aquasetup

Bạn có nên tắt sủi oxy bể cá vào ban đêm không?

Mục lục

Bạn có nên tắt sủi oxy bể cá vào ban đêm không?

Sủi oxy là thiết bị tạo nhiều tiếng ồn. Đặc biệt là khi bạn để bể cá ở phòng ngủ, tiếng sủi oxy vào ban đêm có thể sẽ khiến bạn khó chịu, không thể ngủ được. Hoặc bạn đang lo lắng cá không thể ngủ được nếu có sủi trong bể?

Liệu bạn có thể tắt sủi oxy bể cá vào ban đêm không? Câu trả lời là còn tùy. Bạn có thể tắt sủi nếu như sủi không liên kết với lọc và bể đủ to, nuôi ít cá. Trong trường hợp sủi liên kết với lọc hoặc bể nuôi quá nhiều cá so với thể tích thì bạn không nên tắt sủi để tránh tình trạng cá bị thiếu oxy. 

Các yếu tố cần xét trước khi quyết định tắt sủi vào ban đêm

Trước khi bạn quyết định tắt sủi bể cá thì bạn cần phải xem xét đến một số thứ như là:

1. Số lượng và kích thước của cá trong bể

Đầu tiên là bạn cần phải xét đến số lượng cũng như là kích thước của trong bể. Cá càng nhiều, càng to thì sẽ tiêu thụ càng nhiều oxy trong nước. 

Vậy nên nếu bạn đang nuôi quá nhiều cá hoặc cá quá lớn so với bể thì bạn cần phải để sủi oxy mở. 

Nhưng mà làm sao để xác định xem bạn có nuôi quá nhiều cá hay không?

Với những loài cá quá nhỏ thì bạn có thể sử dụng công thức 1.5 lít nước cho mỗi 1 cm cá. Tức là nếu bạn có bể 30 lít thì bạn có thể nuôi 20cm cá, tức là nuôi được 6-7 con cá bảy màu dài 3cm. 

Nếu bạn nuôi các loại cá lớn thì có thể tham khảo bài viết này. 

2. Số lượng và kích thước cây thủy sinh trong bể. 

Cây thủy sinh ngoài tạo ra oxy thì chúng cũng cần phải hô hấp. Tức là vào ban đêm cây sẽ lấy Oxy và tạo CO2 giống như cá. 

Vậy nên nếu bạn nuôi quá nhiều cây hoặc nuôi các loại cây quá to thì chúng cũng có thể hấp thụ nhiều oxy trong bể vào ban đêm, dẫn tới tình trạng thiếu hụt oxy trong bể. 

3. Dòng nước và độ động của mặt nước

Có thể bạn không biết nhưng bộ lọc tốt cũng có thể giúp thay thế cho sủi oxy đó. 

Oxy trong nước có được là nhờ bể cá liên tục trao đổi oxy với không khí ở mặt nước. Mặt nước động càng nhiều thì lượng oxy hòa tan càng nhiều. 

Bất kì loại lọc nào có thể làm động mặt nước đều có thể giúp cung cấp oxy trong nước. 

Vậy nên nếu bạn có lọc đủ to và mặt nước đủ động, kết hợp với việc bạn nuôi số lượng cá vừa phải thì bạn hoàn toàn có thể tắt sủi oxy vào ban đêm. 

4. Nhiệt độ 

Yếu tố cuối cùng bạn nên xét đến là nhiệt độ. Nước mát có thể giữ oxy tốt hơn nhiều so với nước ấm. 

Vậy nên nếu nhiệt độ ngoài trời càng nóng thì bể cá sẽ càng có ít oxy. Vậy nên nếu trời mùa hè và bể có nhiều cá cũng như nhiều cây, bạn nên tránh tắt lọc bể cá vào ban đên. 

Nếu thời tiết mát, cộng với việc bạn nuôi đủ lượng cá thì bạn có thể tắt lọc và không làm ảnh hưởng đến cá cũng như cây thủy sinh trong bể. 

Lọc có ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ của cá không?

Việc có lọc trong bể sẽ gần như không ảnh hưởng gì đến việc ngủ của cá. Cá sẽ quen với nước động một tẹo và bong bóng khí trong nước. Khi đó chúng sẽ tìm một góc khác ở bể ngủ mà thôi. 

Ngoài ra, âm thanh từ sủi cũng sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến cá. 

Cách để giảm âm thanh từ máy sục 

Nếu bạn thấy tiếng ồn của máy sục gây khó chịu thì có một số cách bạn có thể sử dụng để khắc phục. 

Thông thường, tiếng ồn từ máy sục được tạo ra khi máy chạm vào một vật gì đó. 

Bạn có thể thử đặt một chiếc khăn nhỏ hoặc là miếng đệm cao su hoặc vật liệu gì đó mềm để giúp hấp thụ rung động từ máy sủi. 

Bạn cũng nên để máy sủi cao hơn bể cá để tránh trường hợp nước tràn ngược vào máy. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng van một chiều để tránh tình trạng này. 

Kết lại

Để quyết định bạn có thể tắt sủi vào ban đêm hay không thì bạn cần phải cân nhắc đến một số yếu tố. Đó là số lượng cá, kích thước cá, kích thước bể thủy sinh, số lượng cây thủy sinh, độ động của mặt nước và nhiệt độ của bể. 

Thông thường, bạn có thể tắt sủi bể cá trong vài tiếng mà không sao cả. Tuy nhiên, nếu bạn cảm giác mình đang nuôi quá nhiều cá và muốn an toàn thì bạn có thể để sủi mở và dùng một số biện pháp để giảm tiếng ồn cho sủi. 

Bài viết này có giúp ích không

Không
Cảm ơn bạn đã phản hồi

Nuôi cá nhiều lúc cũng cần nghiên cứu nhiều và khá đau đầu đúng không? Mình cũng từng trải qua nhiều thứ trong quá trình đó. Hãy theo dõi blog này để đọc thêm về kinh nghiệm trong 10 năm nuôi cá của mình và các thông tin hữu ích khác. Xem thêm…

Bạn có câu hỏi?

Hãy để lại bình luận xuống phía dưới nếu bạn có bất kì câu hỏi hoặc góp ý cho bài viết gì. 

Hi 👋

Bạn có biết là 99% vấn đề khi nuôi cá có thể được giải quyết nếu bạn dành 15 phút nghiên cứu trước không?
Trên là cuốn sách tổng hợp lại kinh nghiệm của mình
Mình đã phải bỏ kha khá học phí nhưng mà bạn không cần phải làm vậy.
Bạn có thể đăng ký để nhận cuốn sách miễn phí và thỉnh thoảng nhận được tip nuôi cá.

Bạn có thể hủy theo dõi bất kì lúc nào

Please wait...

Cảm ơn đã đăng ký.

Mail có thể mất một lúc để gửi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *