aquasetup

Có nên sử dụng lọc phụ bể cá không? Những lưu ý khi sử dụng lọc phụ

Mục lục

có nên dùng lọc phụ không?

Máy lọc đóng vai trò gần giống như là trái tim của bể cá cảnh vậy. Chúng giúp cung cấp nước sạch giàu oxy đi khắp bể cá, giúp môi trường bể luôn ổn định và không bị tích tụ chất gây hại. 

Vậy nên chọn đúng loại lọc và sử dụng lọc đúng cách có thể có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bể. 

Thông thường, không có quy tắc nào quy định bạn chỉ được sử dụng một lọc cho một bể. Nếu cảm thấy nước không được lọc đủ thì bạn có thể sử dụng thêm một chiếc lọc phụ. 

Lọc phụ cho bể cá là gì?

Lọc phụ bể cá giống như tên gọi, là thiết bị chứa vật liệu lọc, giúp bổ sung thêm cho lọc chính trong trường hợp lọc chính không đủ hiệu suất lọc cho bể. 

Lọc phụ có hai loại, đó là lọc có bơm và lọc không có bơm. Lọc có bơm sẽ không làm cản dòng chảy trong bể do chúng được trang bị thêm bơm để hỗ trợ dòng nước. Loại lọc phụ có bơm này có thể được sử dụng làm một lọc mini độc lập. 

Loại lọc phụ thứ hai sẽ phổ biến hơn, đó là lọc phụ không có bơm. Lọc không có bơm sẽ làm giảm dòng chảy của lọc chính. Vậy nên bạn chỉ nên sử dụng lọc phụ không bơm khi mà lọc chính của bể có hiệu suất lọc lớn hơn so với nhu cầu của bể cá. 

Chức năng của lọc phụ

Lọc phụ có thể có nhiều chức năng, bạn có thể sử dụng lọc phụ trước lọc chính để giúp cản cặn bẩn. Bằng cách sử dụng lọc phụ bạn có thể giúp lọc chính đỡ bị tắc, ít cần phải vệ sinh nhiều hơn. 

Ngoài ra, lọc phụ cũng có thể được sử dụng để chứa vật liệu lọc sinh học, tăng nơi sống cho vi sinh có lợi. Vi sinh có lợi là nhân tố giúp xử lý các chất có hại trong bể như là ammonia, nitrite.

Xem thêm về quá trình cycle bể cá. 

Khi nào bạn nên sử dụng lọc phụ?

Dưới là các trường hợp bạn nên xem xét sử dụng thêm lọc phụ

  • Cá tạo quá nhiều chất thải: Một số loài cá sẽ ăn nhiều và tạo nhiều chất thải hơn so với các loại cá khác. Các loại cá này có thể kể đến là cá vàng hoặc các dòng cá rô phi như cá ali. Khi bạn nuôi bể cá ali thì bạn cần phải nuôi nhiều cá. Lượng lớn cá kèm với chất thải sẽ tạo rất nhiều ammonia cho bể. Khi đó chỉ với một chiếc lọc sẽ không thể cung cấp đủ nơi chứa vi sinh. Khi đó bạn sẽ cần phải cân nhắc sử dụng thêm một chiếc lọc phụ. 
  • Lọc chính hay bị tắc: Thông thường, bạn chỉ cần phải rửa lọc một tháng một lần và lọc thường sẽ mất vài tháng mới bị tắc. Tuy nhiên, nếu bạn thấy dòng của lọc có dấu hiệu chậm lại khi chưa hết một tháng thì có thể do bể của bạn có quá nhiều chất bẩn. Khi đó bạn có thể sử dụng thêm lọc phụ để lọc bớt cặn bẩn. Khi bạn rửa thì bạn sẽ chỉ cần rửa lọc phụ và không cần phải rửa lọc chính. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian cũng như là tránh việc rửa hết vi sinh có trong lọc. 

Khi nào bạn không nên sử dụng lọc phụ?

Đôi khi lọc phụ là không cần thiết nếu:

  • Lọc của bể bạn không đủ mạnh: Khi đó thì bạn không nên sử dụng lọc phụ không có bơm. Nếu sử dụng lọc phụ thì dòng chảy của lọc sẽ bị yếu đi nhiều. Bạn có thể cân nhắc sử dụng lọc phụ có bơm. 
  • Khi lọc chính có thể xử lý hết được nước bể: Nếu lọc chính có thể xử lý hết được nước bể cá thì bạn không cần thiết phải mua thêm lọc phụ. Lý do là bởi hệ vi sinh nitrat hóa trong bể chỉ phát triển vừa đủ để ăn hết được lượng ammonia sản sinh từ bể mà thôi. Kể cả sử dụng thêm lọc, cung cấp thêm cho vi sinh không gian sống thì lượng vi sinh cũng sẽ không tăng thêm nữa. 

Cách lắp lọc phụ vào lọc chính

Trong trường hợp bạn muốn sử dụng lọc phụ để lọc cặn trước khi nước vào lọc chính thì bạn hãy lắp lọc phụ nối tiếp với lọc chính và đặt lọc phụ trước lọc chính. 

Trong lọc phụ bạn hãy sử dụng các loại mút lọc và bông lọc, cụ thể là các loại vật liệu lọc vật lý. 

Nếu bạn định dùng lọc phụ để cung cấp thêm nơi sống cho vi sinh thì bạn hãy lắp lọc phụ sau lọc chính. Lý do là bởi cặn bẩn từ nước có thể làm nghẽn vật liệu lọc sinh học, từ đó khiến cho vi sinh bị chết. Trường hợp này bạn hãy trang bị thêm cho lọc các loại vật liệu lọc sinh học như là gốm lọc, vật liệu lọc neo, matrix,…

Kết lại

Không phải bể nào cũng cần lắp thêm lọc phụ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn lắp thêm lọc phụ thì bạn cần phải đảm bảo lọc chính của mình đủ mạnh, tức là có dung tích lọc lớn hơn yêu cầu của bể. Nếu không thì bạn có thể trang bị thêm lọc phụ kèm bơm để tránh làm giảm dòng của lọc chính. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *