aquasetup

Nuôi cá có muỗi không?

Mục lục

Nuôi cá có muỗi không?

Nuôi cá sẽ sạch và đỡ cần chăm sóc hơn nhiều so với nuôi các loài vật nuôi khác như là chó, mèo,… Tuy nhiên, chăm sóc bể cá thì vẫn có thể có nhiều vấn đề khác so với các loại vật nuôi thông thường. Nhiều người cho rằng đặt bể cá trong phòng có thể thu hút muỗi và loăng quăng. 

Bạn đã có những món đồ này cho bể thủy sinh chưa?
Cây hút cặn bể cá
Ổ cắm hẹn giờ cơ
Hệ thống CO2

Vậy liệu bể cá có thu hút muỗi và loăng quăng có thể sống được trong bể cá không? 

Thông thường bể cá với sủi oxy hoặc lọc hoạt động liên tục không phải là môi trường thích hợp để muỗi đẻ trứng. Tuy nhiên, bể cá sẽ có thể khiến tăng độ ẩm trong phòng của bạn và có thể thu hút muỗi hơn. 

Trong bài viết này mình sẽ giải thích hơn lý do và cách để bạn có thể xử lý được vấn đề muỗi trong phòng và loăng quăng có trong bể cá. 

Hiểu thêm về muỗi

Muỗi là một trong những loại côn trùng khó chịu nhất. Chúng là loài thuộc họ Culicidae và thường xuất hiện nhiều vào mùa hè và sau những đợt mưa lớn. Để hiểu được tại sao bể cá hút muỗi thì đầu tiên là hãy tìm hiểu về đặc tính của muỗi trước. 

Vòng đời của muỗi

Từ khi đẻ cho đến khi phát triển thành muỗi trưởng thành, chúng sẽ trải qua 4 vòng đời chính, đó là:

  • Trứng: Muỗi cái sẽ đẻ trứng xuống dưới mặt nước
  • Ấu trùng: Trứng muỗi sau đó sẽ nở sau khoảng 24-48 tiếng. Ấu trùng muỗi hay còn gọi là loăng quăng, bọ gậy sẽ ăn các chất thải hữu cơ trong nước. Chúng sẽ lớn nhanh và đạt kích thước khoảng 5mm sau khoảng 4-5 ngày
  • Nhộng: Sau khi ấu trùng lột xác vài lần, chúng sẽ phát triển thành nhộng. Trong khoảng thời gian này, nhộng của muỗi sẽ dành hầu hết thời gian ở trên mặt nước. Khi đó chúng sẽ không ăn gì cả và sẽ dần dần phát triển thành muỗi trưởng thành.
  • Muỗi trưởng thành: Sau khoảng 2-3 ngày ấu trùng sẽ phát triển thành muỗi trưởng thành

Tập tính sinh sản ở muỗi

Tùy từng loại muỗi sẽ có thích một khu vực nước khác nhau. Một số thì thích nước ở ao tù, các vũng nước đọng. Một số khác lại thích nước ở các chậu nước, chậu hoa,.. Muỗi cái cũng sẽ tương đối kén chọn, thường chọn các khu vực nước giàu chất thải hữu cơ. 

Một trong những yếu tố thu hút muỗi nhất đó chính là nước tình. Muỗi cần nước tĩnh để có thể đứng được trên đó và đẻ trứng. Nước tĩnh cũng là khu vực nước có ít kẻ săn mồi như là các loài cá hơn. 

Yếu tố thứ hai để hút muỗi đó chính là nhiệt độ và độ ẩm cao. Đó là lý do mùa hè sẽ có nhiều muỗi hơn so với mùa đông. Ngoài ra, những khu vực nhiều cây cối sẽ cung cấp chỗ trú cho muỗi, từ đó khiến khu vực này hút muỗi hơn. 

Yếu tố khác để hút muỗi đó chính là CO2 và thân nhiệt. Muỗi được trang bị cơ quan cảm ứng thân nhiệt và có thể phát hiện được CO2 được thải ra bởi người và con vật. 

Nuôi cá có muỗi không?

Đặt bể cá trong phòng sẽ có thể làm tăng độ ẩm của phòng, từ đó khiến cho phòng thu hút muỗi hơn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì nếu phòng thoáng thì ảnh hưởng của bể cá đến độ ẩm sẽ không đáng kể và sẽ không thu hút muỗi. 

Hơn hết nữa, bể cá thông thường không phải là môi trường phù hợp để muỗi có thể đẻ trứng. Bể cá với lọc nước đầy đủ và mặt nước động nhiều sẽ không bị tù. Muỗi sẽ không thể đẻ trứng lên mặt nước động được. 

Kể cả trong trường hợp muỗi tìm được khu vực nước tĩnh để đẻ thì trứng cũng như loăng quăng sẽ bị cá trong bể ăn. Gần như mọi loài cá cảnh đều có thể săn và ăn loăng quăng rất tốt. Lý do là bởi loăng quăng là một trong những nguồn thức ăn ngoài tự nhiên của chúng. 

Tuy vậy, không phải loài cá nào cũng ăn được muỗi. Cộng với việc bể cá của bạn không có lọc, nước bị tù đọng thì đây có thể trở thành khu vực đẻ trứng yêu thích của muỗi. 

Cách để ngăn muỗi đẻ trứng vào trong bể

Để có thể ngăn muỗi đẻ trứng vào bể cá thì bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

1. Sử dụng các thiết bị làm động mặt nước

Làm động mặt nước không chỉ khiến cho muỗi không thể đẻ trứng được vào bể mà còn giúp cung cấp thêm Oxy cho bể. Oxy trong nước có được là nhờ trao đổi khí ở mặt nước bể. Nước càng hoạt động mạnh thì lượng khí trao đổi càng nhiều, từ đó giúp cho Oxy đi vào trong nước nhiều hơn. 

Có nhiều cách khác nhau bạn có thể làm động mặt nước. Cách thông dụng nhất là sử dụng bộ lọc có dòng chảy đủ tốt. Bạn có thể để đầu out của lọc hơi hướng lên phía trên một tẹo. Ngoài ra thì sử dụng lọc thác và sủi oxy cũng sẽ giúp làm động mặt nước. 

2. Nuôi các loài cá ăn loăng quăng

Thông thường mọi loài cá đều có thể ăn được loăng quăng. Một số loài cá dọn bể, sống tầng đáy, các loài cá chuyên ăn thực vật hoặc quá to có thể sẽ không ăn được loăng quăng. Một số loài cá ăn muỗi phổ biến bạn có thể nuôi là cá bảy màu, bình tích, cá mún, cá kiếm, cá tam giác, cá sọc ngựa,… 

Xem thêm: Các loại cá diệt loăng quăng tốt nhất

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *