aquasetup

Có nên cho phèn chua vào bể cá không?

Mục lục

Có nên cho phèn chua vào bể cá không?

Phèn chua từ lâu nổi tiếng là loại chất bạn có thể sử dụng để xử lý, làm trong nước. Phèn chua hay còn gọi là kali alum có vị chua, không độc, có tác dụng lọc tạp chất nhưng liệu nó có thể dùng cho bể cá không?

Dù có tác dụng làm trong nước nhưng phèn chua có thể gây độc cho tép, ốc và có thể khiến cho độ pH của bể bị ảnh hưởng nên bạn không nên sử dụng phèn chua cho bể cá. Tuy nhiên, phèn chua còn có công dụng khác bạn có thể sử dụng cho bể cá đó là diệt ốc hại, mình sẽ nhắc đến thêm trong bài viết này. 

Bạn đã có những món đồ này cho bể thủy sinh chưa?
Cây hút cặn bể cá
Ổ cắm hẹn giờ cơ
Hệ thống CO2

Về phèn chua

Phèn chua có công thức hóa học la KAl(SO4)2 hay còn gọi là phèn kali. Phèn chua có thể được bán dưới dạng tinh thể lớn, trong suốt, hơi đục trắng hoặc là dưới dạng bộ trắng. Phèn chua có thể tan trong nước và thường được dùng để xử lý cặn bẩn trong nước. 

Khi cho vào trong nước thì phèn chua sẽ có phản ứng với nước và tạo ra Al(OH)3, đây là chất kết tủa dạng keo, chất keo này có tác dụng dính bụi trong nước và làm chúng chìm xuống dưới đáy, từ đó khiến cho nước trong hơn. 

Tác hại của phèn chua

Khi cho vào trong nước, phản ứng của phèn chua với nước có thể làm sản sinh ra ion H+ và làm giảm độ pH của nước bể cá. Khi nuôi cá, độ ổn định của nước rất quan trọng. Khi thông số nước bị biến động quá nhiều trong thời gian ngắn thì có thể dễ dàng khiến cho cá bị stress và chết. 

Hơn hết nữa, nhôm từ phèn chua có thể không gây độc cho cá và người nhưng có thể khiến các loài động vật không xương sống như là ốc và tép bị yếu dần và chết. 

Đó là lý do bạn không nên cho phèn chua trực tiếp vào bể cá nếu bạn muốn nuôi ốc cũng như là tép trong bể. Tuy nhiên, như đã nhắc đến bên trên, phèn chua có thể được sử dụng để diệt ốc và trứng ốc trên cây thủy sinh và không làm ảnh hưởng đến cây. 

Cách diệt ốc hại bằng phèn chua

Phèn chua tuy không có độc đối với người, an toàn đối với cây thủy sinh nhưng chúng có thể được sử dụng để diệt ốc hại cũng như sán trong bể. Tuy phèn chua sẽ không giết ốc ngay lập tức nhưng chất này có thể khiến cho ốc yếu dần, không sinh sản được và chết. 

Cách sử dụng phèn chua như sau:

Để sử dụng phèn chua để diệt ốc thì bạn hãy pha 15g phèn chua với 4 lít nước. Sau đó bạn hãy ngâm cây thủy sinh trong đó trong vòng 24 tiếng. Để tránh việc cây bị sốc nước, rữa lá thì bạn cũng nên sử dụng nước đã được khử clo. 

Sau khoảng thời gian đó bạn hãy nhấc cây ra và cho lại vào trong bể. Sau đó bạn có thể sẽ thấy ốc hại và sán chết dần. 

Bạn không nên ngâm cây thủy sinh trong nước pha phèn chua quá lâu. Nếu ngâm quá lâu với lượng phèn chua quá nhiều thì lá cây sẽ chuyển nâu, rữa dần và chết. 

Điều chỉnh lượng phèn chua tùy vào cây thủy sinh

Mỗi loại cây thủy sinh sẽ có độ chịu đựng được thay đổi môi trường và các chất trong nước khác nhau. Đối với các loài cây khỏe như là dương xỉ, ráy, tiêu thảo bạn có thể ngâm trong phèn chua lâu hơn so với bình thường. Đối với các loại cây nhạy cảm hơn thì bạn chỉ nên ngâm cây trong dung dịch trong khoảng 2 tiếng để sức khỏe cây không bị ảnh hưởng. 

Nếu bể của bạn bị ốc hại xâm chiếm thì bạn thậm chí phải ngâm cây trong dung dịch phèn chua hai đến ba ngày để có thể xử lý vấn đề một cách triệt để. 

Cách khác để làm trong nước

Thông thường thì mọi người muốn sử dụng phèn chua để làm trong nước. Tuy nhiên, phèn chua không an toàn và có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và giết một số loài ốc, tép. Ngoài dùng phèn chua thì còn có nhiều loại thuốc khác bạn có thể làm trong nước. 

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu điều gì khiến cho nước bị đục. Thường nước sẽ bị đục bởi một trong ba yếu tố, đó là vi khuẩn, bụi hoặc là cặn hữu cơ. Cả ba yếu tố này đều có thể được giải quyết bằng cách sử dụng bộ lọc tốt với đầy đủ vật liệu lọc sinh học và vật lý. 

Xem thêm: Cách sắp xếp vật liệu lọc

Ngoài ra bạn cũng có thể làm trong nước bằng cách sử dụng các loại thuốc xử lý nước chuyên dụng. 

Các loại thuốc làm trong nước thường chứa chất giúp liên kết các loại cặn bẩn trôi trong nước lại với nhau thành một một cụm to hơn, từ đó giúp hệ thống lọc xử lý được chúng. 

Các loại sản phẩm làm trong nước có thể kể tới là: 

Xem thêm: Cách đơn giản để làm trong nước bể cá

Kết lại

Bạn không nên cho phèn chua vào nước bể cá bởi phèn chua có thể làm ảnh hưởng đến độ pH trong bể và giết ốc cũng như là tép. Nếu bể bạn không có tép và muốn xử lý ốc hại cũng như là sán thì bạn có thể ngâm cây thủy sinh vào nước pha phèn chua và đặt lại vào trong bể. Ốc và sán ăn các loại chất thải từ cây thủy sinh sẽ bị yếu dần, không sinh sản được và chết. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *