aquasetup

7 loại bệnh thường gặp ở cá lóc cảnh và cách chữa trị

Mục lục

Các loại bệnh ở cá lóc cảnh

Dù là loài sống khỏe nhưng đôi khi cá lóc cảnh vẫn có thể bị bệnh. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là do môi trường sống của cá không đảm bảo, cá thường được nuôi trong những bể cá nhỏ, bẩn, không được thay nước và không có lọc. Ngoài ra, bạn cũng có thể vô tình khiến cho cá bị stress, cộng với môi trường nước xấu, từ đó sẽ khiến cho cá bị bệnh dễ dàng hơn. Dưới là một số loại bệnh thường gặp ở cá lóc, cách phòng tránh và chữa trị cho cá. 

Xem thêm: Các dòng cá lóc cảnh phổ biến nhất hiện nay

1. Đục mắt

Cá lóc là loài cá săn mồi, vậy nên khi cần thiết, chúng có thể lao rất nhanh. Khi nuôi trong nhà, đôi khi cá có thể bị đập đầu vào thành kính hoặc là đồ trang trí trong bể, gây xước mắt. Cộng với việc nước bị bẩn thì cá sẽ bị nhiễm trùng và đục mắt. Trong các trường hợp khác thì cá có thể bị stress, từ đó khiến cho hệ miễn dịch của cá suy giảm và vi khuẩn từ đó có thể tấn công được giác mạc của cá. 

Khi bị đục mắt, mắt cá sẽ có màu trắng hoặc xám đục, đục mắt thường xảy ra ở ngoài giác mạc cá. Khi bệnh đục mắt xảy ra bên trong thì sẽ khó chữa trị hơn. 

Cách chữa trị 

Thông thường, nếu môi trường nước sạch, ổn định thì cá có thể tự khỏi lại được, miễn là bệnh chưa quá nặng. Trong trường hợp bệnh trở nặng thì bạn cần phải chữa trị cho cá bằng kháng sinh phổ rộng. 

Xem thêm: Cá cảnh bị bệnh đục mắt: nguyên nhân và cách chữa trị

2. Nấm trắng

Bệnh nấm trắng hay còn gọi là bệnh đốm trắng là căn bệnh phổ biến ở cá lóc cũng như các loại cá nước ngọt khác. Nguyên nhân gây bệnh nấm trắng là một loài ký sinh – một loài trùng lông với tên khoa học là Ichthyophthirius multifiliis. 

Cá mắc khi mắc bệnh nấm trắng sẽ có những hạt trắng nhỏ li ti với đường kính khoảng 1mm xuất hiện trên thân, vây, mang hoặc thậm chí là ở trên mắt. 

Sau khi chúng ký sinh, phát triển đầy đủ thì loài ký sinh này sẽ rơi ra khỏi người cá, bám trên nền bể hoặc các loại bề mặt khác và sinh sôi. Khi quá trình sinh sôi kết thúc thì từ một con trùng lông sẽ sản sinh thêm hàng trăm con khác. Sau khi được sinh ra thì chúng có thể bơi tự do trong nước trong vòng 2-3 ngày trước khi bám vào vật chủ mới. 

Bạn càng phát hiện căn bệnh này sớm thì bạn sẽ càng dễ chữa trị cho cá hơn. 

Cách chữa trị

Bạn có thể sử dụng xanh methylen (lazada), bio knock 2 (lazada) hoặc là tắm muối cho cá để chữa trị. Để dùng bio knock 2 thì bạn hãy làm như sau:

  • Nhỏ một giọt bio knock 2 cho mỗi 10 lít nước. Cho đúng liều lượng thuốc rất quan trọng vậy nên bạn hãy tính thể tích nước trong bể và nhỏ theo liều lượng tương ứng.
  • Sủi oxy liên tục cho cá
  • Quan sát trong vòng 3 ngày, sau đó bạn hãy thay tầm khoảng 25% lượng nước trong bể và loại bỏ phân cá dưới đáy nền bể. 
  • Nếu cá chưa khỏi bệnh thì bạn hãy nhỏ thêm liều lượng tương tự. 
  • Một khi cá đã khỏi bệnh thì bạn có thể di chuyển lại cá về bể chính. Bạn nên đảm bảo đã tách cá ra ngoài trong ít nhất là 4-5 ngày để kí sinh trong bể không tìm được vật chủ và chết hết.  

3. Tuột nhớt

Các loại bệnh ở cá lóc cảnh

Khi cá bị tuột nhớt, bạn có thể sẽ thấy trên thân cá xuất hiện các lớp màng nhỏ màu trắng, như bị bong tróc ra. Khi đó cá có thể có thêm biểu hiện bơi lờ đờ, xuất hiện vạch đỏ trên thân hoặc bỏ ăn. Nếu tình trạng này kéo dài lâu thì có thể gây nguy hiểm cho cá. 

Cách chữa trị 

Để chữa trị cho cá thì bạn có thể sử dụng API Stress Coat

API Stress Coat (lazada) – API Stress Coat là thuốc dưỡng cá có công dụng hồi phục nhớt cá. Thuốc có chứa chiết xuất lô hội, có công dụng chữa vảy, da của cá. Thuốc cũng có tác dụng loại bỏ các chất hóa học có hại trong nước máy, giúp nước an toàn hơn. Các chất có trong API Stress Coat cũng giúp thay thế tạm thời cho nhớt quanh người cá, giúp cá hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, chiết xuất lô hội trong nước đôi khi có thể làm đục nước.

Xem thêm: Cá bị tuột nhớt: nguyên nhân và cách chữa trị

4. Thối thân

Nếu bạn phát hiện thấy cá có những mảng màu trắng ở trên thân hoặc trên miệng thì khả năng cao là cá bị nhiễm nấm. Cá có thể bị thối thân do bị stress, chất lượng nước kém  và các vấn đề khác liên quan đến môi trường sống. 

Thối thân dễ điều trị. Tuy nhiên, chữa trị cho cá sẽ vô nghĩa nếu bạn chỉ điều trị triệu chứng bệnh mà không xử lý nguyên nhân gây bệnh. Nếu môi trường nước của cá không tốt thì căn bệnh này sẽ sớm quay lại. 

Cách chữa trị 

Thối thân là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị nhanh. Khi bệnh tình nặng thì khả năng cá chết là rất cao. 

May mắn là loại nấm gây bệnh có thành mỏng, được làm từ cellulose. Thành của nấm có thể dễ dàng bị xuyên thủng bởi một số loại thuốc khử trùng, vậy nên chữa trị căn bệnh này tương đối dễ. 

Để chữa thối thân thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc để chữa nấm trắng như là bio knock 2 hoặc là xanh methylen với liều lượng tương tự. 

Cách dùng như sau:

  • Nhỏ một giọt bio knock 2 cho mỗi 10 lít nước. Cho đúng liều lượng thuốc rất quan trọng vậy nên bạn hãy tính thể tích nước trong bể và nhỏ theo liều lượng tương ứng.
  • Sủi oxy liên tục cho cá
  • Quan sát trong vòng 3 ngày, sau đó bạn hãy thay tầm khoảng 25% lượng nước trong bể và loại bỏ phân cá dưới đáy nền bể. 
  • Nếu cá chưa khỏi bệnh thì bạn hãy nhỏ thêm liều lượng tương tự. 
  • Một khi cá đã khỏi bệnh thì bạn có thể di chuyển lại cá về bể chính. 

Bạn có thể sử dụng lọc khi chữa bệnh cho cá, tuy nhiên bạn cần phải loại bỏ vật liệu lọc carbon để tránh làm giảm tác dụng của thuốc. 

5. Sình bụng

Cá cảnh bị sình bụng là một trong những căn bệnh thường gặp nhất. Sình bụng có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là do cá bị táo bón. Ngoài ra, cá cũng có thể bị xù vảy, xảy ra khi mà thận cá gặp vấn đề.

Cách chữa trị

Để chữa bệnh táo bón cho cá thì nhiều người thường khuyên bạn nên cho cá ăn đậu luộc hoặc thức ăn chứa nhiều chất xơ. Tuy nhiên, cá lóc là loài ăn thịt, khẩu phần ăn ngoài tự nhiên của chúng có rất ít rau xanh và chất xơ vậy nên bạn khó có thể cho chúng ăn các loại đồ ăn này được. Trong trường hợp này bạn nên cho cá ăn các loại đồ ăn có chứa kitin và hạn chế số lần cho ăn lại đến khi cá khỏi bệnh. 

Xem thêm: Cá cảnh bị sình bụng

6. Xuất huyết

Ba nguyên nhân chính khiến cho cá cảnh bị xuất huyết bao gồm nhiễm khuẩn (Hemorrhagic septicemia), nhiễm bệnh đỏ miệng ruột (Enteric red-mouth), nhiễm độc ammonia. Khi cá bị xuất huyết do vi khuẩn, trên thân của chúng sẽ xuất hiện những vệt máu đỏ hoặc vết thâm đỏ dưới mang, mắt, người và đầu vây. Ngoài ra cá còn có thể có mắt lồi, bụng phình to, mất màu và gặp khó khăn bơi lội. 

Trong trường hợp cá bị xuất huyết do ngộ độc ammonia, phần bụng cá có thể có màu đỏ tím thay vì các đốm đỏ nâu giống như khi cá bị nhiễm khuẩn và khi cá bị ngộ độc ammonia thì vảy cá sẽ không có màu đỏ. Ngoài ra, cá cũng sẽ có biểu hiện bơi lên mặt nước cố đớp không khí và mang cá màu đỏ hoặc tím.

Cách điều trị

Trong trường hợp cá bị xuất huyết do nhiễm khuẩn thì bạn cần điều trị bằng kháng sinh thông qua thức ăn cho cá. 

Khi phát hiện cá bị ngộ độc ammonia thì bạn cần điều trị ngay lập tức:

  • Thay 50% nước trong bể bằng nước lọc RO nếu có thể.
  • Nếu cá bị stress nặng thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm pH hoặc các loại thuốc khử độc nước (lazada) để giúp giảm được lượng ammonia trong bể cá.
  • Tránh cho cá ăn nhiều trong thời gian này để tránh thức ăn bị tích tụ nhiều.
  • Nếu bạn thấy cần thiết thì có thể cho cá ra bể riêng  khác và liên tục sử dụng sủi oxy bởi cá bị ngộ độc ammonia có thể gặp nhiều vấn đề về hô hấp trong thời gian này.

7. Bị nhiễm trùng mỏ neo

Trùng mỏ neo thường có màu xám hoặc trắng. Chúng có thân hình mảnh và thường dài khoảng 1cm. Phần đầu của chúng có hình dạng mỏ neo, bên dưới là thân và hai nhánh “râu” ở dưới thân chính là buồng trứng của chúng.

Trùng mỏ neo là loài kí sinh khá lớn vậy nên dấu hiệu  bạn có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Khi đó bạn sẽ thấy những sợi trắng nhỏ dính trên người cá. 

Cách chữa trị trùng mỏ neo trên cá

Bạn có lẽ sẽ gặp khó khăn khi chữa trị chúng bằng thuốc. Mặt khác, bạn có thể dễ dàng kéo chúng ra khỏi người cá nếu bạn có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường và cá không bị dính nhiều trùng mỏ neo.

Trong các loại thuốc trị trùng mỏ neo thì thuốc tím (KMNO4) đã được chứng minh là hiệu quả nhất. Thuốc tím là loại hợp chất có tính oxi hóa mạnh và được sử dụng nhiều để diệt khuẩn hồ cá, tuy nhiên bạn cần cẩn thận khi sử dụng nó bởi thuốc tím cũng có thể làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước.

Xem thêm: Cá cảnh bị trùng mỏ neo: nguyên nhân và cách chữa trị

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *