aquasetup

14 loại cây thủy sinh hậu cảnh đẹp không cần CO2

Mục lục

Chọn cây thủy sinh để nuôi trong bể là vấn đề phức tạp, đặc biệt là đối với những người mới nuôi. Thông thường thì bạn nên chia bể thành 3 khu vực, đó là tiền cảnh, khu vực gần mặt kính trước nhất, sau đó đến trung cảnh, cuối cùng là hậu cảnh. Bài viết này sẽ tập chung nói về các loài cây hậu cảnh, dễ trồng không cần CO2 để sống. 

Thông thường thì các loài cây hậu cảnh là cây mọc cao, thường là cây cắm cắm. Tuy nhiên, vẫn có những loại cây không phải cây cắt cắm như là hẹ nước, choi,.. 

Các cây cắm cắm thường sẽ mọc nhanh hơn, do đó bạn cũng cần phải cắt tỉa nhiều. Các loại cây có màu đỏ sẽ cần nhiều ánh sáng hoặc có thể sẽ yêu cầu cao hơn về CO2 hơn so với các loại lá xanh. 

1. Cây hẹ thẳng

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Cây hẹ thẳng (lazada) là loài cây thủy sinh tuyệt vời, có thể khiến cho bể thủy sinh của bạn, có thể khiến cho bể cá của bạn biến thành một cánh đồng cỏ cao. Trước mình cũng không ngờ rằng có loại cây đẹp, đơn giản và sống khỏe như thế này. Dù cho có ánh sáng mạnh hay yếu, CO2 hoặc không, hẹ nước đều có thể mọc cao và mọc lan khắp bể. 

Chúng là loài cây mọc cao, phù hợp để trồng hậu cảnh trong bể cá. 

Bạn cũng có thể trồng loại cây này để cung cấp cho cá, tép thêm chỗ trốn. Ngoài hẹ thẳng thì bạn cũng có thể trồng hẹ xoắn. 

2. Cây thủy sinh bạch tuộc

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Loài cây thủy sinh có tên gọi như vậy do ngoại hình và hình dáng lá của chúng. Trên mỗi một đốt, cây sẽ có 4 lá xanh, xoăn dài nhìn như những xúc tu của bạch tuộc. Cây thủy sinh bạch tuộc là loài cây tuyệt vời để lấp đầy khoảng trống trong bể của bạn, cung cấp cho cá, cá con, tép chỗ trốn. 

Khi cây mọc đủ cao, chúng sẽ dễ dàng vươn lên mặt nước. Khi đó bạn có thể ngắt ngọn của cây, trồng lại xuống nền để cây có thể tạo thành những bụi rậm hơn. 

3. Cây lưỡi mác

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Lưỡi mác (lazada) là một trong những loại cây không phải cây cắm cắm, nhưng vẫn có thể mọc cao, phù hợp để trồng tại hậu cảnh. Cây sống khỏe, cần nhiều ánh sáng, không cần CO2. Chúng có thể phát triển thành những lá dài, to và mọc thành những bụi rậm. 

Cây cần bộ nền dày để có thể phát triển bởi chúng chủ yếu hấp thụ dinh dưỡng qua rễ dưới nền, thay vì trực tiếp từ nước. Vậy nên bạn nên bổ sung thêm cho cây phân nhét khi bể đã cạn dưỡng. 

Cây lưỡi mác là loại cây tuyệt vời để trồng trong những bể mô phỏng phong cách rừng amazon. 

4. Cây huyết tâm lan

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Huyết tâm lan (lazada) là loài cây màu đỏ có thể sống tốt và vẫn lên được màu đỏ kể cả trong những bể không có CO2. Tuy nhiên, khi nuôi trong bể không có CO2 thì màu sắc đỏ của cây cũng bị nhạt hơn. Phần dưới lá cây trong trường hợp này vẫn sẽ giữ được màu đỏ. Trong khi đó, phần mặt lá sẽ cần ánh sáng mạnh và dinh dưỡng tốt hơn để có thể lên được màu đỏ đậm. 

Chúng là loài cây phát triển tương đối chậm, dễ bị rêu hại tấn công. Vậy nên đi kèm với việc tăng cường sáng để cây lên màu thì bạn cũng cần phải để ý kỹ vấn đề về rêu hại. 

5. Cây rong đuôi chó/ rong đuôi chồn

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Rong đuôi chồn (lazada) có lá tạo thành những cụm tròn gồm nhiều nhánh quanh thân. Mỗi nhánh sẽ chia là hai khi dần lên cao về phía ngọn. 

Rong đuôi chồn là một trong những loại cây thủy sinh dễ trồng nhất. 

Cây có thể được trồng thành những bụi to trong bể hoặc đơn giản hơn là bạn chỉ cần thả cây trôi trong nước cũng được. Rong la hán không cần nền cũng như CO2 để sống. 

Cây sống khỏe đến mức bạn chỉ cần cắt một nhánh nhỏ thì nó sẽ nhanh chóng phát triển thành một bụi nhỏ chỉ trong một tuần nếu điều kiện nước hợp lý. 

Để trồng rong đuôi chồn không cần đất nền thì bạn cần phải trang bị thêm cho bể bộ lọc tốt bởi cây thích dòng chảy mạnh. Nếu muốn cây phát triển nhanh hơn nữa thì bạn có thể bổ sung thêm phân kích rễ cho cây. 

Bạn có thể để rong đuôi chồn trôi nổi trên mặt bể, chúng sẽ tạo chỗ trốn tự nhiên cho cá con cũng như các loại cá nhỏ, nếu bạn không thích nữa thì chỉ cần đơn giản vớt cây ra là được. 

6. Tiểu bảo tháp

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Tiểu bảo tháp (lazada) khá giống so với rong đuôi chồn, lá của chúng mọc thành các cụm tròn xung quanh thân, tuy vậy càng về phía ngọn thì lá sẽ chia thành 3 nhánh thay vì chỉ 2 nhánh như rong đuôi chồn. Vậy nên tiểu bảo tháp sẽ có tán lá nhìn rộng và phồng hơn. 

Tiểu báo tháp không cần CO2 và có thể sống tốt trong điều kiện ánh sáng thấp miễn là nước bể có đủ dinh dưỡng để chúng hấp thụ. 

Bạn có thể trồng chúng xuống dưới nền hoặc thả nổi trên mặt nước nếu muốn. 

7. Rong đuôi chó cứng

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Loại rong kế tiếp mình muốn nhắc đến đó là rong đuôi chó cứng. Bạn có thể dễ dàng phân biệt loại rong này so với loại rong bên trên bởi lá của chúng dày, to và cứng hơn nhiều. 

Nó mọc nhanh và khỏe, bạn có thể thả nổi loại rong này trong bể để chúng giúp hấp thụ lượng dinh dưỡng và ánh sáng trong bể để hạn chế vấn đề về rêu hại. 

Mình nhắc lại rằng chúng lớn rất nhanh, khi bạn mới cho cây vào bể thì chúng sẽ lớn liên tục và tạo thành các bụi to. Một khi bể cạn dinh dưỡng thì cây cũng sẽ lớn chậm lại. 

Khi đó bạn sẽ phải lựa chọn giữa việc thêm phân nước cho bể để giúp các loài cây lớn nhanh phát triển hoặc chuyển sang các loại cây lớn chậm hơn như là ráy, dương xỉ hoặc bucep. 

8. Cây sunset

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Cây sunset (lazada) có ngoại hình khá là độc đáo với vân lá trắng trên lá xanh/ cam đỏ.  

Cây sunset là loài cây sống khỏe, chúng là loài cây có thể lên màu dễ nhất mà không cần đến CO2. Cây sunset có thể sống trong hầu hết mọi điều kiện môi trường: Tốt nhất là ở nhiệt độ từ 18 đến 28 độ C và độ pH rơi vào khoảng 5 đến 8 với nước hơi cứng một tẹo. 

Cây không cần nhiều ánh sáng cũng như CO2. Tuy nhiên, nếu được chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ thì cây sẽ lớn nhanh và lên màu rực rỡ hơn nhiều. Khi không có CO2, cây sẽ hơi nhạt màu như là bị thiếu chất, tuy cây vẫn sống khỏe. 

Cây thường phát triển nhanh theo chiều ngang và bò trên nền bể nếu được cung cấp đủ ánh sáng. 

9. Vảy ốc xanh

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Vảy ốc (lazada) là lựa chọn đầu tiên của nhiều người khi họ định trồng một bể phong cách hà lan. Loài cây này có nhiều màu sắc khác nhau, bạn có thể mua được vảy ốc đỏ, vảy ốc cam,… và phổ biến nhất cũng như dễ sống nhất là loại vảy ốc xanh. Vảy ốc xanh và các loại vảy ốc khác nói chung là loại cây có lá nhỏ, nếu được cắt tỉa tốt sẽ mọc thành những bụi vô cùng đẹp. Chúng có thể sống được mà không cần nhiều ánh sáng cũng như CO2. 

Cây có thể hấp thụ dinh dưỡng dư thừa và có hiệu quả lọc nước tốt kể cả trong điều kiện không có nhiều ánh sáng cũng như không gian sống. 

10. Cây thủy cúc

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Cây thủy cúc (lazada) có thể được trồng và tạo bố cục cho nhiều loại bể với nhiều phong cách khác nhau tùy theo sở thích khác nhau. Hơn hết nữa, nó cũng là loại cây dễ sống, sống khỏe và mọc nhanh, không cần CO2. Cây thủy cúc cũng có khả năng lọc nước và hấp thụ dinh dưỡng dư thừa trong nước tốt. 

Bạn lưu ý là cây thủy cúc sẽ nhìn đẹp trong những bể cá to hơn bởi cây có thể mọc cao và rộng, lá cây cũng mọc thành các tán lớn. 

Dù cho việc chăm sóc cây sẽ dễ nhưng bạn cần lưu ý rằng lá cây sẽ dễ bị rữa khi bạn mua và mới trồng nó vào trong bể. Nhưng một khi cây đã qua giai đoạn đó thì lá non sẽ mọc lên rất nhanh.

11. Đại liễu

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Cây đại liễu (lazada) là loại cây thủy sinh phù hợp cho người mới nuôi bởi vì chúng không yêu cầu chăm sóc nhiều. loài cây này có thể thích nghi với mọi điều kiện môi trường khác nhau, có thể sống tốt kể cả khi không có nhiều ánh sáng cũng như CO2. Cây đại Liễu là loài cây cắt cắm có thể mọc thành những bụi to và cao. Vậy nên bạn cần phải có bể cá ít nhất là 30 lít để loại cây này có đủ không gian để phát triển. Lợi ích của cây đại Liễu là chúng sẽ mọc nhanh hấp thụ nhiều nitrat và amoniac giúp lọc nước cho cá. Ngoài ra cây đại liệu cũng giúp kiểm soát vấn đề rêu hại ở trong bể. Trong điều kiện môi trường lý tưởng cái đại liệu sẽ lớn rất nhanh vậy nên bạn cần phải cắt tỉa cây ít nhất là một lần mỗi tuần, để giúp cây không mọc quá cao.

12. Cây lệ nhi

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây cắt cắm không cần dùng CO2 thì cây lệ Nhi (lazada) là lựa chọn tuyệt vời. Loài cây đến từ phía Nam Mỹ này có thân mọc thẳng với lá nhỏ và tròn. Chúng không cần CO2 để phát triển nhưng thêm phân nước sẽ giúp cây mọc nhanh và to hơn .

Cây lệ nhi có thể sống trong điều kiện ánh sáng thấp. Khi được chiếu sáng mạnh thì lá cây sẽ chuyển màu vàng cam. Giống hầu hết các loại cây thủy sinh cắt cắm khác, cây lệ nhi sẽ có lá cạn khác với lá nước. Khi bạn mua chúng ngoài cửa hàng thủy sinh và trồng chúng vào trong bể thì những lá cạn sẽ rữa dần. Sau đó là nước sẽ dần mọc lên. Lá cạn sẽ rụng dần cho đến khi phía dưới của thân cây chỉ còn những cành trơ trụi. Khi đó bạn cần phải ngắt ngọn và trồng lại chúng xuống dưới nền. Cây mọc khá nhanh nên bạn cũng cần phải cắt tỉa thường xuyên nếu bạn muốn chúng mọc thành bụi dày hơn.

13. Diệp tài hồng lá táo

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Tân đế tài hồng (lazada) hay diệp tài hồng lá đỏ là loại cây màu đỏ phổ biến. Chúng cũng là loài cây đỏ nhất bạn có thể trồng được mà không cần phải bơm CO2 vào trong bể. Chúng có màu sắc đỏ rực ở cả trên lá và thân cây. Miễn là cây phát triển khỏe mạnh thì chúng sẽ có màu đỏ. 

Tân đế tài hồng là loài cây lớn nhanh và cao. Vậy nên bạn nên trồng cây ở hậu cảnh. Bạn cũng cần phải cắt tỉa cây thường xuyên. Bạn hãy chăm chỉ cắt phần ngọn để giúp cây có thể mọc thành các bụi rậm và hấp dẫn hơn. 

14. Cây thủy sinh láng xoắn

Cây thủy sinh hậu cảnh không cần CO2

Cây láng xoắn là một loại cây đặc biệt, nếu bạn đang muốn tìm một loài cây mới lạ để trồng trong bể thủy sinh ở vị trí hậu cảnh. Cây cần ánh sáng trung bình đến cao và không cần CO2. Tuy vậy, thêm CO2 sẽ giúp cây mọc nhanh, cao và to hơn. 

Cây có nguồn gốc tại Trung Phi. Nhờ vẻ đẹp, cộng với những chiếc lá xoắn nhỏ nhìn như những chiếc xúc tu, láng xoắn cũng là một loài cây thủy sinh phổ biến, được tìm mua nhiều dù giá thành sẽ hơi đắt hơn so với các loại cây thủy sinh khác. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *