫn có thể tìm được các loại màu đen, trắng, vàng, xanh,…

Bạn cần lưu ý là cá mún nói riêng và các dòng cá đẻ con nói chung đều có tốc độ sinh sản nhanh, vậy nên nếu bạn không có biện pháp kiểm soát thì số lượng cá sẽ bị bùng phát. 

3. Cá bình tích

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 12cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nước: 22° C đến 26° C
  • Độ pH: 7.5 đến 8.5
  • Độ cứng: 200—300 ppm

Cá bình tích có rất nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau. Chúng có thể lớn tới kích thước khá lớn – lên tới hơn 10cm – kích thước tương tự với cá kiếm. Hai loài cá này đều là loài cá đẻ con, có chung kích thước, môi trường sống cũng như chế độ ăn. 

 Cá bình tích là loài cá ưa hoạt động, bạn nên nuôi chúng trong bể cá có thể tích ít nhất là 75cm trở lên. Cá bình tích cũng hiền lành, đôi khi chúng cũng sẽ có hành vi rỉa vây nếu bị nuôi trong bể quá bé hoặc khi cá đực đến thời điểm giao phối. 

Bạn chỉ cần đảm bảo bể nuôi có đủ không gian là được, lý do bởi hai loài cá này đều cần bể kích thước trung bình trở lên để có thể sinh sống. 

4. Cá sọc ngựa

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 4cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
  • Độ pH: 6.5—7.5
  • Độ cứng nước: 50—150 ppm

Cá sọc ngựa là loài cá nhỏ, bơi nhanh, ưa hoạt động. Loài cá sọc ngựa phổ biến nhất hiện nay là cá sọc ngựa dạ quang – loài được chọn lọc và biến đổi gen để có màu sắc phát quang. Tuy được chọn lọc nhưng mọi loài cá sọc ngựa đều có chế độ chăm sóc và tập tính giống nhau. 

Chúng nên được nuôi theo đàn và nuôi trong bể có dòng chảy tương đối. Cá sọc ngựa thỉnh thoảng sẽ có hành vi rỉa vây cá khác, việc nuôi cá theo đàn sẽ hạn chế được hành vi này. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải theo dõi kỹ hơn khi nuôi. 

5. Cá tetra

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì

Loại cá nổi tiếng nhất trong dòng cá tetra là cá neon, chúng có màu sắc sặc sỡ với ánh neon xanh cùng với sọc đỏ trên thân. Tuy vậy, cũng có vô số các loại cá neon khác cho bạn chọn như là neon xanh, neon vua, neon đen,… Không cần phải nói, cá tetra luôn là loài cá hoàn hảo cho các bể thủy sinh. 

Hơn hết nữa, hầu hết mọi loại cá tetra đều là loài cá hiền lành, thích bơi theo đàn và thích sống trong bể có lượng ánh sáng vừa đủ, trồng nhiều cây. 

Các loại cá tetra bạn có thể lựa chọn là:

6. Cá thần tiên

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 15cm
  • Tính cách: Hơi dữ
  • Nhiệt độ nuôi: 24-29°C
  • Độ pH: 6.5-7
  • Độ cứng: 0—100 ppm

Nổi tiếng với thân hình tam giác cùng với bộ vây dài thướt tha- cá thần tiên là một loài cá nổi bật, dễ nhận biết nhất. Chúng có điều kiện sống khá tương đồng so với cá kiếm, cá thần tiên sẽ thích nước ấm hơn một tẹo. 

Đừng để vẻ ngoài của cá thần tiên đánh lừa, chúng không phải loài cá hiền lành. Cá thần tiên sẽ hơi hung dữ, đặc biệt là khi chúng tranh ăn và bảo vệ lãnh thổ. Cá cũng cần có bể lớn, tối thiểu là tầm 80 lít để nuôi. Tuy vậy cá kiếm cũng đủ lớn và đủ khỏe để không bị cá thần tiên bắt nạt. 

Nếu bạn muốn nuôi chung hai loài cá này thì hãy đảm bảo cho chúng đủ không gian sống và trồng nhiều cây để mỗi loài có thể có không gian riêng và có chỗ trốn. 

7. Cá sặc gấm

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 5cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
  • Độ pH: 6.5-7.5
  • Độ cứng: 50—150 ppm

Cá sặc gấm là loài cá có tích cách thú vị, cũng giống như cá betta. Chúng có kích thước không quá lớn với họa tiết trên thân sặc sỡ. Cá sặc gấm có thể sống tốt với cá kiếm nhưng đôi khi chúng vẫn có thể hơi hung hăng, đặc biệt là với các con đực cùng loài. 

Tuy nhiên, cá sặc gấm có thể là sự bổ sung thú vị để tăng thêm độ đa dạng cho bể. 

8. Cá kim tơ vàng

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: khoảng 3cm
  • Tính cách: Hiền lành, ưa hoạt động 
  • Nhiệt độ nuôi: 18-25°C
  • Độ pH: 6.5-8
  • Độ cứng: 90-300 ppm

Cá kim tơ vàng là loài cá nhỏ, hiền lành, có xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam. 

Bởi có kích thước nhỏ nên chúng sẽ không thể làm phiền cá kiếm được. Chúng cũng đủ to để tự bảo vệ bản thân khỏi các loài cá khác. 

Khi nuôi cá kim tơ vàng thì bạn nên nuôi chúng theo đàn ít nhất là từ 6 con trở lên, đồng thời bạn cũng phải cung cấp cho chúng dòng chảy tương đối để mô phỏng được môi trường sống tự nhiên của cá. 

9. Cá chuột

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 4 cm
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 23-26°C
  • Độ pH: 6.5-7.5
  • Độ cứng: 50—150 ppm

Cá chuột là dòng cá tầng đáy nổi tiếng vì tính cách hiền lành. Mình luôn khuyên các bạn là hãy nuôi một đàn cá chuột trong bể cá cộng đồng nếu có thể. 

Chúng rất chăm chỉ, cá chuột sẽ dành cả ngày để đào bới nền bể tìm kiếm thức ăn và sẽ không bao giờ làm phiền đến các loài cá khác. 

Tốt nhất là bạn nên nuôi chúng theo nhóm từ 3-4 con, loài cá này không cần chăm sóc nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng nên mua các loại thức ăn cho cá tầng đáy. Không giống như nhiều người nghĩ, cá chuột không thể sống chỉ dựa vào thức ăn thừa từ các loài cá khác được. 

10. Cá phượng hoàng

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì
  • Kích thước: 5-6cm
  • Tính cách: Khá hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 26-30°C
  • Độ pH: 6.0-7.5
  • Độ cứng: 50—100 ppm

Cá phượng hoàng là một trong những loài cá bé nhất thuộc họ cá rô phi và có thể được nuôi chung với cá kiếm. Loài cá này đôi khi có thể bảo vệ lãnh thổ nếu được nuôi trong bể cá bé. Tuy nhiên, đối với họ cá rô phi thì cá phượng hoàng là một trong những loại cá hiền lành nhất. Chúng sẽ ít khi tấn công các loài cá khác nếu được nuôi trong bể đủ to. 

Và kích thước của cá phượng hoàng cũng bé hơn cá kiếm nên nếu muốn chúng cũng không thể tấn công cá kiếm được. 

11. Cá pleco

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 24-28°C
  • Độ pH: 7.0-8
  • Độ cứng: 100 – 250 ppm

Cá pleco là một loại cá sống tầng đáy khác. Chúng là loài xử lý rêu hại tuyệt vời. Vậy nên bạn có thể cân nhắc chọn mua loài cá này nếu bể của bạn đang gặp một số vấn đề về rêu như là bị rêu nhớt, rêu tóc, rêu sừng hươu,…

Tuy nhiên bạn cũng phải có bể đủ to bởi vì thường loài cá pleco sẽ phát triển đến kích thước khá lớn, hơn 10cm. Bạn cũng nên tránh mua các loại pleco thường bởi chúng có thể thậm chí lớn đến hơn 20cm. 

Cá pleco là loài cá hiền lành, tuy nhiên đối khi chúng vẫn có thể hơi hung hăng với con đực cùng loài. 

12. Cá cầu vồng xanh

Cá đuôi kiếm nuôi chung với cá gì
  • Tính cách: Hiền lành
  • Nhiệt độ nuôi: 23-27°C
  • Độ pH: 6.8-7.5
  • Độ cứng nước: 140 – 360 ppm

Cá cầu vồng xanh là một loài cá bé trong số các loại cá cầu vồng. 

Cá cầu vồng có tên gọi như vậy bởi màu sắc huyền ảo của chúng. Cá có bộ vảy lấp lánh với nhiều màu sắc khác nhau, nhưng chủ yếu là màu xanh với bộ vây đỏ. 

Cá cầu vồng xanh có thân dẹt hình thoi cùng với cái miệng nhỏ. Do chúng có miệng nhỏ nên cá cầu vồng xanh sẽ không gây hấn hoặc “chén” các loài cá cùng bể nhỏ hơn. 

Do cá cầu vồng là loài bơi đàn vậy nên bạn cũng nên nuôi chúng theo một nhóm ít nhất là sáu con trở lên để cá có thể cảm thấy thoải mái hơn. 

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc chọn mua cá cầu vồng nếu bạn có bể cá lớn hơn. Cá cầu vồng cũng gần tương tự như cá cầu vồng xanh nhưng chúng lớn hơn và có màu sắc sặc sỡ hơn. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *