Trân châu ngọc trai có thể được nói là loại trân châu dễ trải nền dễ nhất, dễ hơn trân châu cuba nhiều. Tuy vậy chúng vẫn là loại cây khó tương đối nhưng không phải là không thể trồng được nếu thiếu CO2. Thông thường, cây sẽ cần phải có CO2, ánh sáng và dinh dưỡng để có thể phát triển một cách tốt nhất. Khi không có CO2 thì bạn phải kiểm soát các yếu tố còn lại kĩ hơn mà thôi.
Ảnh trên là ảnh trân châu ngọc trai mà không có CO2, vậy nên rõ ràng bạn có thể làm được. Trân châu ngọc trai nếu không dùng CO2 để trồng có thể sẽ mất nhiều thời gian để phát triển, cây cũng có thể bị vàng lá hoặc mọc cao nếu môi trường sống không tốt.
Trong bài viết này mình sẽ nói những điều bạn cần lưu ý và các bước để trồng trân châu ngọc trai mà không dùng CO2.
2 vấn đề bạn sẽ gặp phải khi muốn trồng cây trải nền mà không dùng CO2
Trồng cây trải nền mà không dùng CO2 cũng giống như tập lên cơ mà không ăn thức ăn giàu protein vậy. Bạn có thể làm được nhưng mà sẽ khó hơn. Trong trường hợp này thì bạn cần phải để ý đến một số yếu tố sau:
Ánh sáng
Cây trân châu ngọc trai cần ánh sáng đầy đủ để có thể mọc và phát triển lan dưới đáy bể. Tuy nhiên, nếu không dùng CO2 thì bạn sẽ rất dễ bị rêu hại nếu chiếu sáng quá nhiều.
Nguồn CO2 tự nhiên
Trong tự nhiên, CO2 luôn có sẵn trong nước nhưng tại bể cá nuôi trong nhà, không có nguồn CO2 bơm từ bình thì cây sẽ bị thiếu hụt CO2 trong nước để phát triển. Nguồn CO2 duy nhất của cây là nhờ trao đổi khí ở mặt nước. Bạn có thể thay nước đều đặn, vừa để loại bỏ chất độc hại, vừa để cung cấp thêm CO2 từ nguồn nước mới cho cây.
Làm quen nước cho cây
Bước mới trồng cây trong bể là bước khó khăn nhất. Khi mới mua về và trồng cây xuống dưới nước cây cũng sẽ bị stress giống như cá và tép. Do đó tỉ lệ sống sót của cây cũng sẽ bị giảm xuống theo. Trân châu ngọc trai thường bị rữa lá trong một vài tuần đầu khi mới trồng tại bể. Lý do là cây thường được trồng trên cạn, khi trồng xuống dưới nước thì lá cũ sẽ cần thời gian để làm quen hoặc chết đi để lá mới mọc lên.
Cách dễ nhất để trồng cây trân châu ngọc trai trải nền mà không có CO2
1. Sử dụng bể nông
Các loại bể nông, từ 35cm trở xuống có thể giúp cho cây lấy ánh sáng từ đèn thủy sinh tốt hơn, tránh việc bạn phải bật đèn quá nhiều và làm rêu hại phát triển.
Bể nông cũng có mặt nước rộng so với thể tích hơn các loại bể khác, giúp việc trao đổi không khí diễn ra hiệu quả hơn. Do đó bể có thể lấy được CO2 từ không khí tốt hơn và giúp trân châu ngọc trai có thể mọc được mà không cần bơm CO2
2. Dùng nền hạt nhỏ
Bạn biết bạn có thể trồng cây thủy sinh bằng đất trồng rau bình thường chứ? Bạn có thể dùng các loại đất trồng rau hoặc đất nền thủy sinh chuyên dụng để trồng cây, tránh sử dụng các loại sỏi hoặc cát để trồng cây bởi chúng thiếu dinh dưỡng cũng như các loại chất hữu cơ khác để cây có thể hấp thụ và phát triển.
3. Cho cây làm quen với nước
Nhiều loại cây không thể phát triển không phải bởi vì điều kiện trong bể không đủ hoặc không đúng. Mà lý do bởi cây không thể sống được sau quá trình di chuyển từ bể này sang bể kia, với thông số nước quá khác nhau. Tình trạng dễ xảy ra nhất có thể là lá cây sẽ bị rữa.
Bạn nên đảm bảo rằng bể cá đã được cycle đầy đủ trước khi trồng cây. Ngoài ra, nếu có thể thì bạn hãy đi mua trân châu ngọc trai trực tiếp thay vì đặt trên mạng để tránh tình trạng cây bị vận chuyển quá xa và bị stress.
4. Chiếu sáng mạnh hơn.
Việc chiếu sáng mạnh đi kèm với nhiều rủi ro. Để có thể chiếu sáng nhiều thì bạn cũng cần phải thay nước thường xuyên hơn để có thể cắt nguồn thức ăn của rêu hại. Bạn có thể bắt đầu bằng việc chiếu sáng 8 tiếng một ngày. Sau đó tăng dần lên, nếu bắt đầu thấy rêu hại thì bạn hãy thay nước nhiều hơn. Nếu thấy rêu hại vẫn phát triển thì hãy giảm bớt cường độ chiếu sáng đi. Mục tiêu bạn cần đạt được là tìm được thời gian chiếu sáng nhiều nhất có thể.
Sử dụng đèn thủy sinh chất lượng tốt cũng giúp kích thích cây phát triển tốt hơn. Bạn nên sử dụng các loại đèn WRGB như Week raptor (lazada) để có thể cung cấp quang phổ đúng cho cây thủy sinh. Các loại đèn chất lượng thấp hoặc đèn led thường sẽ không thể cho cây đủ ánh sáng màu giống như ánh sáng mặt trời được. Nếu đèn không có chức năng hẹn giờ thì bạn có thể mua ổ cắm hẹn giờ (lazada) để kiểm soát thời gian chiếu sáng tốt hơn.
5. Trồng cây theo cụm nhỏ
Cây nên được trồng rải khắp nên theo cụm nhỏ, bé thay vì cụm lớn như trên nhiều video hướng dẫn trên mạng.
Trồng cây theo cụm nhỏ sẽ giúp chúng lấy ánh sáng, dinh dưỡng tốt hơn và cây có thể phát triển gốc tốt hơn so với trồng theo cụm to.
6. Thay nước thường xuyên hơn
Việc thay nước thường xuyên hơn có thể sẽ giúp bù đắp lượng CO2 bị thiếu hụt trong bể. Bằng cách cung cấp nguồn nước mới thường xuyên bạn cũng có thể cho cây có được lượng CO2 tự nhiên để sống. Bạn nên thay 10-15% lượng nước bể mỗi 4 ngày. Bạn nên tránh việc thay nước quá nhiều. Làm vậy có thể giết cá cũng như các loài cây thủy sinh, bao gồm cả trân châu ngọc trai.
Lưu ý
Nhiều loài cá tầng đáy như là cá chuột sẽ có xu hướng sục nền. Chúng có thể sẽ làm bật hết gốc trân châu ngọc trai mới trồng khi cây chưa kịp phát triển rễ. Hoặc đôi khi dòng chảy quá mạnh hướng xuống dưới nhiều khi cũng làm bật rễ cây trước khi cây kịp phát triển.
Kết lại
Bạn có thể trồng trân châu ngọc trai bằng cách sử dụng bể nông, nền hạt nhỏ, chiếu sáng cho cây mạnh, trồng cây theo cụm nhỏ và thay nước đều đặn. Khi không có CO2 thì bạn phải kiểm soát tốt ánh sáng, dinh dưỡng cũng như dòng chảy tốt trong bể để cây có thể lấy được CO2 và dinh dưỡng tự nhiên trong nước.
Nếu cảm thấy việc trồng trân châu ngọc trai không CO2 khó thì bạn có thể tham khảo các loại cây tiền cảnh không cần CO2 khác.