aquasetup

So sánh tép lạnh và tép màu: Đâu là dòng tép phù hợp cho bạn?

Mục lục

Bạn đang muốn chọn mua tép cảnh nhưng không biết nên mua loại nào? Trên thị trường hiện nay có hai dòng tép phổ biến nhất đó là tép lạnh và tép màu. Nếu bạn là người mới nuôi thì bạn nên chọn nuôi dòng tép màu bởi chúng sống khỏe hơn và phù hợp hơn để nuôi tại môi trường khí hậu tại Việt Nam. Tép lạnh mặt khác sẽ có màu sắc bóng, sặc sỡ và đối với nhiều người sẽ đẹp hơn so với tép màu. 

Để biết thêm về điểm khác biệt giữa hai loại tép này thì bạn hãy đọc thêm bên dưới. 

Khác biệt giữa hai loại tép màu và tép màu

Tép lạnh và tép màu sẽ có những khác biệt có thể kể đến là:

1. Khác biệt về màu sắc và hình dạng

Hai loài tép này không có nhiều điểm khác biệt về hình dạng. Thực chất, bạn không thể phân biệt chúng dựa vào hình dạng bởi ngoại hình của chúng gần như tương đồng, bạn chỉ có thể phân biệt được nếu có kính hiển vi. 

Tép lạnh và tép màu

Tuy vậy, bạn vẫn có thể dễ dàng phân biệt chúng dựa vào màu sắc. Tép màu thường sẽ chỉ có một màu trên thân hình trong suốt hơi ngả đục màu trắng, chúng đôi khi cũng có thể sẽ có sọc dài chạy từ đầu cho đến đuôi. Sọc trên lưng này nhìn rõ ở dòng tép vàng đài hoặc là tép loạn màu, tép suối đổi màu.

Tép lạnh và tép màu

Trong khi đó, tép lạnh sẽ không có sọc trên lưng, thay vì đó chúng sẽ có màu sắc sứ, nhìn đậm, bóng và nổi bật dưới ánh đèn hơn so với tép màu. 

2. Khác biệt về thông số nước nuôi

Thông số nước – Mỗi loại tép sẽ yêu cầu một loại thông số nước khác nhau. Chúng cần phải có khoáng trong nước để có thể lột vỏ, độ pH ổn định với ammonia, nitrite trong nước xấp xỉ 0. 

Nhìn chung tép màu có khả năng chịu đựng và sống tốt hơn so với tép lạnh. Một loại tép màu phổ biến là tép đỏ hay còn gọi là tép anh đào. Loại tép này có thể sống được kể cả ở trong môi trường không lý tưởng. 

Thông số để nuôi tép màu 

  • Nhiệt độ: 18 °C- 28 °C
  • pH: 6.5-8.0
  • TDS (chỉ số chất rắn hòa tan): 200-300 ppm
  • GH (độ cứng của nước): 4-8 dGH

Mặc dù tép màu có thể sống được ở nhiệt độ 18 °C- 28 °C nhưng chúng sẽ thoải mái hơn khi bể ấm một tẹo, tức là khoảng 22 °C- 26 °C, nếu bể của bạn quá lạnh, quá ấm hoặc có độ pH nằm ngoài khoảng trên thì có thể tép cũng sẽ bỏ ăn. Tép màu có khả năng chịu độ cứng tốt và chúng có thể sống trong cả môi trường nước cứng lẫn nước mềm nên thường thông số TDS và GH sẽ không phải nguyên nhân khiến tép bỏ ăn.

Tép lạnh thường đắt, khó nuôi và đòi hỏi về thông số nước hơn so với tép màu. Tuy nhiên, chúng lại đa dạng về họa tiết và màu sắc hơn so với người họ hàng kia. Một số dòng tép lạnh có thể kể đến là tép ong đỏ, tép ong đen, tép kingkong, blue bolts, tép tiger, …

Nếu các chỉ số nước nằm ngoài điều kiện sống của tép lạnh thì chúng sẽ bị stress và bỏ ăn.

Thông số nước để nuôi tép lạnh là:

  • Nhiệt độ: 17 °C- 24 °C
  • pH: 6.5-7.5
  • TDS (chỉ số chất rắn hòa tan): 100-200 ppm
  • GH (độ cứng của nước): 4-6 dGH

Tép lạnh sẽ yêu cầu chăm sóc kĩ hơn. Chúng sẽ nhạy cảm hơn với thông số của nước và sự thay đổi của môi trường. Giống như tên gọi, tép lạnh sẽ thích nước mát và chỉ phù hợp để nuôi vào mùa đông tại Việt Nam.

Nếu vào mùa hè trời quá nóng, bạn cần phải sử dụng đến chiller hoặc là nuôi tép trong phòng điều hòa để giúp chúng có thể sống tốt được. Theo kinh nghiệm của mình thì bạn cũng có thể chỉ cần dùng quạt để giảm nhiệt độ, kết hợp với sử dụng nước đá thả nổi để trong chai. Tép lạnh vẫn có thể sống sót được nếu bạn không có chiller vào mùa hè. Tuy nhiên, khi nước ấm thì chúng sẽ dễ chết hơn và sẽ không ôm trứng nữa.

Cách chăm sóc cho cả hai loài tép

Hai loại tép này dù khác loài nhưng chúng nhìn chung đều là loại tép dễ chăm sóc và cần chế độ chăm sóc khá tương đồng

1. Kích thước bể nuôi

Tép lạnh và tép màu đều yêu cầu bể có kích thước tương tự nhau.

Bạn hoàn toàn có thể nuôi được tép trong những bể tép nhỏ khoảng 20cm, miễn là bể có bộ lọc tốt, nước được cycle đầy đủ. Tuy nhiên, mình thích bể to hơn và mình cũng khuyên các bạn nên nuôi bể tép to nhất có thể trong giới hạn tài chính và không gian cho phép. Lý do là bởi bể tép to sẽ ổn định hơn, tránh việc nhiệt độ, thông số nước bị thay đổi quá đột ngột. 

Bể nên có kích thước khoảng 30cm trở lên. 

2. Yêu cầu nước sạch

Để có thể nuôi tép thì bạn cần phải có nước sạch, cụ thể hơn là phải có bộ lọc tốt và chăm sóc cho bể định kì.

Bộ lọc là thiết bị cực kì quan trọng, chúng không chỉ giúp lọc nước cho bể mà còn giúp thiết lập hệ vi sinh, xử lý các chất gây hại tích tụ trong bể và cung cấp Oxy cho tép. 

Lọc vi sinh là loại lọc thích hợp nhất để nuôi tép. Bộ lọc bao gồm một máy sủi, bộ lọc vi sinh và một ít vật liệu lọc sinh học. 

Với những bể to hơn 40cm thì bạn có thể sử dụng hai lọc vi sinh nếu cảm thấy một lọc không đủ.  

3. Thức ăn cho tép

Các loại tép nói chung đều là loài ăn tạp, chúng sẽ ăn bất kì cái gì chúng thấy, bao gồm thức ăn thừa cho cá, rêu, tảo, lá cây chết,… Khi bạn nuôi bể tép sinh sản riêng thì bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn chuyên dành cho tép, kết hợp với các loại rau củ quả luộc. 

Bạn nên cho tép ăn chế độ ăn đa dạng, để có thể mô phỏng lại thức ăn ngoài tự nhiên của chúng, đề phòng tép bị thiếu chất. Canxi trong đồ ăn cũng khá quan trọng cho việc lột vỏ của tép. Nếu tép bị thiếu canxi thì sẽ dẫn đến tình trạng lột vỏ không thành công và chết. 

Thực đơn chính của tép nên bao gồm rêu tự nhiên và rau củ quả luộc. Nếu bể nhiều rêu thì bạn chỉ cần cho tép ăn 1-2 lần một tuần là được. 

Tép sẽ dành cả ngày để bơi khắp bể, kiếm ăn trên các bề mặt như là đá, lũa, lá cây, thành kính. Bật đèn đủ, cộng với có nhiều mặt phẳng trong bể là cách để giúp tép không bao giờ bị thiếu thức ăn.

Kết lại

Điểm khác biệt lớn nhất giữa tép màu và tép lạnh đó chính là về màu sắc và về thông số nước nuôi cũng như là mức độ yêu cầu chăm sóc. Nếu bạn là người mới nuôi, muốn trải nghiệm thử thì bạn nên bắt đầu trước với tép màu. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy mình có thể kiểm soát được thông số nước đúng và muốn nuôi loài tép sặc sỡ hơn thì bạn có thể nuôi tép lạnh. Loài tép lạnh phổ biến và cũng tương đối khỏe mình khuyên bạn chọn nuôi nếu nuôi lần đầu là tép ong.

Ngoài các điểm khác biệt trên thì hai loại tép này đều cần chế độ chăm sóc khá tương đồng. Chúng cần bể đủ lớn với lọc tốt, nước sạch và chế độ ăn đa dạng, đủ chất.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *