aquasetup

Cây cắt cắm bị thối thân: 4 nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục

Cây cắt cắm bị thối gốc

Thông thường cây cắt cắm đều là loại cây dễ trồng, phát triển nhanh. Tuy vậy, đôi khi cây có thể gặp nhiều vấn đề ngoài ý muốn như là phần thân cây phía dưới bị vàng lá, rụng lá và thối dần. Trong bài viết này, mình sẽ nói về 4 nguyên nhân khiến cho cây bị thối thân và cách chữa trị. 

Các nguyên nhân khiến cây cắt cắm bị thối gốc:

1. Do bể mới làm

Có nhiều vấn đề xảy ra nếu bể của bạn mới làm và bạn mới trồng cây vào bể. Trong số đó là cây có thể mất thời gian để làm quen với môi trường mới. Trong hầu hết trường hợp thì lá cũ của cây sẽ bị rữa và cây sẽ nhanh chóng mọc lá nước mới sau đó. Trong một số trường hợp các thì cả lá cũ và thân cây sẽ bị rữa, thối nếu quá trình vận chuyển, làm quen môi trường mới diễn ra không tốt. Nếu tình trạng này kéo dài lâu thì cây có thể sẽ bị chết. 

Trong trường hợp này thì bạn không làm gì được ngoài chờ đợi để cây có thể làm quen được với môi trường bể mới. 

2. Cây bị thiếu dưỡng

Cây thủy sinh có thể vàng lá ở gốc, thối thân khi bị thiếu dưỡng. Đó có thể là các nguyên tố đa lượng như Nitơ, Canxi, Magie, Kali hoặc vi lượng như là Sắt. Khi cây gặp vấn đề về dinh dưỡng, chúng sẽ không thể tổng hợp được diệp lục để có thể tạo ra màu xanh được. Thông thường thì vấn đề rụng lá già ở gốc, thối gốc xảy ra là do cây bị thiếu nito và phốt phát. 

Tình trạng cây thiếu Nitơ xảy ra rất nhiều tại các bể của người mới nuôi. Bạn có thể đã vô tình thay nước quá nhiều, do đó cũng vô tình lấy hết nguồn Nitơ để cho cây phát triển. Cây có thể lấy được Nitơ từ dinh dưỡng của phân nền hoặc từ các chất thải hữu cơ trong bể. Thay nước nhiều trong trường hợp này chỉ tốt cho cá nhưng sẽ gây hại cho cây, kể cả khi bạn thêm phân nước đều đặn. 

Cách giải quyết

Khi nuôi bể thủy sinh trong khoảng thời gian dài thì bể sẽ bị cạn dưỡng. Đây là thời điểm bạn nên sử dụng thêm phân nước. Mặc dù thức ăn, phân cá cũng có thể cung cấp cho cây thủy sinh một phần nhưng lượng dinh dưỡng đó sẽ không bao giờ đủ. 

Nếu không biết rõ cây đang bị thiếu hụt loại dưỡng gì thì bạn có thể mua loại phân nước all in one (lazada) để bổ sung toàn bộ lượng dưỡng cần thiết cho cây. Tuy nhiên, việc thêm phân nước cho bể cũng có thể khiến cho rêu hại phát triển. Trong trường hợp này bạn cần giảm lượng phân nước cho thêm, giảm ánh sáng và đồng thời giảm thời lượng chiếu sáng cho bể. 

3. Cây bị thiếu ánh sáng

Giống như cây cối bình thường, cây thủy sinh vẫn cần ánh sáng để quang hợp. Một số loại cây cần ít ánh sáng, một số thì cần nhiều nhưng trung bình thì cây cần phải có từ 8-11 tiếng chiếu sáng một ngày để có thể phát triển. Đặc biệt là các loại cây cắt cắm phát triển nhanh thì càng cần nhiều ánh sáng. Khi nhận được quá ít ánh sáng thì phần lá và thân cây phía dưới có thể bị vàng và chết, thối dần. 

Kể cả khi bể của bạn có đầy đủ dinh dưỡng, nước sạch thì cây cũng không thể tận dụng được nếu được chiếu sáng quá ít. Bạn cần phải có một chiếc đèn thủy sinh chuyên dụng và chiếu sáng cho cây ít nhất 6-8 tiếng đều đặn mỗi ngày. Bạn cũng nên sắm một chiếc ổ cắm hẹn giờ (lazada) để có thể kiểm soát thời gian chiếu sáng tốt hơn.

Tùy thuộc vào loại cây mà nhu cầu ánh sáng của chúng có thể khác nhau. Bể bạn càng trồng nhiều cây thì chúng càng cần nhiều ánh sáng. Hơn hết nữa là bạn cần phải sử dụng loại đèn thủy sinh chuyên dụng để có thể cung cấp cho cây loại ánh sáng phù hợp để phát triển. 

Xem thêm: Điểm khác biệt giữa đèn thủy sinh và đèn led thường. 

4. Cây bị già

Đôi khi, tình trạng cây cắt cắm bị chết lá và thối phần thân dưới là hoàn toàn bình thường nếu bạn đã nuôi cây được trong vòng vài tháng. Cây thủy sinh cắt cắm không giống như các loại cây thông thường, chúng giống như là thảo mộc, rau hơn. Bạn cần phải liên tục ngắt ngọn và trồng lại để cây có thể phát triển bình thường. 

Theo thời gian, phần thân dưới và lá cây có thể chết. Thông thường thì bạn chỉ có thể tỉa cây được khoảng 3 lần, sau đó thì bạn nên ngắt ngọn để trồng lại. Cây cắt cắm là loại cây phát triển nhanh vậy nên cần chế độ chăm sóc nhiều hơn. 

Cách ngắt ngọn như sau:

  • Cắt 10-15cm phần cây phía trên
  • Cắt bỏ phần rễ già và gốc già
  • Thêm phân nhét phía dưới đáy nền
  • Trồng lại cây xuống dưới nền
  • Thay nước để loại bỏ cặn bẩn

Khi ngắt ngọn trồng lại cây thì nhiều người thường bỏ qua bước cho thêm phân nước. Nếu bạn không bổ sung thêm phân nhét mỗi lần ngắt ngọn thì cây sẽ bị thiếu chất và mọc yếu hơn, có thể sẽ chết dần. Nếu bạn chăm sóc cho cây cắt cắm thường xuyên, bạn có thể giúp cho cây luôn mạnh khỏe, luôn mọc thành bụi dày cho bể. Nếu bạn muốn những loại cây ít cần chăm sóc nhiều thì bạn có thể cân nhắc nuôi những loài cây mọc chậm như là bucep, dương xỉ, ráy,..

Xem thêm: Các loại cây mọc chậm.

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *