aquasetup

Cách giảm NO3 trong bể tép

Mục lục

Cách giảm NO3 trong bể tép

NO3 hay nitrate là một chất được tạo ra bởi vi khuẩn có lợi, bằng cách phân hủy ammonia (NH3) thành nitrite (NO2) và rồi thành nitrate (NO3). 

NO3 ít nguy hiểm đối với tép hơn là NH3 nhưng chúng vẫn độc nếu bị tích tụ nhiều. Việc thừa NO3 trong bể có thể khiến tép gặp nhiều vấn đề như là chết lai rai, chậm lớn, bỏ ăn, sinh sản kém,… Tép con sẽ nhạy cơm hơn với NO3 trong nước so với tép trưởng thành. 

Khi nuôi tép bạn nên luôn cần phải có biện pháp để kiểm soát lượng NO3, đó là chìa khóa đẫn đến bể tép ổn định và nuôi tép sinh sản thành công. 

Mức độ NO3 an toàn đối với tép

Bạn nên giữ mức NO3 trong bể ở ngưỡng 0 – 20 ppm. 

So sánh với ammonia hay nitrite thì nitrate hay NO3 là chất không có hại bằng, có một ít NO3 trong bể thực chất có thể có lợi ích trong một số trường hợp. 

NO3 là nguồn thức ăn để rêu xanh phát triển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên, giàu dinh dưỡng cho tép.  Cây cối thủy sinh cũng có thể sử dụng NO3 để phát triển. Miễn là cây cối khỏe mạnh thì NO3 càng ít càng tốt. 

Một khi NO3 đạt ngưỡng 40 ppm, bạn có thể sẽ bắt đầu thấy tép có dấu hiệu stress. 

Dấu hiệu bể tép bị thừa NO3

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy tép của bạn đang bị stress, chủ yêu là do bể bị thừa NO3:

NO3 cao không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra các tình trạng trên. Bạn cũng có thể thấy tép gặp các vấn đề đó khi chúng bị sốc nước, bị bệnh hoặc là bị ngộ độc ammonia. 

Nguyên nhân dẫn đến NO3 dư thừa

Gần như mọi phân tử NO3 trong bể tép sẽ được sản xuất bởi vi sinh có lợi từ ammonia. Ammonia, nitritate trong bể tép cao đều đến từ một nguồn, đó là do chất hữu cơ phân hủy trong bể. NO3 cao có thể là do:

  • Thức ăn bị thừa
  • Tép, ốc tạo nhiều chất thải
  • Lọc bị bẩn
  • Cây thủy sinh phân hủy
  • Rêu, tảo chết

Bạn lưu ý là dù vi sinh có lợi có thể giải quyết được NH3 nhưng chúng sẽ không thể xử lý được NO3, vậy nên châm thêm vi sinh sẽ không thể giải quyết được vấn đề NO3 dư thừa. 

Cách để làm giảm NO3 trong bể tép

1. Thay nước

Mình luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay nước thường xuyên cho bể tép. Ngoài việc giúp bổ sung lượng khí Oxy, CO2 và lượng khoáng thiếu hụt , thay nước còn giúp xử lý các chất độc hại ứ đọng trong bể cá như là NO3. 

Kể cả bạn có bộ lọc tốt thì bạn không thể bỏ qua bước này được. 

Khi bể bị thừa NO3, bạn có thể xử lý nhanh bằng cách thay khoảng 30% lượng nước bể bằng nước sạch đã được khử clo. 

Lượng nước tối ưu để thay thường xuyên là 10-15% nước bể mỗi tuần. Thay nước thường xuyên không chỉ giúp tép sống khỏe mà còn giúp cho nước trong, cây cối trong bể phát triển nhanh, tạo sự ổn định cho bể tép. 

Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh thay nước quá nhiều. Làm vậy có thể gây sốc nước tép, cây, khiến chúng bị chết. Hoặc bạn cũng có thể sẽ làm chết hệ vi sinh chưa kịp sinh sôi trong bể, từ đó khiến chúng không kịp xử lý lượng thức ăn thừa và chất thải từ cá. 

2. Nuôi cây thủy sinh

Đây là biện pháp hiệu quả nhất trong việc xử lý NO3 dư thừa ở bể cá về lâu dài. Một bể tép trồng nhiều cây thủy sinh sẽ luôn ổn định hơn bể tép trồng ít. Bạn có thể coi cây thủy sinh là một bộ lọc tự nhiên cho bể vậy. 

Cây thủy sinh sẽ sử dụng NO3 trong nước làm nguồn nitơ để phát triển. Bạn nên nuôi các loài cây phát triển nhanh như là các loại rong hoặc các loại cây cắt cắm, bèo để giúp hấp thụ dinh dưỡng dư thừa trong bể. Từ đó chúng cũng giúp tránh được vấn đề về rêu hại trong bể thủy sinh. 

Xem thêm: Các loại cây thủy sinh giúp lọc nước

3. Nuôi cây trầu bà

Đây không phải là loại cây thủy sinh, tuy nhiên chúng vẫn vô cùng phổ biến đối với những người nuôi cá cũng như là tép. Ngoài chức năng lọc nước thì lá cây cũng có thể lọc không khí trong phòng. 

Cây trầu bà có thể hấp thụ NO3 và tạo oxy cho nước nhiều hơn bất kì loại cây thủy sinh nào khác. Cây có thể được trồng trong bể bằng cách để thân cây ngập trong nước (lá ở trên cạn), khi đó cây sẽ tạo thành vật liệu lọc sinh học hoàn hảo cho bể cá. Bộ rễ của cây sẽ tạo chỗ trú ẩn cho tép, đồng thời hút NO3 gây hại trong bể. 

4. Thêm đèn

Đánh thêm đèn có thể giúp rêu xanh hay còn gọi là rêu hại phát triển. Khi chúng phát triển, rêu sẽ hấp thụ được NO3 dư thừa và cũng sẽ đồng thời tạo được nguồn thức ăn tự nhiên cho tép. 

Vậy nên nếu bạn không ngại có rêu hại trong bể thì bạn có thể mở đèn từ khoảng 8-12 tiếng một ngày. 

5. Sử dụng vật liệu lọc khử nitrate

Nnhiệm vụ chính của vật liệu lọc là cung cấp chỗ sống cho vi sinh, từ đó có thể xử lý được các chất gây hại như là ammonia và nitrite trong bể tép. Thông thường, vật liệu lọc không có chức năng xử lý được NO3, trừ vật liệu lọc matrix. 

Đây là điểm khiến cho vật liệu matrix nổi bật hơn so với các loại vật liệu khác. Như một số bạn có thể biết đá matrix là loại đá nham thạch, rất nhẹ và xốp vậy nên chúng có rất nhiều không gian bên trong có thể cung cấp không gian sống cho các loại vi khuẩn hiếu khí. 

6. Sử dụng thuốc khử độc nước

Một số loại thuốc khử độc nước như là Seachem Prime (lazada) có thể giúp khử NO3 trong nước. Ngoài NO3, seachem prime cũng có thể giúp khử NH3 và NO2. Thuốc chứa các thành phần giúp liên kết lại được với các chất trên, giúp cho NO3, NH3 và NO2 không gây hại được với tép. 

Thuốc khử độc nước nên chỉ được dùng trong trường hợp khẩn cấp và không nên được dùng thường xuyên. 

7. Cho tép ăn ít đi

NO3 được tạo ra từ thức ăn dư thừa của tép, phân tép và các loại chất thải hữu có khác. 

Để xử lý vấn đề này thì bạn có thể cho tép ăn ít hơn bình thường nếu bạn đang cho tép ăn quá nhiều, để hạn chế được thức ăn dư thừa. 

Mẹo: Sử dụng đĩa cho tép ăn

Bạn hoàn toàn có thể thả trực tiếp thức ăn xuống dưới nền. Nhưng làm vậy thì bạn sẽ phải hút cặn đáy bể thường xuyên và vớt thức ăn thừa ra cũng khá khó. Đôi khi có thể khiến thức ăn thừa bị kẹt lại dưới đáy nền. 

Trong trường hợp này thì bạn có thể cân nhắc sử dụng đĩa cho tép ăn. Chúng giúp bạn kiểm soát thức ăn cho tép dễ hơn, tránh việc để lại thức ăn thừa. Từ đó đĩa giúp NO3 ít bị tích tụ hơn. 

Cách để kiểm tra nồng độ NO3 trong bể

Bạn có thể mua bộ kit test (lazada)để test NO3, NH3 và NO2 trong bể tép. Nếu bạn muốn kiểm soát kĩ chất lượng nước, muốn cung cấp môi trường sống tốt nhất cho tép và nuôi sinh sản các loại tép đắt tiền thì bạn nên có bộ kit test nước này. 

Kết lại

NO3 là chất được tạo ra trong quá trình vi sinh vật có lợi tiêu thụ ammonia trong bể. Dù không độc như là ammonia nhưng NO3 vẫn có thể gây hại cho tép nếu bị tích tụ nhiều. 

Để giải quyết vấn đề NO3 trong bể nhanh chóng thì bạn cần phải thay nước hoặc là sử dụng các chất khử độc nước. Để giải quyết vấn đề NO3 trong lâu dài, bạn hãy thực hiện thay nước, hút cặn bể thường xuyên, cho tép ăn vừa đủ, sử dụng vật liệu lọc matrix, nuôi các loại cây thủy sinh phát triển nhanh. Một biện pháp nữa mình phát hiện ra cũng vô cùng hữu hiệu trong loại bỏ NO3 trong nước là trồng cây trầu bà. Đây không phải là cây thủy sinh nhưng với bộ rễ mọc trong nước, chúng có thể xử lý được NO3 tốt hơn bất kì loại cây thủy sinh nào khác. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *