aquasetup

Bạn nên nuôi mấy loài cá trong bể?

Mục lục

Bạn cần phải đặc biệt chú ý đến bước chọn cá nếu muốn có một bể cá đẹp và khỏe mạnh. Bước đầu tiên là phải xác định đúng được số lượng cá có thể nuôi được trong bể đã. Sau đó bạn mới cần tính đến bước phối hợp chúng sau. 

Thông thường thì mình thấy khá nhiều người mua sẽ mua tất cả các loại cá mà họ tìm thấy được và nhét chúng vào trong bể. Kiểu như thế này: 

Bạn nên nuôi mấy loài cá trong bể

Mình hiểu là làm vậy sẽ làm bể cá nhìn sôi động và đa dạng hẳn. Tuy nhiên làm vậy sẽ nhìn rất loạn và nhiều khi cá sẽ thịt lẫn nhau nếu không nghiên cứu kĩ. 

Bạn nên nuôi mấy loại cá?

Ít hơn thì sẽ tốt hơn. Quy tắc là vậy. Thông thường thì người nuôi lâu năm sẽ nuôi rất ít loại cá, tùy thuộc vào không gian bể. Với những bể bé thì họ thậm chí chỉ nuôi một loại cá thôi. 

Với những bể lớn hơn thì bạn có thể nuôi từ 2-6 loại cá và không nên nuôi nhiều hơn. 

Bạn nên nuôi mấy loài cá trong bể

Ví dụ như ở bể bên trên. Bể này có kích thước khá là to có thể là dài hơn 1 mét 2. Nhưng mà người ta chỉ nuôi tầm 4 loại cá chính (cá cầu vồng, chuột mĩ, cá hồng mi và một loại cá chạch), nhìn đẹp đúng không? 

Tại sao lại vậy? 

Đầu tiên là bởi vì nhìn vậy sẽ đẹp hơn. Mình biết là đẹp hay không đẹp thì sẽ tùy vào mắt người. Tuy nhiên, bể cá sẽ cần mức độ cân bằng nhất định. Hơn hết nữa là trong các cuộc thi về setup bể cá trên thế giới, họ cũng sẽ có những tiêu chuẩn nhất định về số lượng cá trong bể. 

Nếu bạn chỉ nuôi một vài loài cá thôi thì bể sẽ cân bằng hơn nhiều và nhiều khi bạn cũng có thể thấy chúng bơi đàn với nhau. 

Thứ hai là nhiều loại cá là loài bơi đàn. Chúng cần phải nuôi theo số lượng tối thiểu để có thể cảm thấy thoải mái và sống khỏe. Nếu như bạn nuôi quá nhiều loại cá thì và với số lượng mỗi loại quá ít, chúng sẽ không thể sống theo đàn được. Kết quả là cá nhiều khi có thể bị stress, dễ bị bệnh và chết hơn. 

Vậy làm cách nào để chọn được loài cá nuôi với nhau?

Dưới là các tiêu chí bạn có thể xét đến khi chọn các loài cá nuôi với nhau. 

Kích thước

Các loài cá trong bể nên có chung kích thước với nhau hoặc ít nhất là gần tương đương nhau. Mặc dù nhiều loài cá cảnh có tập tính hiền lành. Tuy nhiên chúng vẫn là loài ăn tạp/ săn mồi cơ hội và sẽ ăn bất kì thứ gì vừa miệng chúng. 

Một số loài khác thì có thể sẽ dữ nhưng mà chúng sẽ không tấn công các loài cá có kích thước ngang hoặc lớn hơn. 

Bạn cũng cần lưu ý là nhiều loài cá được bán khi chúng chưa trưởng thành. Khi nuôi chúng có thể lớn và đạt kích thước gấp 3,4 lần khi mua! Khi đó thì bạn buộc phải chuyển chúng sang bể riêng nếu không muốn loài cá này thịt hết các dòng cá khác trong bể. 

Vậy nên bạn nên mua chúng theo kích thước trưởng thành chứ không phải là kích thước được bán tại cửa hàng. 

Dữ và hiền lành

Một số loài cá cảnh là loài cá dữ, có thể kể đến là cá betta, cá hắc xá, cá xecan,… Những loài cá này thì bạn hoặc là nuôi một mình hoặc là nuôi chúng trong những bể đủ lớn và nhiều chỗ trốn để các loài cá nhỏ hơn có thể có chỗ trú. 

Vậy nên trước khi mua thêm loài cá nào để thả vào bể thì bạn cần phải nghiên cứu kĩ tập tính của chúng trước. Hoặc là bạn có thể hỏi người bán để biết được các loại cá bạn nuôi chung có hòa hợp với nhau không. 

Tầng bể

Bể cá được chia làm 3 tầng bể, đó là tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy. Để có thể tận dụng được tối đa không gian trong bể, bạn nên nuôi phối hợp các loại cá ở cả 3 tầng này. 

Thông thường thì các loài cá ở các tầng bể khác nhau cũng ít khi gây sự với nhau hơn. 

Xem thêm: 

Các loài cá sống tầng mặt

Các loài cá sống tầng giữa

Các loài cá sống tầng đáy

Thông số nước

Yếu tố này ít khi được chú ý đến bởi các loài cá cảnh thông thường sẽ loài sống khỏe, có thể sống được ở nhiều loại môi trường nước khác nhau.

Bạn không cần phải quan tâm quá nhiều về thông số nước, trừ khi là bạn nuôi các loài cá cần chế độ nước đặc biệt. 

Có thể kể đến là cá đĩa hoặc là các dòng cá ali. Cá đĩa sẽ cần nước mềm và mang tính axit. Bạn nên nuôi chung chúng với các loài cá cũng thích chế độ nước tương tự như là cá thần tiên. 

Cá ali thì có thể sẽ cần phải pha thêm muối vào trong bể để mô phỏng môi trường sống tự nhiên của chúng, ở các khu vực hồ Châu Phi. 

Trước khi mua bạn cũng nên hỏi người bán là dòng cá này có cần thông số nước cụ thể nào không để nuôi chung chúng với nhau. 

Xem thêm: Các dòng cá phù hợp để nuôi chung với nhau. 

Kết lại

Ít hơn thì sẽ tốt hơn. Bạn nên giới hạn số loài nuôi trong bể là 2-6 loài chính tùy vào kích thước bể. Bạn cũng có thể nuôi thêm các loài khác nếu chúng không phải là loài cá chính, có thể nuôi được một mình hoặc với số lượng nhỏ. 

Để chọn các loài cá nuôi chung thì bạn cần phải để ý đến kích thước, tập tính, thông số nước cần thiết và tầng bể chúng sống. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *