aquasetup

Cách trị nấm, nhiễm khuẩn da, ký sinh trùng cho cá bằng muối

Mục lục

Cách trị nấm cho cá bằng muối

Bạn nên sử dụng muối để trị bệnh cho cá nước ngọt không? Một số người luôn cho một ít muối vào bể để phòng bệnh, một số khác thì chỉ sử dụng muối để chữa bệnh. Muối nếu được sử dụng đúng có thể là liều thuốc tiết kiệm cũng như vô cùng hiệu quả để chữa trị các bệnh như là nấm, ký sinh, nhiễm trùng trên cá. 

Tuy vậy, bạn cần lưu ý là mỗi loài cá hoặc cây thủy sinh đều có khả năng chịu đựng độ mặn khác nhau. Hầu hết cây thủy sinh và ốc đều không thể sống tốt được nếu trong nước có muối. Bạn cũng có thể sẽ dễ dàng cho quá liều muối, từ đó sẽ giết hết mọi thứ trong bể bao gồm cây, cá và hệ vi sinh. 

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng muối cho cá hiệu quả nhất. 

Muối hoạt động như thế nào

Muối có thể giết được sinh vật, vi khuẩn và nấm bằng cách hút nước. Khi độ mặn của nước tăng lên thì nước từ nơi có nồng độ muối thấp hơn sang nơi có nồng độ cao hơn. Tức là khi đó nước trong vi khuẩn, nấm và kí sinh sẽ bị hút ra ngoài nhanh hơn so với cá bởi cá có kích thước lớn hơn và trong người có nhiều nước hơn. Khi đó các loại nấm, vi khuẩn và loài ký sinh sẽ chết trước khi cá bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đôi khi sẽ có những loại vi khuẩn và ký sinh chịu được nồng độ muối cao, khi đó bạn cần phải tìm biện pháp chữa trị khác. 

Muối có nhiều công dụng khác nhau. Một trong số đó là chức năng kháng khuẩn, kháng nấm. Muối có thể diệt các loại mầm bệnh ngoài da cho cá. Hai đó là muối có thể giúp điều hòa thẩm thấu cho cá. Ba là muối cũng có tác dụng khử nitrite, có thể giúp chữa trị cá bị ngộ độc ammonia hoặc là nitrite.

Muối là thuốc chữa bệnh tốt và nó có thể chữa một số loại bệnh. Tuy nhiên không có nghĩa là bạn phải cho muối vào bể chính của bạn.

Tuy rằng muối có nhiều lợi ích, chúng có thể làm giảm mức độ hòa tan oxy của bể cá. Có nghĩa là những loài cá đang bị khó thở do bị bệnh sẽ càng khó khăn hơn trong việc lấy oxy trong nước. Hơn hết nữa muối có thể giết một số loài cây như là các loài dương xỉ thủy sinh.

Xem thêm: Có nên cho muối vào bể cá không?

Cách sử dụng muối để chữa bệnh

Có nhiều cách để bạn có thể sử dụng muối, đó là sử dụng bể nuôi riêng để chữa bệnh lâu dài cho cá. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng phương pháp tắm muối cho cá.

Cách 1: Sử dụng bể nuôi riêng

Đầu tiên là bạn hãy chọn mua muối tinh, không sử dụng các loại muối ăn hoặc là muối để nuôi cá biển. Để chữa bệnh cho cá thì bạn nên sử dụng một bể riêng thay vì cho muối trực tiếp vào bể cá chính. 

Cách chữa trị cho cá bị nấm, kí sinh hoặc nhiễm khuẩn bằng muối như sau:

Đợt 1 (5 ngày): với mỗi 1 lít nước thì bạn bỏ 1g muối. Trong bước này thì bạn hãy cho một lượng nhỏ muối như bên trên, đồng thời bật lọc và sủi oxy cho cá. Quan sát trong vòng 5 ngày, nếu cá vẫn chưa khỏi thì bạn hãy tiến hành bước 2. 

Đợt 2 (10 ngày): với mỗi 2 lít nước thì bạn cho thêm 1g muối. Tại bước này bạn tăng liều lượng muối thêm nếu cá vẫn chưa khỏi bệnh. Nồng độ muối tại thời điểm này sẽ có thể ảnh hưởng đến cá một tẹo. Quan sát cá trong vòng 10 ngày, nếu cá vẫn chưa khỏi thì tiến hành thực hiện bước 3. 

Bước 3 (5-10 ngày): với mỗi 2 lít nước thì bạn cho thêm 1g muối. Bạn lưu ý là có một số loài cá đặc biệt nhạy cảm với muối (xem thêm bên dưới) vậy nên nếu bạn chữa trị cho chúng thì hãy dừng ở bước 2. 

Bước 4: Khi cá đã khỏi bệnh thì hãy thay 25-30% nước bể chữa bệnh bằng nước ở bể chính và đợi khoảng 2 ngày sau đó tiếp tục thay 25-30% lượng nước. Sau khoảng 1 tuần thì hãy di dời cá lại vào bể chính. 

Cách 2: Tắm muối cho cá

Bạn có thể sử dụng biện pháp tắm muối nếu không có bể nuôi riêng hoặc để chữa trị cá bị ngộ độc nitrite/ammonia. Cách dùng như sau:

  • Cho 1g muối mỗi 1 lít nước (tương đương độ mặn 0.1%). Khuấy hoặc sử dụng sủi để cho muối tan nhanh hơn.
  • Để chữa cho cá bị ngộ độc ammonia/nitrite thì bạn cần pha độ mặn là 0.3%, tương đương 3g muối cho mỗi 1 lít nước.
  • Nhẹ nhàng vớt cá, cho vào bể muối trong vòng 10-30 phút. Trong thời gian này bạn nên quan sát kĩ cá. Trong trường hợp thấy cá có biểu hiện khó thở, stress bạn cần nhấc cá và để lại bể chính.
  • Sau 10-30 phút thì bạn hãy vớt cá ra và nhẹ nhàng cho lại vào bể chính.
  • Tắm muối cho cá 2-3 lần cho cá mỗi ngày cho đến khi chúng khỏi bệnh.

Cách phòng tránh bệnh 

Để phòng chống trường hợp cá bị bệnh về nấm, nhiễm khuẩn hay ký sinh về sau thì trước khi bạn mua bất kỳ thứ gì, bao gồm cá, tép và cây cối thì bạn cần phải cách ly chúng ra bể riêng trong vòng 4-5 ngày nếu bạn muốn an toàn. 

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể và muốn cách ly cá lâu vậy đúng không? Ít nhất là bạn hãy mua cá, cây cối hoặc tép ở các cửa hàng uy tín, cá tép và cây đã được dưỡng đầy đủ. Tại đó khi mua về họ cũng đã thực hiện các bước cách ly, khử trùng và dưỡng cá cẩn thận trước khi bán rồi. 

Ngoài ra thì bạn hãy giữ cho bể luôn sạch, sử dụng bộ lọc tốt và thay nước cho bể thường xuyên. Cụ thể là thay 10-15% lượng nước trong bể mỗi tuần. Khi sống trong môi trường nước sạch và được chăm sóc thường xuyên, cá sẽ khỏe mạnh hơn và đồng thời cũng phát triển được hệ đề kháng khỏe. Hệ đề kháng của cá khỏe mạnh có thể giúp phòng tránh được vô số vấn đề có thể phát sinh về sau

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *