aquasetup

Cách tạo oxy cho cá không cần máy

Mục lục

Cách tạo oxy cho bể cá không dùng máy

Bạn muốn một bể cá đơn giản nhất có thể? Hoặc bạn nhận thấy cá đang bị thiếu oxy và cần bổ sung oxy khẩn cấp? Nếu bạn không sở hữu máy sủi oxy thì hãy theo dõi bài viết này, tôi sẽ nói cho bạn các cách để tạo oxy cho cá mà không cần sử dụng máy. 

Trong trường hợp khẩn cấp bạn có thể cung cấp oxy cho bể cá bằng cách rót nước từ trên cao xuống bể. Bạn có thể thay 50% lượng nước trong bể nếu lượng oxy bị xuống quá thấp.

Trong trường hợp khẩn cấp, bể bạn có thể bị giảm oxy đột ngột. Biểu hiện của tình trạng này là cá ngoi lên trên mặt nước để cố thở lấy oxy. Hoặc cá bắt đầu tụ tập nhiều hơn ở gần khu vực đầu ra của lọc nước cũng là biểu hiện cho cá bị thiếu oxy.

Nếu bạn không muốn sử dụng máy sục oxy cho bể cá thì cũng có nhiều cách khác để đảm bảo bạn có đủ oxy cho bể.

Thiếu hụt oxy trong thời gian dài có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cá, khiến cho chúng bị stress và suy giảm tuổi thọ nhanh chóng. Rêu tảo có hại cũng sẽ phát triển mạnh khi bể bị thiếu oxy và không có đủ dòng chảy trong bể.

Những khái niệm bạn cần biết

Trước khi bàn luận về vấn đề tạo oxy trong nước mà không cần máy, bạn cần hiểu về độ quan trọng của việc trao đổi oxy trên mặt nước và dòng chảy trong bể.

Trao đổi oxy ở mặt nước là khi nước hấp thụ oxy từ không khí tại mặt nước và giải phóng CO2. Quá trình này sẽ xác định lượng oxy hòa tan trong nước.

Dòng chảy tốt sau đó sẽ giúp cho nước giàu oxy có thể chảy đều xung quanh bể. Bể cần có dòng chảy mạnh để có thể có lượng oxy hòa tan trong nước cao. Đó là lý do khu vực nước tù có rất ít oxy.

Cách tạo oxy cho cá không cần máy

Thường thì nhiều người sẽ không thích cắm quá nhiều thiết bị vào trong bể cá. Họ đôi khi thích bể cá đơn giản hơn, máy sủi là thứ đầu tiên được xem xét để loại bỏ.

Công dụng của máy sủi là chúng tạo ra hàng ngàn hạt bong bóng nhỏ một lúc, một phần nhỏ oxy trong bong bóng đó sẽ hòa tan vào nước, phần còn lại sẽ bay lên mặt nước và giúp làm gia tăng trao đổi khí ở mặt nước, khiến cho quá trình này trở nên hiệu quả hơn.

Nếu bạn quyết định không sử dụng máy sủi thì bạn cần để ý đến nhiều thứ khác hơn để có thể duy trì lượng oxy tốt cho bể. Dưới là một số cách:

1. Trồng thêm cây

tạo oxy cho bể cá không dùng máy
Rong đuôi chồn là loài cây dễ trồng và có thể cung cấp oxy cho bể cá

Cây cối trong bể cá là nguồn oxy tự nhiên tốt, đồng thời chúng cũng giúp hấp thụ CO2 và NO3 trong nước. 

Nếu bạn cảm thấy trồng cây trong bể cá khó khăn, bạn có thể cân nhắc nuôi một số loại cây sau:

Bạn không cần phải nuôi quá nhiều cây trong bể để có thể cải thiện lượng oxy. Thậm chí chỉ cần một vài cây ở giữa bể cũng có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể.

Xem thêm: Các loại cây thủy sinh không cần CO2 và đất nền

Các loài cây thủy sinh không thể giúp gì cho việc trao đổi oxy ở mặt nước nên bạn khó có thể cung cấp đủ oxy cho cá chỉ bằng trồng cây. Bạn cũng cần phải có những phương pháp khác để làm gia tăng dòng chảy nước và gia tăng hoạt động của mặt nước.

2. Sử dụng bộ lọc mạnh có chức năng tùy chỉnh mức dòng chảy

Lọc thác có thể cung cấp oxy cho bể cá rất tốt

Một bộ lọc tốt có thể thay thế hoàn toàn cho máy sủi oxy. Nguồn nước vào và ra của bộ lọc có thể tạo ra dòng chảy tốt đồng thời giúp làm biến động mặt nước để nước có thể lấy được thêm nhiều oxy hơn từ không khí.

Bạn cũng phải cân nhắc đến các loại cá được nuôi trong bể. Những loại cá bơi chậm thường sẽ thích dòng chảy yếu hơn và dòng chảy quá mạnh có thể khiến chúng bị stress.

Xem thêm: các loài cá thích dòng chảy mạnh

Nếu bạn đang tìm cách tạo oxy cho cho cá betta thì dùng lọc có dòng chảy mạnh là lựa chọn không hợp lý. Cá betta là loài thích nước tĩnh. Nhưng nếu bạn sở hữu những loài cá thích có dòng chảy thì hãy tận dụng nó.

Để đảm bảo hoạt động của lọc thì hãy nhớ vệ sinh lọc thường xuyên. Bụi bẩn, cặn từ bể cá có thể đọng lại theo thời gian và khiến cho bộ lọc bị tắc.

Nếu bể của bạn có kích thước trung bình hoặc nhỏ, bạn có thể cân nhắc sử dụng lọc thác. 

Bất kì loại lọc thác nào cũng giúp làm xáo trộn mặt nước và là biện pháp tuyệt vời để thay thế cho sủi oxy.

Bạn để nước rơi càng cao thì càng nhiều lượng oxy có thể được hòa tan vào trong bể. Đây là cách tốt để làm gia tăng oxy cho những bể sâu, bể cubic hoặc bể nano, mini.

Xem thêm: so sánh lọc hbl và xbl, đâu là loại lọc tốt hơn?

Nếu bạn có bể cá kích thước nhỏ hơn 60cm thì bạn nên chọn loại lọc như hbl (link lazada) hoặc xbl (link lazada).

3. Gia tăng chuyển động của mặt nước

Làm xáo động bề mặt nước sẽ giúp cho lượng oxy trao đổi với không khí được diễn ra nhiều hơn. Bằng việc gia tăng chuyển động mặt nước bạn đồng thời cũng giúp dòng chảy nước trong bể được tốt hơn.

4. Phễu lily pipe

tạo oxy cho bể không cần máy
Phễu lily pipe giúp làm gia tăng chuyển động mặt nước

phễu lily pipe là một loại phễu được gắn vào đầu ra của lọc, giúp làm gia tăng tối đa chuyển động mặt nước. Những cái phễu này không chỉ giúp trao đổi oxy của bể tốt hơn mà chúng cũng khiến cho nước chuyển động vô cùng đẹp mắt

Dưới là video hoạt động của phễu lily

5. Gia tăng bề mặt nước

Bề mặt nước càng rộng thì lượng oxy hòa tan được lấy từ không khí càng nhiều. Vậy nên, nếu bạn không có ý định sử dụng máy sủi oxy thì bạn có thể chọn mua một cái bể rộng và nông thay vì mua bể sâu. Đây cũng là những loại bể thích hợp để nuôi cá betta. Cá betta đặc thích những khu vực có mặt nước rộng và tĩnh.

6. Thay nước/ đổ nước từ trên cao (trong trường hợp khẩn cấp)

Nếu bạn nhận thấy cá có dấu hiệu bị thiếu oxy thì bạn cần phải hành động nhanh. 

Trong trường hợp này, nếu bạn không có máy sủi oxy thì bạn cần lấy một vật đựng nước, có thể là chai nhựa hoặc cốc. Sau đó bạn lấy nước từ bể cá và đổ nước dần dần từ trên độ cao tương đối xuống. 

Làm như vậy vài lần và thay nước cho bể cho đến khi bạn thấy cá có dấu hiệu bình thường trở lại. 

Kết luận

Bạn hoàn toàn có thể không cần sử dụng máy sủi oxy khi làm bể, đặc biệt là nếu bạn định làm một bể thủy sinh.

Bạn chỉ cần nuôi cây cối với mật độ trung bình cộng với có một bộ lọc phù hợp với kích thước bể là bạn có thể cung cấp được lượng oxy cho cá cần.

Trong trường hợp phát hiện ra cá bị thiếu oxy, nếu không có sủi oxy thì bạn có thể sử dụng một cái cốc và đổ nước từ trên cao xuống một cách từ từ, lặp lại cho đến khi cá có dấu hiệu bình thường trở lại. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *