Có hàng nghìn loài cá cảnh khác nhau và mỗi loại sẽ có thể cần cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, cho dù bạn nuôi loài cá nào, chỉ cần bạn cho chúng môi trường sống ổn định, sạch thì cá sẽ luôn khỏe mạnh và ít khi bị bệnh.
Cách đơn giản nhất để bạn giữ cho môi trường của cá tốt, ổn định là thay nước định kỳ.
Có nhiều điểm bạn cần phải lưu ý khi thay nước cho bể cá như là nguồn nước sử dụng, số lượng nước, tần suất thay và các khử độc nước thay.
Bạn cần gì để thay nước bể?
Thông thường thì bạn nên hút cặn đáy bể và thay nước cùng một lúc. Những đồ vật bạn không thể thiếu nếu muốn thực hiện thay nước định kỳ cho bể bao gồm:
- Ống hút cặn bể (lazada) – Để giúp bạn hút cặn đáy, dọn dẹp thức ăn thừa
- Xô nước (2 cái) – Bạn nên luôn có một xô nước riêng chỉ dành cho việc chăm sóc bể. Xô nước có thể giúp bạn đựng nước, đựng cây thủy sinh và cá tạm thời. Bạn nên tránh sử dụng các loại xô dùng để lau nhà vì xà phòng cũng như các loại chất tẩy rửa có thể giết hết cá trong bể, dù chỉ là với số lượng nhỏ.
- Vi sinh (lazada) – Bạn có thể mua thêm vi sinh cho bể để châm thêm sau mỗi lần thay nước. Thông thường hệ vi sinh có thể tự phát triển lại sau mỗi lần thay nước nếu bạn không thay và dọn dẹp bể quá nhiều. Châm thêm vi sinh có thể đẩy nhanh quá trình này.
- Dung dịch khử Clo (lazada) – Trong trường hợp bạn không muốn để nước ở bên ngoài trong một ngày để nước có thể bay hết clo. Sử dụng dung dịch khử độc có thể giúp bạn sử dụng được luôn nước máy để thay cho bể.
Cách thay nước cho bể chuẩn nhất
1. Chuẩn bị trước nước
Nếu bạn không sử dụng các loại thuốc khử clo thì bạn cần phải chuẩn bị trước một ngày để nước máy có thể bay hết clo. Sử dụng thêm sủi oxy cũng giúp cho clo bay hơi nhanh hơn.
Bạn có thể sử dụng thuốc khử clo để có thể đẩy nhanh quá trình này. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc thì bạn vẫn nên đợi 20-30 phút để thuốc có thể có tác dụng.
Thuốc khử độc nước có thể giúp khử clo, kim loại nặng và các chất hóa học khác trong nước có thể làm ảnh hưởng đến cá của bạn.
2. Rút ổ cắm đèn, lọc, sưởi,…
Nếu công tắc cho đèn, sưởi hoặc lọc gần khu vực thay nước thì bạn nên rút ra để phòng tránh nước bắn vào, gây hỏng hóc hoặc tai nạn.
3. Rửa đá, lũa đồ trang trí
Đầu tiên bạn hãy rửa kỹ tay, đảm bảo không có xà phòng còn sót lại trên tay trước khi cho tay vào và nhấc đồ trang trí ra.
Khí đã nhấc ra, bạn có thể sử dụng cọ rửa bát, bọt biển để cọ hoặc xịt nước để trị rêu trên đó. Bạn cũng có thể sử dụng oxy già để trị các loại rêu cứng đầu hơn như là rêu chùm đen, rêu đốm xanh.
4. Sử dụng cạo rêu hoặc miếng bọt biển để cọ thành kính
Nếu thành kính của bạn có rêu đốm xanh hoặc là cặn canxi, rêu thì bạn có thể sử dụng cạo rêu hoặc miếng bọt biển để cọ đi. Bạn nên cọ, lau từ từ để tránh là xước kính hoặc làm động nước nhiều, gây stress cá.
5. Sử dụng cây hút để hút nước và hút cặn đáy
Bạn hãy đặt một đầu ống vào xô (xô để thấp hơn bể cá), đầu còn lại và phía dưới bể. Một số loại ống hút có bóp tay để hút nước, nếu ống không có bóp tay thì bạn hãy chịu khó hút nước thủ công bằng miệng.
Sau đó bạn hãy di chuyển từ từ ống hút quanh nền, khi đó cặn bẩn sẽ được hút lên, cát cùng với sỏi cũng sẽ được hút lên tẹo nhưng vì chúng nặng hơn nên sẽ nhanh chóng rơi xuống. Bạn cần tránh di chuyển quá nhanh và làm động nền.
6. Tiếp tục di chuyển ống cho đến khi hút khoảng 15% lượng nước bể
Bạn cần tiếp tục hút, làm sạch cặn bẩn cho đến khi hút được khoảng 15% lượng nước bể đối với bể cá nhỏ. Với bể cá lớn thì bạn có thể hút 20-25% lượng nước.
Bạn cần tránh hút quá 50% lượng nước bể. Nếu thay quá nhiều nước trong một lần thì có thể khiến cho cá bị sốc nước và stress.
7. Rửa lọc
Khi bạn đã có một xô đầy nước bì bạn có thể rửa lọc trong đó để tránh làm chết vi sinh trong lọc. Bạn hãy tháo lọc ra, rửa bông lọc, vật liệu lọc sinh học trong xô, tránh rửa quá kĩ. Bạn chỉ cần rửa để có thể làm trôi hết cặn bẩn trong lọc, tránh việc lọc bị tắc và không cần phải rửa đến khi vật liệu sạch bong.
Bạn nên nhớ rằng sử dụng xà phòng hay các loại chất tẩy rửa có thể làm chết vi sinh, gây ngộ độc cho cá nếu xà phòng đi vào bể.
8. Cho nước mới và đồ trang trí vào trong bể
Khi bạn đã rửa lọc xong thì bạn có thể bắt đầu cho nước mới vào trong bể cá. Bạn nên để nước mới ở cùng phòng với bể trong 20-30 phút hoặc tốt nhất là vài tiếng để nước có thể có chung nhiệt độ với bể, tránh làm cá bị sốc nước. Sau đó bạn hãy đổ từ từ nước vào trong bể.
Nếu có thể thì bạn hãy đặt một cái đĩa hoặc một vật gì đó để cản dòng nước dưới nền hoặc trên mặt nước, sau đó đổ lên để tránh dòng nước làm xáo trộn nền.
Sau đó bạn hãy đặt lại lũa, đá vào trong bể.
9. Kết nối điện cho đèn, lọc, sưởi,… và rửa xô nước, ống hút nước
Cuối cùng, bạn có thể cắm lại điện cho đèn, lọc,… và rửa ống hút nước cùng với xô nước để có thể sử dụng cho lần thay sau.