aquasetup

Cách nuôi cá trong bình thủy tinh nhỏ

Mục lục

Cách nuôi cá trong bình thủy tinh nhỏ

Nuôi cá cảnh là thú vui ít tốn kém, đơn giản và thú vị. Cá không phải là loài cần chăm sóc quá nhiều như là chó mèo. Tuy vậy, bạn vẫn cần phải cho chúng môi trường sống và chế độ chăm sóc hợp lý để cá có thể khỏe mạnh. 

Nhìn chung thì các loại bình thủy tinh nhỏ không phải là môi trường lý tưởng để nuôi cá. Tuy vậy, đây vẫn là một trong những loại bể được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là những người mới bắt đầu nuôi cá. 

Lý do là bởi bình thủy tinh không có đủ không gian để cho cá bơi lội. Thức ăn thừa, chất thải cùng các loại chất độc khác cũng sẽ bị tích tụ nhanh hơn trong bể. 

Nếu bạn vẫn muốn nuôi cá trong bể thủy tinh thì có vài cách bạn có thể làm để giúp bạn nuôi chúng tốt hơn. 

Trong bài viết này mình sẽ nói về vài điểm bạn cần lưu ý khi muốn nuôi cá trong bình thủy tinh nhỏ. 

Điểm lợi và hạn chế của bình thủy tinh nhỏ

Trước khi bạn sử dụng bình thủy tinh để nuôi cá thì bạn cần biết về lợi ích cũng như là hạn chế của bình thủy tinh đã

Lợi ích của bình thủy tinh nuôi cá:

  • Bình thủy tinh rẻ và dễ tìm
  • Bình thủy tinh nhỏ, tiết kiệm không gian, có thể đặt ở nhiều nơi trong phòng hoặc nơi làm việc
  • Bởi vì bình nhỏ nên cũng sẽ không nặng, bạn có thể dễ dàng bê bình và đặt vào vị trí phù hợp. 
  • Thay nước cho bình sẽ dễ và đơn giản hơn. 

Hạn chế của bình thủy tinh nuôi cá:

  • Bình thủy tinh quá nhỏ, không phù hợp để nuôi gần như mọi loài cá
  • Bình thủy tinh khó có thể được lắp thêm lọc và đèn
  • Bình thủy tinh cần phải được thay nước nhiều hơn để đảm bảo môi trường sống tốt cho cá

Cách để nuôi cá trong bình thủy tinh

Dưới là các điều bạn cần lưu ý khi muốn nuôi cá trong bình thủy tinh mà cá vẫn có thể khỏe mạnh.

1. Chọn bình thủy tinh

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bình thủy tinh với các kích thước khác nhau. Bình thủy tinh có kích thước miệng khoảng từ 15-20 cm với thể tích khoảng từ 2-4 lít. 

Bạn nên chọn loại bể to nhất trong giới hạn tài chính cũng như là không gian đặt bể của mình. Với bể bé thì bạn sẽ có rất ít không gian để nuôi cá cũng như là đặt đồ trang trí bể. 

Hơn hết nữa với bể bé thì nước sẽ nhanh bị bẩn, tích tụ chất thải và chất độc. Do đó bạn cần phải thay nước và tốn nhiều công sức để chăm sóc hơn. 

2. Chọn cá

Với bể thủy tinh nhỏ thì bạn sẽ không có nhiều lựa chọn khi xét đến loài cá có thể nuôi được. Hầu hết các loài cá đều cần nhiều không gian bơi lội cũng như là nước động, có dòng chảy và giàu oxy. 

Với bình thủy tinh bạn có thể nuôi các loại cá không yêu cầu quá cao về dòng chảy, có thể sống tốt khi được nuôi với số lượng ít. Tức là bạn cần phải tránh nuôi các loài cá bơi đàn. Các loài cá phổ biến có thể kể đến là cá betta, cá bảy màu hoặc là cá mún. 

Với cá betta thì bạn chỉ nên nuôi một con. Cá bảy màu hoặc mún thì bạn có thể nuôi 2-3 con tùy vào kích thước bể. 

Khi nuôi cá betta, bạn cần lưu ý là tránh nuôi chung chúng với các loài cá khác. Cá betta, đặc biệt là cá betta đực sẽ bảo vệ lãnh thổ. Chúng sẽ tấn công và thậm chí giết các loài cá nuôi chung bể trong không gian bé. 

3. Cho cá ăn vừa phải

Khi nuôi cá trong không gian nhỏ thì bạn càng cần phải quan tâm đến việc cho cá ăn hơn. Cho cá ăn ít luôn tốt hơn là cho cá ăn nhiều. 

Ban đầu khi không chắc nên cho cá ăn bao nhiêu thì bạn hãy thả một tí tẹo, đủ cho cá ăn hết trong vòng dưới 1 phút là được. 

Bạn không cần phải cho cá ăn quá thường xuyên, chỉ cần cho ăn ngày một lần là đủ. 

Với cá betta hoặc các loài cá cảnh nhỏ khác, bạn có thể căn sao cho cho cá ăn lượng thức ăn to bằng mắt của chúng. 

4. Cây thủy sinh 

Bình thủy tinh không phù hợp để trồng cây thủy sinh lắm, đặc biệt là nếu bạn không có đèn thủy sinh chuyên dụng. 

Nếu bạn không có bể đủ to thì bạn chỉ nên thả thêm vài nhánh rong cho bể. Các loại rong tốt có thể kể đến là rong đuôi chó, rong đuôi chó cứng hoặc là một bụi rêu thủy sinh java. 

Bạn cũng có thể mua tảo cầu marimo để trang trí thêm. 

5. Thiết bị

Bình thủy tinh nhỏ sẽ khó có thể lắp được lọc. Kể cả lắp được thì lọc cũng sẽ có dòng chảy lớn, có thể gây stress cá. Vậy nên bạn không cần phải dùng lọc nếu chỉ nuôi 1, 2 con cá như là cá betta. 

Nếu bạn nuôi thêm cây thì bạn có thể mua một chiếc đèn rọi kèm với đế để chiếu sáng bể. Bể cá có thêm một chiếc đèn nhỏ chiếu sẽ nhìn đẹp hơn đáng kể đấy. 

Bạn cũng không cần thiết phải sử dụng đến sủi nếu nuôi cá với mật độ vừa phải. Hơn hết nữa, nếu bạn nuôi cá betta bạn cần tránh sử dụng sủi bởi chúng thích nước tĩnh hơn. 

6. Thay nước

Thay nước cho bể cá có thể được coi là khâu quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc bể cá. Lượng nước tối ưu bạn nên thay mới cho bể là vào khoảng 20-25% lượng nước bể hai tuần một lần khi nuôi trong bình thủy tinh nhỏ. 

Khi đổ nước mới vào bể, bạn cần phải đảm bảo rằng nước mới không được chứa clo.

Nước máy đôi khi có thể chứa clo. Clo trong nước có tác dụng sát khuẩn, đảm bảo nước không quá nguồn bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn cho nước có clo vào bể thủy sinh thì bạn sẽ giết cá, tép và hệ vi sinh trong bể. 

Để khử clo nhanh bạn có thể để nước bên ngoài một ngày hoặc muốn nhanh hơn thì bạn có thể dùng các loại thuốc khử clo. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *