Nên dùng lọc thác hay lọc vi sinh là câu hỏi nhiều người đặt ra khi họ mới bắt đầu làm bể, thường là những bể có kích thước bé. Để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất thì bạn cần biết về ưu và nhược điểm của mỗi loại lọc, chức năng và cách sử dụng chúng. Lọc vi sinh được biết đến bởi độ bền và độ hiệu quả của chúng. Mặc khác thì lọc thác lại đẹp hơn vì chúng chiếm ít diện tích trong bể hơn. Thông tin so sánh của hai loại lọc được liệt kê phía bên dưới.
Đặc điểm | Lọc vi sinh | Lọc thác |
---|---|---|
Nguồn tạo dòng chảy | Sục khí | Mô tơ điện |
Lắp đặt và sử dụng | Dễ dàng | Phức tạp hơn |
Dòng chảy | Yếu hơn | Mạnh hơn |
Mức độ chăm sóc | Thường xuyên | Ít hơn |
Giá thành | Rẻ | Trung bình |
Về nguồn tạo dòng chảy
Một trong những điểm khác nhau nhất giữa lọc thác và lọc vi sinh là nguồn tạo dòng chảy cho lọc. Một chiếc lọc thác thông thường sẽ có dòng chảy tạo bởi sục khí, Giúp tạo oxy trong bể đồng thời giúp nước đi qua vật liệu lọc để có thể tạo nơi trú ẩn thích hợp cho vi sinh có lợi.
Mặt khác, lọc thác tạo dòng chảy bởi mô tơ điện. Sử dụng lọc thác có thể giúp bạn có thể phân chia ngăn lọc dễ dàng hơn và có thể sử dụng thêm cả vật liệu lọc hóa học như than hoạt tính.
Lọc vi sinh sẽ thiên về sử dụng những vật liệu lọc sinh học để có thể tạo được vi sinh có lợi cho bể tốt hơn.
Lắp đặt và sử dụng
Xét đến việc lắp đặt và sử dụng thì lọc vi sinh sẽ dễ dàng để có thể sử dụng hơn.
Khi bạn lắp đặt lọc vi sinh, bạn cần một máy sủi khí riêng và một ống khí để có thể dẫn khí vào trong bể, đồng thời cho thêm vật liệu lọc vào ngăn lọc. Một khi lắp xong thì bạn chỉ cần bật máy sủi là lọc sẽ hoạt động.
Mặc khác khi sử dụng lọc thác, bạn cần phải tính toán đến không gian bên ngoài bể để có thể treo lọc. Chúng sẽ không chiếm nhiều diện tích trong bể. Tuy nhiên, khi xảy ra mất điện hoặc khi bạn khởi động lại lọc thì bạn phải mồi nước để lọc có thể bắt đầu hoạt động trở lại.
Dòng chảy và tác dụng lọc
Một nhân tố khác quyết định đến việc bạn chọn lọc thác hay lọc vi sinh là dòng chảy của chúng. Đồng thời bạn cũng phải cân nhắc đến hiệu suất lọc nước của chúng, chúng lọc được những cái gì trước khi chọn mua.
Đối với lọc vi sinh thì chúng sẽ hút được hầu hết các loại vật liệu, rác hữu cơ lơ lửng trong bể và chúng chỉ hút được những hạt bụi bẩn nhỏ vào trong buồng lọc hữu cơ và dòng chảy của lọc vi sinh sẽ yếu hơn so với lọc thác. Vì lý do này, lọc vi sinh sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những bể cá mà bạn nuôi để chúng sinh sản hoặc bể tép. Bởi lọc vi sinh sẽ không hút tép con, cá con và chúng sẽ không tạo dòng chảy đủ mạnh để có thể khiến cá bị stress.
Mặc khác, lọc thác dùng tấm lọc đi kèm và các ngăn vật liệu lọc nhỏ để có thể loại bỏ bụi bẩn trong nước. Tuy nhiên, lọc thác không bị tắc nhanh như lọc vi sinh, vì vậy chúng không cần chăm sóc và rửa thường xuyên bằng. Lọc thác cung cấp dòng chảy mạnh hơn lọc vi sinh. Nếu bể của bạn nuôi cá hoặc các loại cây yêu cầu dòng chảy trung bình – mạnh thì bạn nên sử dụng lọc thác thay vì lọc vi sinh.
Mức độ chăm sóc
Hai loại lọc sẽ có mức độ chăm sóc khác nhau. Bởi nguyên lý hoạt động của lọc vi sinh thì chúng cần được rửa dọn thường xuyên hơn.
Như đã nhắc đến bên trên thì các miếng xốp lọc bên ngoài của lọc vi sinh sẽ bị tắc nhanh hơn so với lọc thác.
Lọc thác không cần chăm sóc nhiều bằng, bạn chỉ cần rửa tấm chắn của lọc thác khi bạn bắt đầu thấy hiện tượng lọc bị tắc và nước bị rò ra ngoài lọc. Thông thường thì mình sẽ chỉ rửa lọc thác vài tuần một lần nếu bể được thay nước thường xuyên.
Kích thước bể và số lượng cá
Một yếu tố nữa bạn phải xem xét đến là kích thước bể và số lượng cá trong bể của bạn.
Lọc vi sinh phù hợp hơn với những bể bé và nuôi ít cá.
Xem thêm: Bạn nên nuôi bao nhiêu cá trong bể thủy sinh
Nếu bể của bạn nuôi nhiều cá và có kích thước trung bình (dài tầm khoảng 40-50cm) thì mình khuyên bạn nên sử dụng lọc thác bởi chúng sẽ cung cấp dòng chảy tốt cho cây và cá.
Bạn không nhất thiết chỉ sử dụng một loại lọc. Lọc vi sinh có thể làm lọc bổ sung cho lọc thác hoặc lọc thùng.
Giá thành
Lọc vi sinh sẽ có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với lọc thác hoặc bất kỳ loại lọc nào khác trên thị trường. Đó cũng là lý do lọc vi sinh phù hợp với những người có kinh tế eo hẹp hoặc những người nuôi nhiều bể cá và muốn tối đa hóa hiệu quả chi phí bỏ ra. Một máy sủi với công suất đủ lớn có thể được sử dụng để lọc đồng thời cho nhiều bể cá.
Bạn có thể tham khảo giá và mua lọc vi sinh tại đây (link lazada).
Hoặc xem giá và mua lọc thác tại đây (link lazada)
Kết luận
Khi nào bạn nên sử dụng lọc vi sinh?
Bạn nên sử dụng lọc vi sinh nếu bạn có bể bé và nuôi ít cá, không yêu cầu quá cao về dòng chảy và bạn phải có thể rửa lọc thường xuyên. Lọc vi sinh cũng phù hợp cho những bể ghép cặp cá để sinh sản hoặc bể nuôi tép bởi chúng sẽ không hút cá và tép con. Đồng thời, bụi và cặn bẩn bám lại trên lọc có thể là nơi dễ dàng cho tép để có thể tìm kiếm nguồn thức ăn.
Khi nào bạn nên sử dụng lọc thác?
Bạn nên sử dụng lọc thác khi bạn có bể kích thước bé-trung bình, nuôi các loại cây và cá có yêu cầu về dòng chảy. Bạn cũng nên sử dụng lọc thác nếu bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc cho lọc một cách thường xuyên.