aquasetup

Tép bị sốc nước: dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị 

Mục lục

Tép bị sốc nước

Tép bị sốc nước là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể giết chết tép cảnh của bạn. Tép là loài nhạy cảm với môi trường, nhạy cảm hơn nhiều so với cá cảnh. Vậy nên nếu bạn mua tép về, thả chúng luôn vào bể mà không làm quen cho tép với nước thì chúng có thể dễ dàng bị sốc nước. Tép cũng có thể bị sốc do bạn thay quá nhiều nước, làm độ cứng, pH hoặc là nhiệt độ nước thay đổi đột ngột. 

Thường thì, nếu chất lượng nước tốt, tép có thể tự khỏe lại. Một số trường hợp khác thì tép có thể bị stress, bỏ ăn, yếu dần và chết. 

Trong thời gian tép đang bị yếu như là sốc nước thì bạn càng phải biết cách chăm sóc cho tép hơn. Trong bài viết này mình sẽ nói về các nguyên nhân có thể dẫn đến việc tép bị sốc nước, dấu hiệu và cách chữa trị cho tép. 

Nguyên nhân tép sốc nước

Thay đổi nhiệt độ: Tép cảnh có thể chịu được nước lạnh hoặc nóng hơn so với yêu cầu về môi trường nước nuôi. Chúng có thể sống trong nước lạnh 10 độ hoặc nóng tới hơn 30 độ nếu nhiệt độ thay đổi dần dần. Tuy nhiên, nhiệt độ thay đổi quá nhanh thì lại là chuyện khác. Nhiệt độ thay đổi quá nhanh có thể dễ dàng giết tép cũng như nhiều loài cá. 

Thay đổi pH: Thay quá nhiều nước trong bể cũng có thể khiến cho tép bị sốc pH. Độ pH không đúng có thể khiến tép  yếu, bỏ ăn. pH quá cao, quá thấp trong thời gian dài có thể khiến tép bị chậm lớn, dễ bị bệnh, sinh sản kém hơn. 

Thay đổi độ cứng: Độ cứng ở đây là nồng độ chất rắn hòa tan trong nước. Thông thường, tép sẽ thích nước cứng một tẹo để chúng có thể sử dụng khoáng trong nước để lột vỏ. Tuy vậy, thay đổi độ cứng đột ngột cũng có thể gây stress cho tép. 

Ngộ độc ammonia: Ammonia là chất cực độc đối với tép và cá, thường xuất hiện khi mà bể mới làm, khi mà hệ vi sinh chưa ổn định. Ammonia được sản sinh từ thức ăn thừa, chỉ có thể được xử lý bởi vi khuẩn nitrat hóa. 

Ngộ độc Clo: Đây là một trong những vấn đề hay xảy ra nhất đối với người mới nuôi tép. Họ hay dùng nước máy để đổ trực tiếp vào bể. Dù một số nơi sẽ có nước máy có lượng clo ít, một số nơi lại có rất nhiều. Nếu bạn không may mắn thì thì bạn có thể khiến cho tép bị ngộ độc clo nếu sử dụng nước máy để nuôi cá trước khi khử clo cho nước. 

Dấu hiệu cho thấy tép bị sốc nước

Trường hợp tép bị sốc nước và làm quen với môi trường nước mới không chỉ xảy ra khi mà tép mới được mua về. Khi bạn làm thay đổi nước bể quá nhiều như là thay quá nhiều nước, châm thêm phân nước, khoáng,.. thì bạn cũng có thể khiến cho tép cảnh bị sốc nước. 

Trong trường hợp bạn thả tép vào trong bể quá nhanh hoặc thay đổi môi trường sống quá nhiều thì chúng có thể bị stress, từ đó dẫn đến hành vi như:

  • Bơi loạn xạ
  • Đứng im
  • Tép bỏ ăn
  • Màu tép bị nhạt

Cách cứu tép bị sốc nước

Cách tốt nhất để giúp tép bị sốc nước là cung cấp cho tép môi trường nước tốt và để cho chúng dần dần làm quen lại với môi trường mới. Các biện pháp hỗ trợ khác có thể thêm là:

Khử độc nước bằng thuốc

Nếu bể của bạn mới làm hoặc khi bạn sử dụng nước máy để nuôi tép thì bạn phải đối mặt với một vài rủi ro. Một trong số đó là lượng ammonia sẽ tăng cao vào thời gian đầu thi hệ vi sinh chưa ổn định. Ammonia là chất cực độc đối với cả tép và cá dù chỉ ở lượng rất nhỏ. Vậy nên bạn cần phải có biện pháp để khử ammonia trong khi chờ đợi hệ vi sinh phát triển đủ. 

Thứ hai là nước máy có thể chứa các loại chất độc khác như là kim loại nặng và clo. Clo là chất khử trùng trong nước, nước máy ở một số nơi sẽ chứa nhiều clo, một số khác thì lại ít nên khá may rủi. Vậy nên bạn luôn cần phải khử clo cho nước trước khi cho vào bể tép. 

Bạn có thể khử clo bằng cách để nước ở ngoài một ngày, sử dụng sủi oxy để clo bay hơi nhanh hơn.
Để khử kim loại nặng, clo cũng như ammonia trong nước bạn có thể sử dụng thuốc dưỡng, khử độc nước như là Seachem Prime (link lazada). Loại thuốc này có thể được sử dụng thường xuyên để đảm bảo nước sạch cho tép hoặc sử dụng để xử lý nước nhanh trong trường hợp bạn nghĩ nước có độc. 

Cung cấp thêm oxy cho nước

Tép khi bị sốc nước sẽ gặp nhiều vấn đề về hô hấp, đặc biệt là khi cá bị ngộ độc ammonia hoặc clo.  Khi thấy tép bị sốc nước thì bạn hãy ngay lập tức lắp thêm sủi oxy cho bể và đồng thời tăng dòng chảy của lọc lên một tẹo, lưu ý là không để lọc chảy quá mạnh. 

Để cho tép tự làm quen với nước

Nếu nước bể của bạn vẫn ổn và tép chỉ có dấu hiệu bị sốc nước thì bạn nên để yên cho chúng trong thời gian này. Nếu tác động quá nhiều vào bể thì khả năng cao bạn sẽ làm chúng càng sốc nước thêm. 

Cách cho tép làm quen với nước cho lần sau:

Bước 1: Thả nổi túi tép vào bể để nước trong túi dần bằng với nước trong bể trong nhá. Sau khi được thả nổi tầm 15-20 phút thì nhiệt độ trong túi sẽ bằng với nước bể.

Bước 2: Đổ tép ra bể/chậu nhỏ. Sau khi tép đã quen với nhiệt  độ trong bể thì bây giờ là lúc bạn cho tép ra một bể hoặc chậu nhỏ riêng. 

Bước 3: Cho nước từ bể chính vào một cách từ từ. Sau khi bạn đã cho tép vào bể hoặc chậu nhỏ riêng thì bạn hãy múc nước từ bể lớn (10% lượng nước trong bể nhỏ) và đổ từ từ vào chậu tép riêng đó. Lặp lại quá trình này sau khoảng 2 phút và tiếp tục cho đến khi lượng nước trong bể nhỏ tăng gấp ba lần, đây là thời điểm tép đã sẵn sàng để được đưa vào bể chính.

Bước 4: Cho tép vào bể chính. Bạn có thể sử dụng vợt nhỏ để vớt tép và đặt chúng từ từ bào bể chính. Một khi tép đã được đưa vào bể, chúng sẽ cần thêm thời gian để làm quen với nhà mới, bạn nên đợi một ngày trước khi cho chúng ăn.

Kết lại

Thay nước thường xuyên cho tép  là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc cá. Tuy nhiên nếu bạn thay quá nhiều nước trong thời gian quá ngắn thì bạn có thể dễ dàng làm tép bị sốc nước. Mua và thả tép ngay lập tức vào bể cũng tương tự như vậy. Để tránh trường hợp này xảy ra thì bạn cần phải nhớ những điều sau:

  • Luôn cho cá làm quen dần dần với môi trường nước trước khi cho chúng trực tiếp vào bể
  • Sử dụng nước khử clo để nuôi tép
  • Không nên thay quá 10-15% nước bể tép trong một lần
  • Luôn quan sát cá sau khi bạn thay đổi môi trường sống của chúng để có biện pháp giải quyết kịp thời. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *