aquasetup

Cách setup bể cá thủy sinh ngoài trời

Mục lục

Làm bể cá thủy sinh ngoài trời

Nếu bạn đang muốn làm một bể cá ngoài trời thì bạn cần lưu ý một số thứ. Không giống như bể cá trong nhà, bể ngoài trời sẽ phải chịu thời tiết thay đổi đột ngột hơn và sẽ khó để chăm sóc thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ cần chú ý một tẹo bạn hoàn toàn có thể tạo được hệ sinh thái thu nhỏ ngoài vườn hoặc ban công nhà bạn. 

Làm sao để giúp bể cá ngoài trời sạch/ ổn định?

Thông thường thì với bể ngoài trời, bạn khó có thể trang bị được thêm lọc. Vậy bạn cần phương án khác để có thể giúp nước bể được sạch và ổn định. Bạn có thể làm vậy bằng cách sử dụng kích thước bể hợp lý và trồng thêm cây thủy sinh giúp lọc nước. Có nhiều loại cây thủy sinh khác nhau phù hợp để trồng trong các bể ngoài trời mình sẽ nhắc đến thêm bên dưới. 

Về kích thước bể, bạn nên có bể đủ lớn. Lý do là bởi càng nhiều nước thì môi trường sẽ càng ổn định, ít bị bẩn và ít bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh hơn. 

Dụng cụ/ thiết bị để làm bể thủy sinh ngoài trời

Để có thể làm một bể cá ngoài trời hoàn hảo thì bạn cần những thứ sau:

Bể: Bạn có thể sử dụng chậu nhựa, chậu gốm, xi măng hoặc phổ biến nhất là thùng xốp. Để có thể sử dụng thùng xốp thì bạn cần quét xi măng chống thấm. Lý do là bởi kể cả khi bạn sử dụng thùng xốp mới, nước vẫn có thể thấm ra ngoài nếu dùng lâu và khiến cho thùng bị rỉ nước. Xem thêm về cách dùng thùng xốp làm bể cá trong bài viết này. 

Cây thủy sinh: Cây thủy sinh là yếu tố không thể thiếu được trong bể cá ngoài trời. Cây có thể giúp ổn định bể, lọc nước, cung cấp chỗ trốn và thức ăn cho cá. Tuy nhiên, không phải loại cây thủy sinh nào cũng có thể sống tốt ngoài trời được. Thông thường với các bể ngoài trời thì bạn nên trồng các loại cây cắt cắm phát triển nhanh. Các loại cây sống khỏe có thể kể đến là tiểu bảo tháp (lazada), rong đuôi chồn (lazada), thủy cúc (lazada), vảy ốc (lazada),… Xem thêm các loài cây cho bể ngoài trời trong bài viết này. 

Nền bể: Để trồng cây thủy sinh thì bạn không thể thiếu nền bể được. Bạn có thể sử dụng nền cát, sỏi, đá nham thạch hoặc là phân nền chuyên dụng. Mỗi loại nền sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Theo ý kiến mình, bạn nên sử dụng phân nền thủy sinh chuyên dụng, đặc biệt là khi bạn muốn trồng thêm cây thủy sinh. Bạn không cần phải chọn loại phân nền quá đắt, phân nền senda (lazada) là được rồi. 

Xem thêm: Các loại nền thủy sinh thông dụng

Vị trí cho bể cá ngoài trời

Bạn cần phải chọn vị trí thích hợp cho bể trước khi bắt đầu làm. Bạn cần phải cân nhắc các yếu tố như là nhiệt độ, ánh nắng và khoảng cách của bể đến với nguồn nước. 

Ánh sáng mặt trời là thủ phạm chính khiến cho rêu hại phát triển cũng như là nhiệt độ thay đổi đột ngột. Tốt nhất là bạn nên đặt nơi nhiều bóng râm hoặc có mái che cho bể cá. 

Bạn cũng có thể nuôi các loại cây mọc mặt nước như là sen, bèo để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào bể. Nếu có thể thì bạn hãy dán một lớp che nắng vào mặt bể trong trường hợp bạn sử dụng bể kính. 

Ngoài ra, bể nên càng gần nguồn nước càng tốt, hoặc bạn có thể nối ống từ nguồn nước và dẫn vào bể. Trong quá trình chăm sóc, nhiều khi bạn sẽ cần phải rút và bơm lại nước vào trong bể. Đặt bể gần nguồn nước có thể giúp quá trình chăm sóc bể dễ dàng hơn vào sau này. 

Cách setup bể cá thủy sinh ngoài trời

Để setup bể cá mini bể cá đơn giản thì bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Rải nền bể cá: Bạn không cần trải nền quá dày. Nếu bạn muốn trồng thêm cây thì bạn chỉ cần rải cho nền dày khoảng 3cm – 5cm  là được. Nếu rải nền quá dày thì các loại chất thải, cặn bẩn sẽ dễ bị tích tụ dưới đáy nền và khó vệ sinh. 
  • Trồng cây thủy sinh: Sau khi rải nền bể thì bạn hãy trồng các loại cây mình đã đề xuất ở bên trên. Nếu bạn sử dụng thùng xốp gắn kính thì bạn hãy quan tâm đến các vị trí như là tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh. Với những cây mọc cao thì bạn hãy trồng phía đằng sau. Phía đằng trước để trống hoặc là trồng những loại cây mọc thấp. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ ngắm bể từ trên xuống thì bạn sẽ không cần phải quá quan tâm đến bố cục bể. Trong trường hợp này bạn hãy tách các cây cắt cắm và trồng chúng thành các bụi xen kẽ nhau. Khi cây phát triển bạn hãy cắt ngọn cây và trồng lại xuống phía dưới nền để tạo thành thảm cây xanh và dày hơn. 
  • Đổ nước vào bể: Sau đó bạn hãy nhẹ nhàng đổ nước vào trong bể. Bạn có thể đặt một chiếc đĩa dưới đáy nền và đổ nước lên bên trên để tránh làm động nền. 

Nên nuôi các loài cá nào cho bể ngoài trời?

Không phải loại cá cảnh nào cũng có thể nuôi được ngoài trời được. Lý do vì điều kiện sống bên ngoài sẽ khắc nghiệt, thay đổi nhiều hơn ở trong nhà rất nhiều. 

Vì vậy tiêu chí để chọn là chúng phải sống khỏe và đồng thời có khả năng chịu được thay đổi nhiệt độ thường xuyên. Loại cá đó cũng phải có kích thước phù hợp với bể ngoài trời của bạn.

Các loài cá phổ biến là:

Xem thêm: Các loài cá cho bể ngoài trời

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *